Nội dung quản lý PTDH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh phú yên (Trang 37 - 40)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.3. Nội dung quản lý PTDH

1.4.3.1. Quản lý đầu tư, mua sắm PTDH

Quản lý việc trang bị PTDH là quản lý về vốn đầu tư, quản lý việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư cho PTDH, việc đầu tư trang bị PTDH phải phù hợp, thiết thực phục vụ cho hoạt động dạy học; các yếu tố cần phải đảm bảo trong việc trang bị PTDH là đầy đủ, đồng bộ, hiện đại và đảm bảo yêu cầu của nội dung, chương trình dạy học.

Người quản lý ở trường THPT lập kế hoạch mua sắm, trang bị đảm bảo, yêu cầu đồng bộ và có chất lượng các PTDH.

1.4.3.2. Quản lý khai thác, sử dụng PTDH

Quản lý việc khai thác, sử dụng PTDH là quản lý mục đích, hình thức, cách thức khai thác, sử dụng PTDH trong hoạt động dạy học của nhà trường. Trong quản lý dạy học, việc quản lý nội dung, chương trình, PPDH không thể tách rời với quản lý việc sử dụng PTDH. Khi PTDH được khai thác, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với hình thức tổ chức và nội dung dạy học thì chúng sẽ kích thích được tâm lý học tập, tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Việc sử dụng PTDH phải đúng nguyên tắc, thực hiện theo

đúng quy trình, theo đúng các chỉ số kỹ thuật. Muốn vậy, công tác quản lý việc khai thác, sử dụng PTDH phải được xây dựng một cách thường xuyên, cụ thể và rõ ràng.

1.4.3.3. Quản lý việc bảo quản PTDH

Quản lý việc bảo quản PTDH là quản lý việc cất giữ, bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ các PTDH để nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm ngân sách đầu tư. Quản lý việc bảo quản PTDH là thành tố quan trọng của nội dung quản lý PTDH. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với nội dung quản lý khai thác và sử dụng PTDH. Vì vậy, người quản lý nhà trường phải xây dựng kế hoạch bảo quản PTDH. Bên cạnh việc kế hoạch hóa công tác quản lý trang bị, sử dụng, bảo quản như quản lý nhà trường phải thường xuyên tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

1.4.3.4. Quản lý việc tổ chức các điều kiện hỗ trợ khác

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao sử dụng PTDH.

+ Lập kế hoạch và đội ngũ giáo viên, cán bộ kỹ thuật đã xác định số lượng gửi đi đào tạo, và các nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung các kiến thức và kỹ năng sử dụng PTDH.

+ Xây dựng môi trường dân chủ, đồng thuận và luôn luôn có ý thức học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ.

- Quản lý việc tự làm PTDH: PTDH tự làm ngoài các chức năng của một loại PTDH thông thường cùng có những ý nghĩa về kinh tế, ý nghĩa sư phạm sâu sắc, giúp bổ sung một số lượng lớn phương tiện dài hạn hàng năm mà ngân sách nhà nước chưa đủ điều kiện để đáp ứng, còn dùng được một số khối lượng lớn vật liệu đáng ra bị thải loại, đồng thời nâng cao kỹ năng thực hành cho đội ngũ giáo viên.

sư phạm quan trọng, để đặt chúng vào vị trí của nó trong kế hoạch của ngành, của nhà trường, đồng thời để chỉ đạo việc khai thác ý nghĩa cả về sư phạm lẫn kinh tế mà tác động này đem lại. Cho nên nhà quản lý cần phải:

+ Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý các cấp, của giáo viên, học sinh, của lực lượng trong và ngoài nhà trường và tầm quan trọng của những hiệu quả của hoạt động tự làm PTDH đem lại. Hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ cho họ để khai thác triệt để các lợi ích.

+ Dựa vào kế hoạch chỉ đạo chung và PTDH của cả năm. + Tổ chức các hội thi đồ dùng dạy học tự làm.

+ Có chế độ thi đua khen thưởng cho những cá nhân, đơn vị lần lượt tự làm PTDH hoặc nâng cấp, sửa chữa phương tiện - thiết bị.

+ Kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng, quá trình duy trì, bảo dưỡng, bảo quản phương tiện dạy học đã phát huy tác dụng.

Với những nội dung và chức năng tổng thể về quản lý PTDH nêu trên, để hoạt động quản lý PTDH trong nhà trường đạt hiệu quả cao, nhiệm vụ các cấp quản lý là cần phải thực hiện đầy đủ chu trình, chức năng quản lý. Quản lý quá trình dạy học là một quá trình tổng thể với nhiều nhiệm vụ có liên quan chặt chẽ, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau.

Từ lý luận trên, chúng ta có thể thấy được quản lý có hiệu quả PTDH trong nhà trường, hiệu trưởng phải thực hiện điều chỉnh nội dung quản lý, đồng thời cũng phải làm tốt các chức năng quản lý, lúc đó mới phát huy được tác dụng của các PTDH vào quá trình dạy học.

Bảng 1.1. Chức năng, nhiệm vụ và nội dung quản lý PTDH Nhi ệm vụ q u ản P T DH Nội dung QLPTDH Chức năng QLPTDH Trang bị PTDH Sử dụng PTDH Bảo quản PTDH

Lập kế hoạch trang bị PTDH Lập kế hoạch sử dụng PTDH Lập kế hoạch bảo quản PTDH Lập kế hoạch

Tổ chức Tổ chức bộ máy trang bị PTDH Tổ chức bộ máy sử dụng PTDH Tổ chức bộ máy bảo quản

PTDH

Chỉ đạo

Chỉ đạo thực hiện việc trang

bị PTDH

Chỉ đạo thực hiện việc sử dụng

PTDH

Chỉ đạo thực hiện việc bảo quản

PTDH

Kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá việc trang bị

PTDH

Kiểm tra đánh giá việc sử dụng

PTDH

Kiểm tra đánh giá việc bảo quản

PTDH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh phú yên (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)