Thực trạng về việc sử dụng PTD Hở các trường THPT tỉnh Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh phú yên (Trang 57 - 60)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Thực trạng về việc sử dụng PTD Hở các trường THPT tỉnh Phú

hiện nay

Khi khảo sát đánh giá về hiệu quả sử dụng PTDH của nhà trường, chúng tôi nhận thấy, trong những năm học gần đây, mặc dù một số GV đã nhận thức được tầm quan trọng của PTDH trong giảng dạy. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng PTDH chưa cao, chưa đạt yêu cầu. Bởi vì trong quá trình giảng dạy, GV thấy được sử dụng PTDH nhiều lúc mất thời gian, số liệu thí nghiệm, thực hành không chính xác, thiếu đồng bộ, không đạt được hiệu quả cao khi truyền thụ kiến thức cho HS; một số bộ phận GV ngại sử dụng vì kỹ năng và phương pháp sử dụng PTDH còn hạn chế.

Bảng 2.8. Bảng đánh giá về hiệu quả sử dụng PTDH của CBQL và GV T

T Tiêu chí

MỨC ĐỘ (%)

Tốt Khá Trung bình Yếu

1

Tần suất sử dụng so với yêu cầu giảng dạy các môn học theo quy định của chương trình

14 36 45 5

2 Mức độ sử dụng của CB, GV 15 35 47 3

3 Tính thành thạo khi sử dụng 20 33 43 4

4 Tính kinh tế khi sử dụng 29 35 33 3

5 Mức độ cải thiện phương pháp và kỹ năng

dạy học của GV khi sử dụng 71 18 11 0

6 Mức độ cải thiện quan hệ sư phạm trên

lớp giữa GV và HS 67 21 12 0

7 Ảnh hưởng đến quá trình hoạt động dạy

của GV và học của HS 77 21 2 0

8 Những kết quả đạt được so với kế hoạch

và mực tiêu đề ra 30 28 35 7

Kết quả điều tra về hiệu quả sử dụng thực hiện ở bảng 2.6 cho thấy: - Hiệu suất trong bao gồm: tần suất sử dụng đồ sử dụng, tính thành thạo khi sử dụng và tính kinh tế khi sử dụng PTDH tỉ lệ đạt ở mức độ trung

bình - khá.

- Hiệu suất ngoài bao gồm: mức độ cải thiện phương pháp và kỹ năng dạy học của GV, các quan hệ trên lớp giữa GV và HS, giữa HS và HS đạt mức độ tỷ lệ trung bình chiếm tỉ lệ tốt và các mức độ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS là khá tốt.

- Kết quả đạt được so với kế hoạch và mục tiêu đề ra, CBQL và GV các trường đánh giá tốt 30%, khá 28%, trung bình 35% và yếu là 7%.

Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là hiệu suất đối với hiệu quả sử dụng PTDH cần đặc biệt phải được quan tâm và chú ý. Bên cạnh đó, kết quả đạt được so với kế hoạch và mục tiêu đặt ra là chưa cao.

Liên quan đến vấn đề này, kết quả khảo sát đánh giá lý do hạn chế sử dụng PTDH được tổng hợp qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.9. Bảng kết quả đánh giá lý do hạn chế sử dụng PTDH T T Đối tượng Các lý do CBQL GV SL TL% SL TL%

1 GV ngại khó do mất thời gian chuẩn bị 24 75,00 154 57,04

2 GV sử dụng chưa thành thạo 9 28,13 104 38,52

3 PTDH chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng 18 56,25 175 64,81

4 Nhà trường chưa có quy chế khuyến khích,

động viên, đánh giá phù hợp 20 62,50 172 63,70

Chú thích:

1. GV ngại khó do mất thời gian chuẩn bị

2. GV sử dụng chưa thành thạo

3. PTDH chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng

4. Nhà trường chưa có quy chế khuyến khích, động viên, đánh giá phù hợp

5. GV chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng

Biểu đồ 2.8. Kết quả đánh giá lý do hạn chế sử dụng PTDH

Từ kết quả trên cho thấy có nhiều nguyên nhân làm hạn chế phong trào sử dụng PTDH, nhưng chủ yếu tập trung ở hai nhóm chính đó là:

- Ý thức và nỗ lực vượt khó của GV chưa cao nên còn ngại khó, ngại phải mất thời gian nghiên cứu và chuẩn bị PTDH cho bài giảng. Điều này có một số lý do khách quan là do hạn chế về thời gian trên lớp và hạn chế về số lượng PTDH cho HS thực hành, nên việc sử dụng PTDH của GV chỉ ở mức độ biểu diễn mô tả các thí nghiệm hay các nội dung đã được trình bày trong sách giáo khoa mà chưa thể đi sâu khai thác các tính năng tác dụng của PTDH một cách đầy đủ.

- Nhà trường quản lý chưa chặt chẽ, chưa có quy chế khuyến khích, động viên, đánh giá phù hợp. Vì vậy, lãnh đạo nhà trường cần có biện pháp quản lý, động viên tạo ra phong trào sử dụng PTDH được tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh phú yên (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)