Các chức năng cơ bản của quản lý PTDH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh phú yên (Trang 35 - 37)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Các chức năng cơ bản của quản lý PTDH

Vận dụng các chức năng của hoạt động quản lý vào công tác quản lý PTDH thì quá trình quản lý PTDH được hiểu là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc đầu tư, trang bị, sử dụng và bảo quản các PTDH nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH và chất lượng giáo dục. Các chức năng của công tác quản lý PTDH bao gồm:

1.4.2.1. Chức năng kế hoạch hóa

Kế hoạch hóa: Đây là quá trình xác định mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện, xác định các nguồn lực, điều kiện và phương pháp thực hiện. Nội dung của kế hoạch đề cập đầy đủ các nội dung của công tác quản lý PTDH bao gồm: kế họach đầu tư mua sắm, trang bị, tự làm PTDH; kế hoạch khai thác, sử dụng PTDH; kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa PTDH; kế hoạch thực hiện các chức năng quản lý trong hoạt động quản lý PTDH, đồng thời xây dựng các quy trình quản lý PTDH nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.

1.4.2.2. Chức năng tổ chức, chỉ đạo

Tổ chức quá trình sắp xếp, bố trí bộ máy và nhân lực làm công tác quản lý PTDH, phân bố công việc, quyền hành và các nguồn lực cho các đơn vị, bộ phận để họ có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình và đạt được mục tiêu quản lý và sử dụng PTDH một cách có hiệu quả.

Chỉ đạo: Là quá trình sắp xếp điều hành việc triển khai thực hiện các kế hoạch đầu tư mua sắm, trang bị, sử dụng, bảo quản PTDH phục vụ cho hoạt động giảng dạy của nhà trường; là đầu mối thống nhất, phối hợp các đơn vị, bộ phận, các nguồn lực, các điều kiện trong hoạt động quản lý PTDH đạt được mục tiêu đề ra, đạt hiệu quả cao nhất.

1.4.2.3. Chức năng kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra, đánh giá: Là chức năng quan trọng của người quản lý, người quản lý kiểm tra việc thực hiện các nội dung của công tác quản lý PTDH; kiểm tra việc triển khai thực hiện các kế hoạch của hoạt động quản lý PTDH; kiểm tra việc quản lý, sử dụng các PTDH theo mục tiêu đề ra. Thông qua hoạt động kiểm tra, người quản lý đánh giá được kết quả của hoạt động quản lý PTDH, thấy được những bất hợp lý cần điều chỉnh, thấy được cần tăng cường các yếu tố, các điều kiện nào để công tác quản lý PTDH đạt hiệu quả cao nhất.

Đây được xem là khâu quan trọng, vì nó giúp nhà quản lý xác định được hệ thống quản lý của mình đang ở tình trạng nào để có giải pháp điều chỉnh cho phù hợp. Trong quản lý không có kiểm tra thì không có quản lý, cụ thể là độ phát hiện ra các sai sót, lệch lạc, kịp thời đưa ra các phương án giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra còn giúp các nhà quản lý xác nhận được kết quả, động viên việc thực hiện nhiệm vụ một cách kịp thời. Vì vậy, công tác kiểm tra phải thực hiện thường xuyên, dưới nhiều hình thức. Tất cả các điều kiện trên dành cho hoạt động quản lý đạt được mục tiêu một cách tốt nhất.

- Kiểm tra công tác quản lý PTDH bao gồm:

+ Kiểm tra việc huy động và sử dụng các nguồn vốn cho việc trang bị, mua sắm các phương tiện dạy học, kiểm tra tính đồng bộ và chất lượng của các phương tiện để học được mua sắm.

+ Kiểm tra việc sử dụng PTDH được tiến hành qua kiểm tra giờ giảng trên lớp, dạy thí nghiệm, thực hành, qua hồ sơ theo dõi, quản lý của cán bộ phụ trách công việc dạy học.

+ Kiểm tra việc sắp xếp, bảo quản, sửa chữa thường xuyên, định kỳ của các bộ phụ trách công việc dạy học. Kiểm tra hồ sơ theo dõi, nhập xuất, thanh lý PTDH, tình trạng hư hỏng PTDH trong quá trình sử dụng.

Trong quá trình quản lý PTDH, cả bốn chức năng quản lý nêu trên được thực hiện một cách đồng bộ, đan xen lẫn nhau, tạo nên sự phát triển. Bên cạnh đó yếu tố thông tin thu giữ vai trò xuyên suốt tác động tích cực để điều khiển, định hướng hoàn thiện và phát triển hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh phú yên (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)