Thực trạng về việc trang bị PTD Hở các trường THPT tỉnh Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh phú yên (Trang 46 - 57)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Thực trạng về việc trang bị PTD Hở các trường THPT tỉnh Phú

2.4.1. Thực trạng về việc trang bị PTDH ở các trường THPT tỉnh Phú Yên hiện nay hiện nay

Khảo sát về thực trạng xây dựng, trang bị và mua sắm PTDH ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Phú Yên, chúng tôi thấy, mức độ trang bị

PTDH ở các trường chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học, hầu hết các trường chỉ dừng lại ở mức tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường còn thiếu, thậm chí có trường còn rất thiếu so với yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.

2.4.1.1. Thực trạng về số lượng PTDH ở các trường THPT

Qua khảo sát từ 32 CBQL, 09 NVPTPTDH và 270 GV, chúng tôi có được kết quả về số lượng trang bị PTDH ở các trường như sau:

Bảng 2.1. Bảng đánh giá về số lượng trang bị PTDH ở các trường THPT Mức độ

Đối tượng

Đầy đủ Tương đối

đầy đủ Còn thiếu Quá thiếu

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

CBQL 6 18,75 19 59,38 4 12,50 3 9,38

NVPTPTDH 1 11,11 5 55,56 1 11,11 2 22,22

GV 33 12,22 158 58,52 40 14,81 39 14,44

Biểu đồ 2.1. Đánh giá về số lượng trang bị PTDH ở các trường THPT

Số liệu ở bảng 2.1 cho thấy, có 19/32 CBQL (chiếm 59,38%); 5/9 NVPTPTDH (chiếm 55,56%) và 158/270 GV (chiếm 58,52%) cho rằng PTDH được trang bị như hiện nay là tương đối đầy đủ và còn thiếu, tỉ lệ từ 11,11% đến 14,81%; quá thiếu từ 9,38% đến 22,22%.

Nhìn chung, mức độ trang bị PTDH ở các trường THPT tỉnh Phú Yên chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học, hầu hết các trường chỉ ở mức độ tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn còn một số môn còn thiếu, đặc biệt một số môn còn quá thiếu so với yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học hiện nay, đó là các phương tiện nghe, nhìn, máy vi tính, máy chiếu projector,… Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy các trường chưa đầu tư thỏa đáng.

2.4.1.2. Thực trạng về mức độ đáp ứng PTDH so với nội dung chương trình ở các trường THPT

Qua khảo sát về mức độ đáp ứng PTDH so với nội dung chương trình và qua trao đổi với CBQL, NVPTPTDH và GV ở các trường THPT, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2.2. Bảng đánh giá về mức độ đáp ứng PTDH so với nội dung chương trình ở các trường THPT Mức độ

Đối tượng

Đầy đủ Tương đối đầy đủ Còn thiếu Quá thiếu

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

CBQL 4 12,50 20 62,50 6 18,75 2 6,25

NVPTPTDH 1 11,11 5 55,56 2 22,22 1 11,11

GV 19 7,04 157 58,15 55 20,37 39 14,44

Biểu đồ 2.2. Đánh giá về mức độ đáp ứng PTDH so với nội dung chương trình ở các trường THPT

Nhận xét: Trong những năm gần đây, song song với việc đổi mới phương pháp dạy học ở cấp THPT, PTDH được nhà nước đầu tư khá nhiều. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy PTDH vẫn còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế phục vụ công tác đổi mới giáo dục hiện nay. Kết quả cũng thấy rằng chỉ từ 7,04% đến 12,50% trường đạt mức đáp ứng PTDH với tỉ lệ này thể hiện ở một số trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên xét trên toàn tỉnh thì mức độ đầu tư về PTDH như trên là chỉ đáp ứng tương đối và thậm chí chưa đáp ứng với nhu cầu học tập và giảng dạy của HS và GV. Kết quả thể hiện ở bảng 2.1 và 2.2.

2.4.1.3. Thực trạng về chất lượng PTDH ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 01/2010/TT- BGDĐT, ngày 18/01/2010 về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp THPT, trong đó quy định về chuẩn chất lượng ở mỗi thiết bị. Qua khảo sát về chất lượng PTDH chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Bảng đánh giá chất lượng PTDH Mức độ Đối tượng Tốt Khá Trung bình Yếu SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% CBQL 3 9,38 16 50,00 11 34,38 2 6,25 NVPTPTDH 1 10,00 4 40,00 4 40,00 1 10,00 GV 13 4,81 129 47,78 96 35,56 32 11,85

Biểu đồ 2.3. Đánh giá chất lượng PTDH

Đa số CBQL, NVPTPTDH và GV đánh giá chất lượng PTDH ở mức độ trung bình - khá. Tuy nhiên, một vấn đề cần lưu ý là còn một số thiết bị chất lượng kém, tính khoa học, tính chính xác chưa cao.

Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành bộ mẫu thiết bị và đã được Hội đồng thẩm định nghiệm thu. Nhưng thực tế, khi triển khai hàng loạt thì việc đánh giá chất lượng PTDH vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Cụ thể, có 50% CBQL; 40% NVPTPTDH; 47,78% GV đánh giá chất lượng đạt ở mức độ khá, song vẫn có một bộ phận chiếm tỷ lệ khoảng 36,6% đánh giá trung bình.

2.4.1.4. Thực trạng về tính đồng bộ PTDH ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Qua khảo sát, thực trạng tính đồng bộ của các PTDH ở các trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên, chúng tôi nhận thấy, chỉ ở mức trung bình hay trung bình - khá. PTDH hiện có của một số trường chưa đồng bộ, còn lộn xộn giữa mới và cũ, giữa hiện đại và lạc hậu, thiếu các thông tin liên quan đến PTDH; một số trường chưa mạnh dạn trong việc thanh lý những thiết bị đã hư hỏng hay lạc hậu. Một vấn đề cần lưu ý là một số thiết bị kém chất lượng, tính chính xác không cao, nhất là thiết bị thực hành các môn Vật lý, Hóa học.

Bảng 2.4. Bảng đánh giá tính đồng bộ PTDH Mức độ Đối tượng Đồng bộ Tương đối đồng bộ Ít đồng bộ Không đồng bộ SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% CBQL 5 15,63 19 59,38 8 25,00 0 0,00 NVPTPTDH 2 22,22 4 44,44 2 22,22 1 11,11 GV 43 15,93 150 55,56 64 23,70 13 4,81 Biểu đồ 2.4. Đánh giá tính đồng bộ PTDH

Việc trang bị, mua sắm các PTDH phải chú ý đến tính đồng bộ và chất lượng của nó. PTDH sẽ phát huy tác dụng khi được trang bị một cách đồng bộ và chất lượng. Qua kết quả điều tra, khảo sát thực tế ở các trường THPT tỉnh Phú Yên cho thấy do nhiều nguyên nhân khác nhau, các PTDH ở các trường hiện nay vừa thiếu vừa số lượng vừa không đồng bộ về thành phần chủng loại. Do vậy đã hạn chế rất nhiều đến chất lượng và hiệu quả sử dụng. Kết quả khảo sát vấn đề này được thể hiện ở bảng 2.4.

Qua bảng và biểu đồ 2.4, chúng tôi thấy có 59,38% CBQL; 44,44% NVPTPTDH; 55,66% GV nhận xét PTDH hiện nay tương đối đồng bộ, có 25,00% CBQL; 22,22% NVPTPTDH và 23,70 % GV nhận xét PTDH hiện nay ít đồng bộ, có 11,11% NVPTPTDH và 4,81% GV đánh giá PTDH hiện nay không đồng bộ.

Từ thực tế số liệu trên cho thấy, đa số các đối tượng đánh giá tình hình trang bị PTDH hiện nay ở các trường THPT thiếu đồng bộ. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng PTDH, chất lượng của các tiết dạy, tạo tâm lý e ngại cho GV khi sử dụng PTDH bởi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị và trong quá trình sử dụng dễ dẫn đến trục trặc, xảy ra các tình huống ngoài dự kiến.

Có nhiều nguyên nhân làm cho các PTDH thiếu tính đồng bộ, qua tìm hiểu cho thấy nguyên nhân chủ yếu là do Sở Giáo dục và Đào tạo cấp phát mang tính bộ phận, do sử dụng hư hỏng, hao hụt nhưng các trường không sửa chữa, bổ sung kịp thờ, do nhà trường mua sắm thiếu kế hoạch; do nguồn kinh phí còn hạn chế, mỗi năm các trường lập dự trù kinh phí mua sắm một số lượng ít cho PTDH nên dẫn đến sự chắp vá thiếu đồng bộ của các PTDH. Tất cả những nguyên nhân trên tạo nên sự không đồng bộ của PTDH. Chính điều đó đã gây khó khăn nhiều trong công tác quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng và quá trình sử dụng PTDH của GV và HS. Trước thực tế đó, chúng ta thấy rằng việc đầu tư, trang bị, mua sắm PTDH vừa phải chú ý đến số lượng, chất lượng và tính đồng bộ thì mới phát huy được hiệu quả sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trong nhà trường. Vấn đề này đặt ra yêu cầu mới đối với các cấp quản lý giáo dục, cần phải có cơ chế phân cấp quản lý việc trang bị, mua sắm PTDH hợp lý để khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ về PTDH ở các trường THPT hiện nay.

2.4.1.5. Thực trạng về tính hiện đại PTDH ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Qua khảo sát, chúng tôi đánh giá, hầu hết PTDH ở các trường THPT tỉnh Phú Yên chưa hiện đại, thậm chí lạc hậu. Bởi vì, hầu hết các thiết bị dạy học đã được mua sắm từ lâu và hằng năm cũng có bổ sung nhưng chưa nhiều. Bên cạnh đó, việc mua PTDH chủ yếu là sự tham gia của Công ty Sách - Thiết bị Phú Yên nên chưa có sự cạnh tranh đa dạng trong các mặt hàng.

Bảng 2.5. Bảng đánh giá tính hiện đại PTDH Mức độ

Đối tượng

Hiện đại Tương đối

hiện đại

Chưa

hiện đại Lạc hậu

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

CBQL 3 9,38 12 37,50 15 46,88 2 6,25

NVPTPTDH 1 11,11 3 33,33 4 44,44 1 11,11

GV 18 6,67 93 34,44 121 44,81 38 14,07

Biểu đồ 2.5. Đánh giá tính hiện đại PTDH

Qua khảo sát, có 46,88% CBQL; 44,44% NVPTPTDH, 44,81% GV đánh giá PTDH hiện nay chưa hiện đại. Tuy nhiên có 37,50% CBQL; 33,33% NVPTPTDH; 34,44% GV đánh giá PTDH tương đối hiện đại. Đặc biệt, có 9,38% CBQL; 11,11% NVPTPTDH và 6,67% GV đánh giá PTDH hiện nay ở mức hiện đại, bên cạnh đó, có 6,25% CBQL; 18,11% NVPTPTDH và 14,07% GV đánh giá lạc hậu.

Thực tế hiện nay, ngành Giáo dục và Đào tạo Phú Yên đang hướng đến việc đầu tư PTDH hiện đại cho các trường, tuy nhiên một vấn đề nảy sinh đó là cơ sở vật chất của một số trường còn thiếu hoặc không đạt chuẩn làm hạn chế được việc đầu tư.

2.4.1.6. Thực trạng PTDH tự làm ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Thực trạng PTDH chưa đáp ứng được nhu cầu của GV và HS trong hoạt động dạy học nên việc tự làm PTDH đã được nhà trường coi trọng. Công việc này có ý nghĩa giáo dục rất quan trọng. Thực tiễn dạy học đã chứng tỏ rằng: việc tự làm các PTDH giúp HS nắm vững tri thức hơn, rèn luyện cho HS óc sáng tạo, sự khéo tay,… giúp cho GV nâng cao tay nghề, lòng yêu nghề và ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp trồng người mà mình đã lựa chọn.

Qua khảo sát về phong trào tự làm PTDH ở các trường THPT tỉnh Phú Yên, chúng tôi thu được kết quả trong bảng 2.6 như sau:

Bảng 2.6. Đánh giá về phong trào tự làm PTDH tại các trường THPT

Mức độ Đối tượng Tốt Khá Trung bình Còn yếu SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% CBQL 2 6,25 6 18,75 10 31,25 14 43,75 NVPTPTDH 1 11,11 2 22,22 3 33,33 3 33,33 GV 18 6,67 59 21,85 110 40,74 83 30,74

Biểu đồ 2.6. Đánh giá về phong trào tự làm PTDH tại các trường THPT

Với điều kiện hiện nay, nếu GV và HS thường xuyên quan tâm đến việc tự tạo PTDH trong các tiết dạy thì sẽ góp phần làm phong phú, đa dạng

thêm kiểu dáng, chủng loại PTDH và đáp ứng được nhu cầu dạy học. Tuy nhiên, qua khảo sát từ CBQL, NVPTPTDH, GV và quan sát PTDH tự làm của các trường, nhìn chung GV và HS hầu như không quan tâm đến việc tự tạo ra các PTDH nhằm phục vụ cho các giờ học, số lượng các PTDH tự làm rất hạn chế, chủ yếu là tranh vẽ, biểu đồ đơn giản; nhiều trường không có PTDH tự làm; GV chủ yếu sử dụng PTDH sẵn có khi lên lớp. Để tìm hiểu nguyên nhân về phong trào tự làm PTDH chưa tốt ở các trường, chúng tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7. Nguyên nhân phong trào tự làm PTDH chưa tốt ở các trường THPT

TT Đối tượng Các nguyên nhân CBQL NVPTPTDH GV SL TL% SL TL% SL TL% 1 Nhận thức về phong trào tự làm

PTDH của CB, GV chưa đầy đủ 9 28,13 5 55,56 100 37,04

2

GV ngại khó, ngại mất thời gian chưa đầu tư kỹ PTDH cho giờ lên lớp

20 62,50 7 87,96 154 57,04

3

Nhà trường không đủ kinh phí để hỗ trợ cho việc làm đồ dùng dạy học của GV

12 37,50 3 43,98 169 62,59

4 Do công tác chỉ đạo của ban lãnh

Chú thích:

1. Nhận thức về phong trào tự làm PTDH của CB, GV chưa đầy đủ

2. GV ngại khó, ngại mất thời gian chưa đầu tư kỹ PTDH cho giờ lên lớp

3. Nhà trường không đủ kinh phí để hỗ trợ cho việc làm đồ dùng dạy học của GV

4. Do công tác chỉ đạo của ban lãnh đạo nhà trường chưa cụ thể

Biểu đồ 2.7. Nguyên nhân phong trào tự làm PTDH chưa tốt ở các trường THPT

Tìm hiểu nguyên nhân về phong trào tự làm PTDH chưa tốt ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Phú Yên cho thấy, nguyên nhân chủ yếu chiếm tỉ lệ cao là GV ngại khó, ngại mất thời gian cho việc tự làm đồ dùng dạy học. Các PTDH tự làm chủ yếu là tranh ảnh, bản đồ hoặc các thiết bị đơn giản dễ làm. Những PTDH có yêu cầu cao về tính chính xác, tính kỹ thuật chưa được GV quan tâm đầu tư công sức để làm.

Nguyên nhân chính thứ hai là công tác chỉ đạo của nhà trường, phần lớn các trường tập trung vào làm đồ dùng dạy học vào những năm có tổ chức hội thi đồ dùng dạy học tự làm do Sở tổ chức, do đó việc làm đồ dùng dạy học không diễn ra thường xuyên. Từ thực tế trên đòi hỏi, nhà trường cần có những chủ trương đồng thời chỉ đạo, khuyến khích, động viên và tạo điều kiện tốt nhất có thể (thời gian, kinh phí) để tăng cường đẩy mạnh công tác tự làm PTDH sao cho việc làm này trở thành một hoạt động không thể thiếu

trong nhà trường, thực sự trở thành một hoạt động thường xuyên nhằm khai thác được hiệu quả sư phạm lẫn hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh phú yên (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)