Quản lý kiểm tra nội bộ trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 27 - 28)

8. Bố cục luận văn

1.2.5. Quản lý kiểm tra nội bộ trường tiểu học

Quản lý KTNB trường học được hiểu là những tác động có ý thức, có hệ thống, khoa học và phù hợp với các quy định hiện hành của chủ thể quản lý (hiệu trưởng) lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Thông thường chủ thể quản lý giáo dục các cấp sẽ xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, phương pháp KTNB từ đầu năm học và ban hành kế hoạch KTNB đến các trường theo phân cấp quản lý.

Chức năng quản lý công tác kiểm tra nội bộ theo nghĩa chung nhất là: - Chức năng ổn định, duy trì quá trình công tác kiểm tra cho phù hợp với thực tế.

-Chức năng đổi mới, phát triển quá trình công tác kiểm tra đáp ứng với xu thế đổi mới của công tác quản lý giáo dục.

-Quá trình quản lý công tác kiểm tra gồm 4 giai đoạn cơ bản sau: Xác định nhu cầu quản lý công tác kiểm tra; Xây dựng kế hoạch quản lý công tác kiểm tra; Thực hiện kế hoạch của quản lý công tác kiểm tra; Đánh giá kết quả quản lý công tác kiểm tra.

Trên cơ sở chức năng chung đó, quản lý công tác kiểm tra phải thực hiện 4 chức năng cụ thể sau: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo điều hành và kiểm tra, thanh tra.

Như vậy quản lý KTNB trường tiểu học chính là quản lý các thành tố của quá trình công tác kiểm tra:

+ Mục tiêu quản lý công tác kiểm tra. + Nội dung quản lý công tác kiểm tra.

18

+ Phương pháp kiểm tra quản lý công tác kiểm tra. + Tổ chức quản lý công tác kiểm tra.

+ Cơ sở vật chất phục vụ quản lý công tác kiểm tra. + Kết quả kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)