Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 50 - 53)

8. Bố cục luận văn

1.5.2. Yếu tố chủ quan

- Yếu tố chủ quan có thể ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác KTNB trường tiểu học trước hết phải kể đến là nhận thức về vai trò, ý nghĩa,

41

tầm quan trọng công tác KTNB của CBQL, giáo viên, nhân viên (chủ thể kiểm tra, đối tượng kiểm tra) các trường tiểu học. Đây là yếu tố có tính chất quyết định đến hiệu lực, hiệu quả quản lý công tác KTNB các trường tiểu học. Bởi vì, nếu đội ngũ này có nhận thức đúng đắn, tích cực thì công tác KTNB nhà trường được tiến hành thuận lợi, đem lại hiệu quả; ngược lại sẽ dẫn đến những nhược điểm, hạn chế nhất định.

- Các thành viên tham gia Ban KTNB cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả quản lý công tác KTNB trường tiểu học. Nếu đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên tham gia công tác KTNB chưa được trang bị đầy đủ về lý luận, thiếu năng lực chuyên môn nghiệp vụ, chưa trải qua thực tiễn công tác kiểm tra thì sẽ gây ít nhiều phương hại đến hiệu quả của công tác KTNB trường tiểu học.

- Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cấp quản lý giáo dục trực tiếp hoặc gián tiếp như Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT cũng có ảnh hưởng nhất định đối với công tác KTNB trường tiểu học. Nếu các cấp quản lý này có những biện pháp tư vấn, thúc đẩy, uốn nắn, chấn chỉnh thường xuyên, kịp thời góp phần nâng cao nhận thức, cách tổ chức thực hiện cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường tiểu học trong quá trình thực hiện thì sẽ đem lại thuận lợi cho việc quản lý công tác KTNB các trường tiểu học.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận văn đã xác định, giải thích các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài; đặc biệt tập trung xác lập và luận giải những vấn đề lý luận về công tác KTNB trường tiểu học như: vị trí và vai trò KTNB, thẩm quyền và đối tượng KTNB, chức năng và nhiệm vụ, nội dung và quy trình KTNB trường tiểu học… Đồng thời tập trung làm sáng rõ những vấn đề về quản lý công tác KTNB trường tiểu học của hiệu trưởng nhà trường thông

42

qua các chức năng quản lý như: lập kế hoạch KTNB; tổ chức lực lượng tham gia công tác KTNB; chỉ đạo, điều phối và kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch KTNB nhà trường đã được xây dựng. Ngoài ra, cũng đề cập đến những yếu tố khách quan và chủ quan có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả quản lý công tác KTNB trường tiểu học.

Kiểm tra nội bộ có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng, là một chức năng không thể thiếu của quản lý nhà trường nói chung và quản lý trường tiểu học nói riêng. Những vấn đề lý luận trên đây là những cơ sở để hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn nghiên cứu thực hiện chức năng quản lý của mình đối với công tác KTNB trường tiểu học có cơ sở khoa học, đúng quy định của pháp luật, đem lại hiệu quả quản lý nhất định, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận trên đây cũng là định hướng cho việc khảo sát thực trạng công tác KTNB và quản lý công tác KTNB các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý công tác này tại các trường tiểu học trên địa bàn nghiên cứu sẽ được chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu trong chương 2 và chương 3 của luận văn.

43

CHUƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TUY PHƯỚC,

TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng quản lý công tác KTNB ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)