Nội dung quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 43 - 49)

8. Bố cục luận văn

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường tiểu học

Hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường rất đa dạng và nhiều mặt phức tạp. Để công tác KTNB trường học đạt được hiệu quả, hiệu trưởng cần có một kế hoạch phù hợp, tổ chức thực hiện kế hoạch đó, chỉ đạo và giám sát quá trình thực hiện một cách khoa học. Đó cũng chính là những nội dung cơ bản của công tác quản lý công tác KTNB trường học nói chung và KTNB trường tiểu học nói riêng.

1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường tiểu học

Việc xây dựng kế hoạch KTNB trường tiểu học giúp hiệu trưởng thống nhất tầm nhìn, hướng về mục tiêu chung của nhà trường, từ đó sẽ thiết kế các hoạt động, phân phối các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Như vậy có thể thấy việc xây dựng kế hoạch KTNB có vai trò quan trọng, là khâu đầu tiên và không thể thiếu trong công tác quản lý công tác KTNB trường tiểu học.

34

Xây dựng kế hoạch KTNB là nhiệm vụ hàng đầu của các nhà quản lý, là quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó. Nó liên hệ giữa những phương tiện với những mục đích. Quản lý công tác xây dựng kế hoạch KTNB trường tiểu học là quá trình hiệu trưởng phải triển khai ngay từ đầu các năm học thông qua các bộ phận giúp việc trong nhà trường để chỉ đạo xây dựng kế hoạch.

Cấp tiểu học chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh. Hàng năm, vào đầu năm học trên cơ sở các điều kiện của nhà trường: như kế hoạch của cấp trên, quy mô trường lớp, cơ sở vật chất, biên chế đội ngũ, chất lượng học sinh, nguồn tài chính, kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên môn..., hiệu trưởng tập trung chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch KTNB của nhà trường. Kế hoạch phải đảm bảo tính khả thi cao, chỉ ra được lực lượng tham gia kiểm tra, đối tượng được kiểm tra, các nội dung kiểm tra, các biện pháp kiểm tra, thời gian tiến hành kiểm tra... Phải đảm bảo kế hoạch được xây dựng từ cơ sở, bộ phận, tổ chức, cá nhân để đi đến xây dựng kế hoạch tổng thể của nhà trường.

1.4.2.2. Tổ chức lực lượng kiểm tra nội bộ trường tiểu học

Trong trường tiểu học có nhiều đối tượng phải kiểm tra. Do tính đa dạng và phức tạp, hiệu trưởng không đủ thông thạo về nhiều bộ môn, nhiều lĩnh vực, nhiều thời gian để trực tiếp kiểm tra toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên nội bộ nhà trường. Hiệu trưởng phải trưng dụng đội ngũ tổ trưởng và giáo viên cốt cán tham gia vào việc kiểm tra. Xây dựng lực lượng kiểm tra nhiều thành phần, đảm bảo tính khoa học, tính dân chủ cũng là một yêu cầu để thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".

Yêu cầu của việc xây dựng lực lượng kiểm tra là: Hiệu trưởng quyết định thành lập ban kiểm tra, trưởng ban kiểm tra phải là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng; thành viên ban kiểm tra phải là người có chuyên môn nghiệp vụ

35

về nội dung kiểm tra; cần trưng tập cán bộ, giáo viên có uy tín, công tâm và trách nhiệm trong công việc.

Trong việc xây dựng lực lượng kiểm tra cần xác định cơ chế kiểm tra. Có hai loại cơ chế: cơ chế trực tiếp và cơ chế gián tiếp.

Trong cơ chế trực tiếp, lực lượng kiểm tra cấp trên trực tiếp kiểm tra cá nhân, bộ phận, đơn vị cấp dưới. Cơ chế trực tiếp đòi hỏi một lực lượng kiểm tra đông người làm việc trong một thời gian dài và khó tránh phiền phức cho đơn vị.

Trong cơ chế gián tiếp, cấp dưới tự tổ chức kiểm tra cá nhân, bộ phận của mình, lực lượng kiểm tra cấp trên kiểm tra công tác tự kiểm tra đó bằng cách kiểm tra xác suất để thừa nhận hoặc bác bỏ kết quả tự kiểm tra của cấp dưới. Cơ chế gián tiếp nếu thực hiện tốt sẽ tạo tiền đề cho sự chuyển hóa từ kiểm tra bên ngoài vào tự kiểm tra bên trong. Đây là xu hướng mới trong kiểm tra hiện nay.

Sơ đồ 2: Cấu trúc tổ chức Ban kiểm tra nội bộ trường tiểu học

Tổ trưởng tổ văn phòng Hiệu trưởng BAN KIỂM TRA NỘI BỘ P.Hiệu trưởng Tổ trưởng tổ chuyên môn

36

1.4.2.3. Chỉ đạo thực hiện kiểm tra nội bộ ở trường tiểu học

Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, nhà quản lý phải điều khiển, chỉ đạo cho hệ thống hoạt động theo đúng kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Hiệu trưởng sẽ chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ sau: Ra các quyết định về kiểm tra (quyết định thành lập Ban kiểm tra, xác định nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra…); hướng dẫn, động viên, giúp đỡ lực lượng kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ: kiểm tra, đánh giá; điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra; hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ và nhân viên trong trường thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra.

Trên cơ sở kế hoạch KTNB đã được xây dựng, hiệu trưởng tổ chức họp Ban KTNB của nhà trường triển khai kế hoạch. Giao trách nhiệm cho các thành viên cụ thể hóa kế hoạch kiểm tra để thực hiện trong từng tuần của mỗi tháng, tiến hành công tác kiểm tra theo sự phân công đúng với trình tự, thủ tục kiểm tra.

Quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch KTNB nhà trường, hiệu trưởng cần thống nhất và bám sát quy trình kiểm tra, gồm các bước:

- Thành lập ban kiểm tra nội bộ

Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập Ban KTNB trường học. Ban KTNB được kiện toàn theo từng năm học với đủ thành phần: hiệu trưởng (hoặc phó hiệu trưởng) là Trưởng ban, phó hiệu trưởng là Phó trưởng ban. Các thành viên là các tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng hành chính, những cán bộ, GV, nhân viên có phẩm chất tốt, có uy tín, nghiệp vụ chuyên môn giỏi.

Hiệu trưởng tổ chức họp Ban KTNB theo quyết định thành lập để quán triệt, triển khai thực hiện kế hoạch. Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban KTNB cụ thể hóa các nội dung kiểm tra theo kế hoạch KTNB để thực hiện trong từng tuần của mỗi tháng theo đúng sự phân công, đúng với trình tự, thủ tục kiểm tra.

37

- Ban hành quyết định kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất

Hiệu trưởng ra quyết định kiểm tra, đồng thời thông báo cho đối tượng được kiểm tra biết trước từ 2 đến 3 ngày (trừ kiểm tra đột xuất),cần niêm yết công khai lịch kiểm tra để CB, GV, NV trong trường biết và thực hiện.

- Chỉ đạo thực hiện kiểm tra theo kế hoạch

Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện kiểm tra theo quy trình gồm các bước sau đây:

+ Công bố quyết định kiểm tra. + Nghe báo cáo và thu nhận tài liệu.

+ Xem xét, xác minh các nội dung kiểm tra; nghiên cứu, đối chiếu quy định để đưa ra nhận xét, đánh giá về từng nội dung kiểm tra.

+ Làm việc với các bộ phận, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung kiểm tra.

- Thông báo kết quả kiểm tra

Hiệu trưởng chỉ đạo từng thành viên đoàn kiểm tra khi làm việc với đối tượng kiểm tra phải lập biên bản kèm theo hồ sơ từng phần theo nội dung kiểm tra được phân công. Kết thúc việc kiểm tra, đoàn có trách nhiệm xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra, gồm các nội dung sau: Khái quát tình hình; Kết quả xác minh; Nhận xét, đánh giá từng nội dung kiểm tra; Kiến nghị biện pháp xử lý.

Hiệu trưởng ban hành văn bản thông báo kết quả kiểm tra. Văn bản này được thông báo công khai tại phiên họp hội đồng sư phạm.

- Thực hiện xử lý sau kiểm tra

Căn cứ kết quả kiểm tra, hiệu trưởng có trách nhiệm xem xét, xử lý kịp thời kết quả kiểm tra: Yêu cầu bộ phận quản lý trực tiếp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền và quy định hiện hành, buộc cá nhân, bộ phận thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau kiểm tra.

38

Trường hợp cá nhân, bộ phận trong kết luận kiểm tra gây thiệt hại thì buộc phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định.

Hiệu trưởng vận dụng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính và các hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân, bộ phận không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, hoặc thực hiện không đúng thời hạn trong kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý.

- Lưu trữ hồ sơ kiểm tra

Hiệu trưởng chỉ đạo việc lưu trữ hồ sơ kiểm tra nội bộ gồm: Kế hoạch kiểm tra nội bộ; quyết định thành lập ban KTNB, phân công nhiệm vụ của các thành viên ban kiểm tra; các loại sổ sách theo dõi công tác KTNB: sổ theo dõi kiểm tra hoạt động sư phạm GV, sổ theo dõi kiểm tra chuyên đề, sổ tiếp công dân, sổ theo dõi giải quyết khiếu nại, tố cáo, phiếu dự giờ, biên bản kiểm tra, biên bản xử lý vi phạm (nếu có); các loại biên bản khác (biên bản kiểm tra với các tổ, nhóm, cá nhân,...); các loại tài liệu, biểu mẫu liên quan (nếu có).

1.4.2.4. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kiểm tra nội bộ ở trường tiểu học

Kiểm tra, giám sát là chức năng xuyên suốt trong quá trình quản lý công tác KTNB trường tiểu học. Để kiểm tra, giám sát việc thực hiện KTNB trường tiểu học, hiệu trưởng cần xây dựng và ban hành quy định KTNB nhà trường nhằm đảm bảo việc quản lý công tác KTNB trường tiểu học đạt được hiệu quả mong muốn.

Việc xây dựng quy định kiểm tra, giám sát công tác KTNB trường tiểu học cần bảo đảm các nội dung sau:

- Kiểm tra cơ cấu, số lượng, thành phần, phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của các thành viên Ban KTNB có phù hợp hay không.

- Kiểm tra cơ chế phân cấp, ủy quyền rõ ràng minh bạch, bảo đảm tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, tổ chức trong công tác KTNB nhà trường hay không.

39

- Kiểm tra việc hoạch định kế hoạch, chương trình KTNB nhà trường theo năm học, từng tháng, từng tuần phù hợp, khả thi hay không.

- Kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch KTNB đã được xây dựng theo đúng nội dung, chương trình, hình thức và quy trình KTNB trường học hay không, có đúng tiến độ và bảo đảm kết quả đầu ra hay không.

- Kiểm tra hệ thống thông tin có bảo đảm kịp thời đầy đủ, đáng tin cậy về các công tác KTNB nhà trường hay không.

- Kiểm tra chất lượng, hiệu quả KTNB nhà trường, đặc biệt các kết luận, kiến nghị trong các đợt kiểm tra có chính xác, khách quan, đúng với các quy định hiện hành không.

- Kiểm tra việc thiết lập, lưu trữ hồ sơ KTNB trường học có bảo đảm yêu cầu theo quy định không.

- Kiểm tra việc thực hiện xử lý sau kiểm tra, kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị lần trước.

- Kiểm tra việc sử dụng kết quả KTNB kết hợp với đánh giá, xếp loại năm học cho CB, GV và nhân viên.

- Tự kiểm tra, đánh giá hệ thống và công tác KTNB nhà trường nhằm chỉ rõ những tồn tại của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, chỉ rõ những điểm cần thay đổi của hệ thống và công tác KTNB trường học, cách xử lý, khắc phục những vấn đề còn tồn tại.

- Kiểm tra việc thực hiện kịp thời chế độ báo cáo, các chỉ đạo, yêu cầu của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT về việc kiểm tra, kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)