Thực trạng nhận thức tầm quan trọng của quản lý công tác kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 70 - 76)

8. Bố cục luận văn

2.4.1. Thực trạng nhận thức tầm quan trọng của quản lý công tác kiểm

nội bộ ở trường tiểu học

Bảng 2.6: Nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của quản lý công tác KTNB ở các trường tiểu học

TT Nội dung Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Quan trọng (3điểm) Ít quan trọng (2điểm) Không quan trọng (1điểm) 1

Quản lý công tác KTNB là chức năng quản lý cơ bản, là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý nhà trường

86 42 35 2,31 5

2

Quản lý công tác KTNB nhằm tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp hiệu trưởng đề ra các giải pháp điều chỉnh có hiệu quả trong quá trình quản lý nhà trường

93 43 27 2,40 4

3

Quản lý công tác KTNB là một công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà trường

112 40 11 2,62 2

4

Quản lý công tác KTNB tốt có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng; nâng cao tinh thần trách nhiệm của đối tượng để làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn.

106 44 13 2,57 3

5

Quản lý công tác KTNB tốt giúp tuyên truyền, nhận rộng kinh nghiệm giáo dục tiên tiến; thúc đẩy tự kiểm tra, tự đánh giá tốt của đối tượng

81 46 36 2,28 6

6

Quản lý công tác KTNB tốt góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường

61

Qua 6 nội dung khảo sát nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lý công tác KTNB ở các trường tiểu học, nhiều CBQL, GV được trưng cầu ý kiến đều đánh giá ở mức độ tương đối cao. Điều đó chứng tỏ CBQL, GV đã nhận thức đúng về tầm quan trọng của quản lý công tác KTNB trường học đối với việc nâng cao tinh thần trách nhiệm, góp phần thúc đẩy chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường ngày một tốt hơn. Cụ thể, từng nội dung được xếp thứ bậc từ cao đến thấp: Quản lý công tác KTNB tốt góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường (124 ý kiến, ĐTB: 2.73); Quản lý công tác KTNB là một công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà trường (112 ý kiến, ĐTB: 2.62); Quản lý công tác KTNB tốt có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng; nâng cao tinh thần trách nhiệm của đối tượng để làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn (106 ý kiến, ĐTB: 2.57).

Bên cạnh những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của quản lý công tác KTNB trường học thì cũng có một số ít CBQL và GV chưa nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn về quản lý công tác KTNB là một trong những chức năng quản lý cơ bản, là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý nhà trường (35 ý kiến, ĐTB: 2.31); Quản lý công tác KTNB tốt giúp tuyên truyền, nhận rộng kinh nghiệm giáo dục tiên tiến; thúc đẩy tự kiểm tra, tự đánh giá tốt của đối tượng (36 ý kiến, ĐTB: 2.28); Quản lý công tác KTNB nhằm tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp hiệu trưởng đề ra các giải pháp điều chỉnh có hiệu quả trong quá trình quản lý nhà trường (27 ý kiến, ĐTB: 2.40). Điều này cho thấy, chúng ta cần phải tăng cường hơn nữa việc nâng cao nhận thức trong CBQL và GV, nhân viên về tầm quan trọng của công tác KTNB và quản lý công tác KTNB tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện.

2.4.2. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

62

2.4.2.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ

Bảng 2.7: Thực trạng lập kế hoạch KTNB ở các trường tiểu học

TT Nội dung Tốt Bình thường Chưa tốt

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

1

Xây dựng kế hoạch KTNB phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của nhà trường và có tính khả thi

78 47.85 55 33.74 30 18.40

2

Kế hoạch KTNB được thiết kế dạng sơ đồ hóa và được treo ở văn phòng nhà trường

53 32.5 40 24.54 70 42.94

3 Kế hoạch KTNB được công bố

công khai từ đầu năm học 38 23.31 41 25.15 84 51.53

4

Nội dung kiểm tra thiết thực; hình thức kiểm tra phù hợp, không gây tâm lý nặng nề cho đối tượng kiểm tra

82 50.31 43 26.38 38 23.31

5

Huy động nhiều lực lượng tham gia kiểm tra; bố trí thời gian cần thiết, thích đáng cho kiểm tra

88 53.99 41 25.15 34 20.86

6

Kế hoạch kiểm tra năm học được cụ thể hóa thành kế hoạch kiểm tra học kì, kế hoạch kiểm tra hàng tháng, kế hoạch kiểm tra tuần với thời gian biểu cụ thể

38 23.31 56 34.36 69 42.33

Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.7 cho thấy, hầu hết các nội dung xây dựng kế hoạch KTNB đều được CBQL và GV đánh giá ở mức độ thực hiện tốt. Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng công tác lập kế hoạch KTNB ở các trường tiểu học hiện nay chủ yếu dừng lại ở việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn nội dung kiểm tra. Một số chỉ báo như kế hoạch KTNB được công bố

63

công khai từ đầu năm học; kế hoạch kiểm tra năm học được cụ thể hóa thành kế hoạch kiểm tra học kì, kế hoạch kiểm tra hàng tháng, kế hoạch kiểm tra tuần với thời gian biểu cụ thể chỉ được đánh giá ở mức quá thấp (23.31%). Trong khi đó, chúng tôi coi đây là một trong những nội dung rất quan trọng của việc lập kế hoạch KTNB nhà trường. Vì kế hoạch KTNB cần được xây dựng sớm và công bố công khai từ đầu năm học; đồng thời cần cụ thể hóa kế hoạch theo từng tháng, từng tuần một cách chi tiết. Có như vậy CBQL, GV mới có thể hình dung, theo dõi được một cách tổng quát công việc của nhà trường và của GV trong một năm học, một học kỳ hay hàng tháng, nhờ đó chủ động hơn trong công tác của mình. Vì vậy, việc cụ thể hóa kế hoạch KTNB cần phải được các hiệu trưởng chú trọng nhiều hơn nữa.

2.4.2.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học

Bảng 2.8: Thực trạng tổ chức, chỉ đạo công tác KTNB ở các trường tiểu học

TT Nội dung Tốt Bình thường Chưa tốt

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

1 Tổ chức lực lượng kiểm tra

Thành lập ban kiểm tra; phân công cụ

thể công việc cho từng thành viên 68 41.72 59 36.20 36 22.09

Xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của

từng thành viên trong ban kiểm tra 71 43.56 61 37.42 31 19.02

2 Phân cấp trong kiểm tra 76 46.63 55 33.74 32 19.63

3 Xây dựng chuẩn kiểm tra

Xây dựng chuẩn đánh giá nhà trường 40 24.54 38 23.31 85 52.15

Xây dựng chuẩn đánh giá GV, HS 35 21.47 41 25.15 87 53.37

4 Xây dựng chế độ kiểm tra

Quy định thể thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, quy trình tiến hành, quyền lợi cho mỗi đợt kiểm tra

73 44.79 48 29.45 42 25.77

Cung cấp kịp thời các điều kiện vật chất, trang thiết bị, văn phòng phẩm cho hoạt động kiểm tra

64

Các số liệu thể hiện kết quả khảo sát ở bảng 2.8 cho thấy thực trạng tổ chức, chỉ đạo công tác KTNB ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tuy Phước trong từng nội dung có tỷ lệ % đánh giá ở các mức độ khác nhau: Nội dung phân cấp trong kiểm tra được đánh giá cao nhất với các mức độ: Tốt: 46.63; Bình thường: 33.74; Chưa tốt: 19.63; nội dung xây dựng chế độ kiểm tra có phần quy định thể thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, quy trình tiến hành, quyền lợi cho mỗi đợt kiểm tra được đánh giá với các mức độ: Tốt: 44.79; Bình thường: 29.45; Chưa tốt: 25.77; nội dung cung cấp kịp thời các điều kiện vật chất, trang thiết bị, văn phòng phẩm cho hoạt động kiểm tra được đánh giá: Tốt: 43.56; Bình thường: 35.58; Chưa tốt: 20.86; nội dung xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên trong ban kiểm tra được đánh giá: Tốt: 43.56; Bình thường: 37.42; Chưa tốt: 19.02; nội dung thành lập ban kiểm tra; phân công cụ thể công việc cho từng thành viên được đánh giá với các mức độ: Tốt: 41.72; Bình thường: 36.20; Chưa tốt: 22.09.

Ngoài ba nội dung trên, còn có nội dung xây dựng chuẩn kiểm tra là một trong bốn nội dung được đánh giá thấp nhất. Trong đó, nội dung xây dựng chuẩn đánh giá nhà trường được đánh giá ở mức tỷ lệ: Tốt: 24.54; Bình thường: 23.31; Chưa tốt: 52.15; nội dung xây dựng chuẩn đánh giá GV, HS chiếm tỷ lệ: Tốt: 21.47; Bình thường: 25.15; Chưa tốt: 53.37. Như vậy, ngoài việc xây dựng chuẩn kiểm tra đánh giá nhà trường và chuẩn đánh giá GV và HS một cách cụ thể, chi tiết, hiệu trưởng cần xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên trong ban kiểm tra.

Tóm lại, qua khảo sát ở các nhà trường thì trong cả bốn nội dung đều có khá nhiều ý kiến đánh giá chưa tốt. Điều này cho thấy một số trường tiểu học trên địa bàn huyện thực hiện tổ chức, chỉ đạo công tác KTNB nhà trường chưa thật sự sát sao và quan tâm đúng mức.

65

2.4.2.3. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá và xử lý kết quả kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học

Bảng 2.9: Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá và xử lý kết quả KTNB ở các trường tiểu học

TT Nội dung Tốt Bình thường Chưa tốt

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

1 Kiểm tra, đánh giá công tác

tiến hành KTNB 52 31.90 76 46.63 35 21.47

2 Kiểm tra, đánh giá việc xử lý

kết quả KTNB 55 33.74 68 41.72 40 24.54

3 Đánh giá việc tự kiểm tra của

hiệu trưởng 62 38.04 66 40.49 35 21.47

Các số liệu thể hiện kết quả khảo sát ở bảng 2.9 cho thấy nội dung kiểm tra, đánh giá công tác tiến hành KTNB đạt mức Tốt: 31.90%, Bình thường: 46.63%, Chưa tốt: 21.47%; nội dung kiểm tra, đánh giá việc xử lý kết quả KTNB có 33.74% đánh giá tốt, 41,72% đánh giá ở mức độ bình thường và 24.54% đánh giá ở mức độ chưa tốt. Còn nội dung về việc tự kiểm tra của hiệu trưởng được đánh giá tốt chiếm tỉ lệ 38.04%, bình thường: 40.49%, chưa tốt: 21.47%; qua số liệu ta thấy, CBQL đã có rất nhiều cố gắng trong công tác quản lý, có ý thức tự kiểm tra, đánh giá. Tuy nhiên, vẫn còn có một bộ phận không nhỏ chưa thực hiện tốt công tác này.

Tóm lại, chúng ta có thể thấy việc kiểm tra, đánh giá công tác KTNB trường học đã được các hiệu trưởng quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, công tác tự kiểm tra của hiệu trưởng và việc xử lý kết quả KTNB vẫn còn những hạn chế nhất định. Điều này đòi hỏi các hiệu trưởng trường tiểu học cần bố trí thời gian hợp lý cho việc kiểm tra công tác KTNB cùng với quản lý các hoạt động chung của nhà trường. Mặt khác, khi có kết quả kiểm tra và kiến nghị xử lý, hiệu trưởng cần ra quyết định xử lý kịp thời, thỏa đáng, khách quan, minh bạch nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác KTNB nhà trường.

66

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)