Biện pháp 5 Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác kiểm tra nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 92 - 95)

8. Bố cục luận văn

3.2.5. Biện pháp 5 Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác kiểm tra nộ

pháp hết sức cần thiết.

3.2.5. Biện pháp 5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học trường tiểu học

1) Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá là một khâu trong chu trình quản lý nhà trường nhằm giúp hiệu trưởng bảo đảm sự toàn vẹn của quá trình quản lý và đạt chất lượng tổng thể của quá trình giáo dục. Để việc quản lý công tác KTNB đạt được hiệu lực, hiệu quả, hiệu trưởng cần phải tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch KTNB đã đề ra. Nếu không hoạt động này rất dễ bị xem nhẹ, làm qua loa, hình thức, không có chất lượng, dẫn đến nề nếp, kỹ cương trường học bị buông lỏng, hiệu quả quản lý bị giảm sút.

Như vậy, kiểm tra, đánh giá là một trong những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác KTNB nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường. Đây cũng là một yêu cầu tất yếu của quá trình đổi mới quản lý giáo dục, quản lý nhà trường hiện nay.

2) Nội dung của biện pháp

Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động quản lý của hiệu trưởng để xem xét và đánh giá các hoạt động giáo dục, các điều kiện dạy học, giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói

83

chung, phát triển nhà trường, phát triển người giáo viên và học sinh nói riêng. Để công tác KTNB nhà trường thực hiện đúng với mục tiêu đề ra thì đòi hỏi hiệu trưởng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc triển khai kế hoạch KTNB nhà trường qua các nội dung cụ thể sau:

Kiểm tra cơ chế phân cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, bảo đảm chế độ kiểm ta, quyền hạn và lợi ích của các cá nhân, tổ chức trong triển khai công tác KTNB nhà trường.

Kiểm tra sự phù hợp, tính khả thi của việc hoạch định kế hoạch, chương trình KTNB nhà trường theo năm học, theo từng tháng, từng tuần.

Kiểm tra tiến độ và kết quả đầu ra trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch KTNB đã được xây dựng theo đúng nội dung, chương trình, hình thức và quy trình KTNB trường học.

Kiểm tra cơ cấu, số lượng, thành phần, phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của các thành viên ban KTNB gắn với nhiệm vụ cụ thể để có thể bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.

Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, kịp thời, độ tin cậy của những thông tin được thu thập, phân tích, xử lý về các công tác KTNB nhà trường.

Kiểm tra cơ sở pháp lý, tính trung thực, khách quan của các kết luận, kiến nghị qua các đợt kiểm tra, các báo cáo tổng kết.

Kiểm tra việc thiết lập, lưu trữ hồ sơ KTNB trường học bảo đảm yêu cầu theo quy định.

Kiểm tra việc thực hiện xử lý sau kiểm tra, kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị lần trước.

Kiểm tra việc sử dụng kết quả KTNB kết hợp với đánh giá, xếp loại năm học cho CB, GV và nhân viên.

Kiểm tra việc thực hiện kịp thời chế độ báo cáo, các chỉ đạo, yêu cầu của cấp trên về việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động KTNB trường tiểu học

84 thuộc phạm vi quản lý…

3) Tổ chức thực hiện biện pháp

Dựa trên các văn bản hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học, văn bản hướng dẫn công tác kiểm tra, thanh tra hàng năm của các cấp quản lý và phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch năm học của nhà trường, hiệu trưởng xây dựng, ban hành kịp thời kế hoạch KTNB nhà trường đến các thành viên Ban KTNB cũng như các đối tượng được kiểm tra, nhằm giúp họ nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác kiểm tra trong quản lý thực hiện kế hoạch KTNB trường học.

Tổ chức các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ KTNB cho CBQL, các thành viên cốt cán tham gia công tác KTNB, các bộ phận để tăng cường nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác kiểm tra trong quản lý thực hiện kế hoạch KTNB trường học.

Thực hiện kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học của các bộ phận, việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của các thành viên Ban KTNB, việc tự kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng, trong đó có KTNB trường học.

Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện KTNB; hiệu quả của KTNB trong việc tạo lập kỷ cương, nề nếp trường học, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chung và chất lượng giáo dục của nhà trường.

Vận dụng các hình thức, phương pháp kiểm tra một cách đa dạng, linh hoạt và mềm dẻo như: kiểm tra thường xuyên, đột xuất, định kỳ; kiểm tra trực tiếp, gián tiếp (quan sát, phân tích tài liệu, tác động trực tiếp…) sao cho phù hợp với đặc điểm đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, thời gian và tình huống cụ thể trong kiểm tra.

Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp hiệu trưởng có thông tin chính xác, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả việc thực hiện kế hoạch KTNB đã đề ra. Vì vậy hiệu trưởng các trường tiểu học cần chú trọng biện pháp này.

85

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)