Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 61 - 68)

8. Bố cục luận văn

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về

kiểm tra nội bộ ở trường tiểu học

Để nắm rõ nhận thức của cán bộ giáo viên và nhân viên trong các trường tiểu học ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định về công tác kiểm tra nội bộ, chúng tôi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 163 người là cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, nhân viên của 10 trường tiểu học trên địa bàn nghiên cứu. Kết quả khảo sát thu được thể hiện qua bảng thống kê sau:

Bảng 2.3: Nhận thức chung của CBQL và GV về công tác KTNB trường tiểu học

TT Nội dung Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Quan trọng (3điểm) Ít quan trọng (2điểm) Không quan trọng (1điểm) 1 Mục đích của KTNB trường học

Phát hiện những sai sót, sơ hở để

xử lý kỷ luật. 34 30 89 1,54 3

Phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa ngăn chặn các sai phạm, giúp đỡ đối tượng.

121 31 11 2,67 1

Đánh giá xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ của GV; đánh giá nhà trường

59 30 74 1,91 2

2 Chức năng của kiểm tra nội bộ trường học

Tạo lập kênh thông tin phản hồi

vững chắc 93 32 27 2,27 2

Kiểm soát, phát hiện và phòng

ngừa 110 30 23 2,67 1

Động viên, phê phán, uốn nắn,

điều chỉnh, giúp đỡ 68 50 45 2,14 3

Đánh giá và xử lý khi cần thiết 53 46 64 1,94 4

3 Đối tượng KTNB trường học

3.1 Kiểm tra GV

Kiểm tra toàn diện một GV 102 33 28 2,45 4

Kiểm tra hoạt động giảng dạy

trên lớp của một GV 96 32 35 2,37 6

Kiểm tra hoạt động sư phạm của

tổ, nhóm chuyên môn 68 45 50 2,11 8

3.2 Kiểm tra HS

52 TT Nội dung Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Quan trọng (3điểm) Ít quan trọng (2điểm) Không quan trọng (1điểm)

Kiểm tra toàn diện một lớp HS 92 42 39 2,44 5

3.3 Kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Kiểm tra phòng học, bàn ghế, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng truyền thống

84 43 36 2,29 7

Kiểm tra các đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo, các phương tiện kĩ thuật dạy học

101 34 28 2,45 4

3.4 Kiểm tra tài chính

Kiểm tra việc thực hiện nguyên

tắc tài chính trong trường học 98 65 0 2,60 1

Kiểm tra chứng từ thu chi, sổ

sách kế toán 96 66 1 2,58 2

Kiểm tra tiền mặt 92 54 17 2,46 3

4 Hình thức KTNB trường học

Kiểm tra toàn diện một tổ chuyên môn, một GV, một lớp học, một HS

58 64 41 2,10 3

Kiểm tra theo chuyên đề 55 65 43 2,07 4

Kiểm tra thường kỳ theo kế

hoạch 71 48 44 2,17 2

Kiểm tra đột xuất 98 36 29 2,42 1

Kiểm tra việc thực hiện kiến

nghị lần trước 45 48 70 1,85 5

Kết quả điều tra ở bảng 2.3 cho thấy:

- Nhận thức về mục đích KTNB trường học: Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết CBQL và giáo viên đã nhận thức đúng về mục đích của KTNB trường học. Tuy thứ bậc có khác nhau nhưng hầu hết các CBQL và giáo viên đều xác định đúng mục đích của việc KTNB là để phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa ngăn chặn các sai phạm, giúp đỡ đối tượng kiểm tra hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong số những người được hỏi vẫn còn 59 ý kiến cho rằng mục đích của KTNB là đánh giá xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên và nhà trường. Đặc biệt có 34 ý kiến cho rằng mục đích của việc KTNB là để phát hiện những sai sót, sơ hở trong chuyên môn của giáo viên để xử lý kỷ luật.

53

- Nhận thức về chức năng của KTNB trường học: Đa số ý kiến cho rằng chức năng của KTNB trường học là quan trọng; về chức năng kiểm soát, phát hiện và phòng ngừa được cho là quan trọng nhất (110 ý kiến, xếp thứ bậc 1); tạo lập kênh thông tin phản hồi vững chắc (93 ý kiến, xếp thứ bậc 2); còn chức năng động viên, phê phán, uốn nắn, điều chỉnh, giúp đỡ được cho rằng ít quan trọng (50 ý kiến, xếp thứ bậc 3); đánh giá và xử lý khi cần thiết có đến 64 ý kiến cho rằng không cần thiết, xếp thứ bậc 4. Như vậy hầu hết CBQL và GV đã phần nào nhận thức đúng về chức năng KTNB trường học.

- Nhận thức về đối tượng KTNB trường học: Phần lớn các ý kiến cho là quan trọng với công tác kiểm tra tài chính, cụ thể như việc thực hiện nguyên tắc tài chính trong trường học (98 ý kiến, xếp thứ bậc 1); chứng từ thu chi, sổ sách kế toán (96 ý kiến, xếp thứ bậc 2); kiểm tra tiền mặt (92 ý kiến, xếp thứ bậc 3); kiểm tra toàn diện một GV và kiểm tra các đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo, các phương tiện kĩ thuật dạy học được cho là quan trọng xếp thứ bậc 4; có 56 ý kiến cho là kiểm tra toàn diện một HS không quan trọng (xếp thứ bậc 9); 50 ý kiến cho là không quan trọng với việc kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ, nhóm chuyên môn (xếp thứ bậc 8). Điều này cho thấy một số GV và CBQL có nhận thức chưa đầy đủ về đối tượng KTNB ở trường tiểu học, nhất là đối với kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ, nhóm chuyên môn vốn là một hoạt động rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường tiểu học.

- Nhận thức về hình thức KTNB trường học: Kết quả thống kê cho thấy hình thức KTNB được chọn có thứ bậc cao nhất là hình thức kiểm tra đột xuất đạt 2,42 điểm với 98 ý kiến cho là quan trọng (xếp thứ bậc 1). Có 15 CBQL và 20 GV cho rằng việc tiến hành kiểm tra đột xuất là cách để người kiểm tra có

54

thể đưa ra những căn cứ đánh giá, xếp loại đối tượng kiểm tra một cách công khai, dân chủ, khách quan, bởi vì người được kiểm tra không được thông báo trước nên dễ thể hiện bên ngoài hết sức cụ thể những ưu khuyết điểm.

Các hình thức kiểm tra thường kỳ theo kế hoạch, kiểm tra toàn diện một tổ chuyên môn, một GV, một lớp học, một HS cũng được nhiều ý kiến đánh giá cao với điểm trung bình 2,17 điểm và 2,10 điểm (xếp thứ bậc 2 và 3). Còn đối với hình thức kiểm tra chuyên đề được xếp thứ bậc 4, riêng hình thức kiểm tra việc thực hiện kiến nghị lần trước xếp thứ bậc cuối cùng, thậm chí có đến 70 ý kiến cho rằng không quan trọng.

Như vậy qua kết quả lấy ý kiến và phân tích, ta nhận thấy rằng mỗi hình thức kiểm tra đều có ưu điểm và hạn chế. Vậy muốn đánh giá chính xác năng lực chuyên môn của đối tượng thì nhà quản lý cần có sự linh hoạt, nhạy bén trong việc lựa chọn các hình thức kiểm tra sao cho phù hợp với từng đối tượng nhằm tạo nên sự công bằng, khách quan, chính xác. Đồng thời khuyến khích, động viên đội ngũ GV nỗ lực phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

2.3.2. Thực trạng nội dung và quy trình kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

2.3.2.1. Thực trạng nội dung kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học

Nghiên cứu về nội dung này, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 163 CBQL, GV, NV ở 10 trường tiểu học trên địa bàn huyện Tuy Phước. Kết quả thu được như sau:

55

Bảng 2.4: Nhận thức của CBQL và GVvề nội dung KTNB trường tiểu học

TT Nội dung Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Quan trọng (3điểm) Ít quan trọng (2điểm) Không quan trọng (1điểm)

1 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và phổ cập giáo dục

Thực hiện chỉ tiêu về số lượng HS từng khối lớp và toàn trường 101 39 23 2,48 5 Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về số lượng, chất lượng phổ cập giáo dục 87 40 36 2,31 8

2 Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của kế hoạch đào tạo

Thực hiện nội dung, chương trình dạy học và giáo dục

113 49 1 2,68 3

Chất lượng dạy học và

giáo dục 113 50 0 2,69 2

3 Kiểm tra việc xây dựng đội ngũ

Kiểm tra hoạt động của các tổ, nhóm chuyên môn

96 37 30 2,40 7

Kiểm tra GV 104 39 20 2,52 4

4 Kiểm tra việc xây

dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất thiết bị dạy học

123 37 3 2,74 1

5 Công tác tự kiểm tra

của hiệu trưởng: Công

tác kế hoạch, công tác tổ chức nhân sự, công tác chỉ đạo

102 35 26 2,47 6

Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy hầu hết các đối tượng đều hiểu rõ về các nội dung của KTNB trường học. Đại đa số CBQL, GV cho rằng cần phải tiến hành xem xét cả 5 nội dung vì tầm quan trọng của mỗi nội dung có sự khác nhau.

56

Những nội dung mà các nhà quản lý, GV cho rằng không quan trọng : Công tác tự kiểm tra của hiệu trưởng: Công tác kế hoạch, công tác tổ chức nhân sự, công tác chỉ đạo có 26 ý kiến cho rằng không quan trọng (xếp thứ bậc 6); kiểm tra hoạt động của các tổ, nhóm chuyên môn có 30 ý kiến (xếp thứ bậc 7); đặc biệt về nội dung thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về số lượng, chất lượng phổ cập giáo dục có đến 36 ý kiến (xếp thứ bậc 8). Ngoài ra còn có một số nội dung như kiểm tra GV; thực hiện chỉ tiêu về số lượng HS từng khối lớp và toàn trường đều có 39 ý kiến được cho là ít quan trọng (xếp thứ bậc 4 và 5). Điều này cho thấy một phần CBQL, GV nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của các hoạt động này trong nhà trường. Để nâng cao hiệu quả việc KTNB trường học cần phải tăng cường nhận thức đầy đủ hơn đối với đội ngũ CBQL và GV về các nội dung cần kiểm tra, mối quan hệ giữa các nội dung; đặc biệt cần phải chú trọng việc tổ chức thực hiện kiểm tra như thế nào để mang lại hiệu quả đích thực, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của mỗi nhà trường tiểu học.

Bên cạnh đó, có 3 nội dung về KTNB trường học được đánh giá rất cao đó là kiểm tra việc xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có 123 ý kiến cho là quan trọng (xếp thứ bậc 1); chất lượng dạy học và giáo dục; thực hiện nội dung, chương trình dạy học và giáo dục đều có 113 ý kiến (xếp thứ bậc 2 và 3). Kết quả trên cho thấy đây là các yếu tố rất quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Qua thực trạng trên, ta thấy người hiệu trưởng phải chỉ đạo kiểm tra các nội dung KTNB trường học một cách linh hoạt và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Sự linh hoạt trong việc chỉ đạo giúp hiệu trưởng tạo nên sự công bằng, khách quan trong công tác KTNB.

2.3.2.2. Thực trạng quy trình kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học

Công tác KTNB trường học với nhiều nội dung khá đa dạng và phức tạp nên đòi hỏi hiệu trưởng cần có quy trình kiểm tra một cách phù hợp để đem lại hiệu quả cao nhất. Sau đây là số liệu thu được từ kết quả khảo sát về quy

57 trình KTNB.

Bảng 2.5: Thực trạng công tác KTNB các trường tiểu học huyện Tuy Phước

TT Nội dung Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Tốt (3điểm) Bình thường (2điểm) Chưa tốt (1điểm)

1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra

Xác định mục đích, yêu cầu kiểm tra; đối tượng kiểm tra; nội dung kiểm tra

95 43 25 2,43 8

Lập kế hoạch, chương

trình kiểm tra cụ thể 105 37 21 2,52 6

Xây dựng lực lượng tham

gia kiểm tra 116 29 17 2,60 5

2 Tiến hành kiểm tra

Nghe báo cáo và thu nhận thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra

81 47 35 2,28 10

Xem xét, xác minh tính xác thực của các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra

92 42 29 2,39 9

Thu thập thông tin phản hồi; nghiên cứu, đối chiếu quy định để đưa ra nhận xét, đánh giá

99 38 26 2,45 7

3 Xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra

Xây dựng báo cáo tổng kết về kết quả kiểm tra; đưa ra kết luận; kiến nghị biện pháp xử lý

132 29 2 2,78 3

Thông báo kết quả kiểm

tra 155 7 0 2,94 1

4 Thực hiện kiến nghị,

quyết định xử lý sau kiểm tra

149 13 1 2,91 2

58

Qua số liệu ở bảng 2.5, chúng tôi nhận thấy các bước trong quy trình KTNB được CBQL, GV ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tuy Phước đánh giá tốt. Thông báo kết quả kiểm tra là bước được xếp thứ bậc cao nhất (155 ý kiến, xếp thứ bậc 1); xếp thứ bậc 2 với 149 ý kiến là thực hiện kiến nghị, quyết định xử lý sau kiểm tra; xếp thứ bậc 3 với 132 ý kiến là xây dựng báo cáo tổng kết về kết quả kiểm tra; đưa ra kết luận; kiến nghị biện pháp xử lý; được xếp thứ bậc 4 đó là lưu trữ hồ sơ kiểm tra; xếp thứ bậc 5 là xây dựng lực lượng tham gia kiểm tra với 116 ý kiến đánh giá tốt.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến đánh giá ở mức độ bình thường, thậm chí chưa tốt với các nội dung như: Nghe báo cáo và thu nhận thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra có đến 47 ý kiến đánh giá bình thường, 35 ý kiến đánh giá chưa tốt, xếp thứ bậc 10; hay nội dung xem xét, xác minh tính xác thực của các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra có đến 42 ý kiến đánh giá bình thường, 29 ý kiến đánh giá chưa tốt, xếp thứ bậc 9; còn nội dung thu thập thông tin phản hồi; nghiên cứu, đối chiếu quy định để đưa ra nhận xét, đánh giá và xác định mục đích, yêu cầu kiểm tra; đối tượng kiểm tra; nội dung kiểm tra xếp thứ bậc 7 và 8; lập kế hoạch, chương trình kiểm tra cụ thể cũng là một trong những nội dung quan trọng nhưng chỉ được xếp ở thứ bậc 6.

Kết quả trên cho thấy để nâng cao hiệu quả việc KTNB trong tổ chức nhà trường cần có một quy trình kiểm tra cụ thể, đảm bảo cho việc kiểm tra của hiệu trưởng ở các trường tiểu học được diễn ra thường xuyên góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)