Biện pháp 4 Nâng cao hiệu quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 90 - 92)

8. Bố cục luận văn

3.2.4. Biện pháp 4 Nâng cao hiệu quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch công

kiểm tra nội bộ trường tiểu học

1) Mục tiêu của biện pháp

Công tác chỉ đạo, điều phối là nhiệm vụ quan trọng của người quản lý. Muốn thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch KTNB đã đề ra thì đòi hỏi hiệu trưởng nhà trường phải chỉ đạo, điều hành công việc một cách có hiệu quả. Biện pháp này giúp cho hiệu trưởng nhà trường phát huy vai trò, nhiệm vụ, sự vận hành của tổ chức, bộ phận trong việc triển khai thực hiện đúng tiến độ, có hiệu quả mục tiêu, kế hoạch KTNB đã đề ra.

2) Nội dung của biện pháp

Hiệu trưởng chỉ đạo, thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Ra các quyết định về kiểm tra (quyết định thành lập Ban kiểm tra, xác định nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra…); hiệu trưởng tổ chức thực hiện quyết định một cách có hiệu quả; hướng dẫn, động viên, giúp đỡ lực lượng kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá; điều chỉnh những sai lệch trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra.

Điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra; hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên và nhân viên dưới quyền thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra.

Rà soát kỹ đội ngũ, đặc biệt là lực lượng cốt cán của nhà trường để thành lập Ban KTNB đảm bảo số lượng và chất lượng. Các thành viên trong Ban KTNB được phân công nhiệm vụ cụ thể, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn.

Điều khiển, chỉ đạo, tác động đến các thành viên Ban KTNB, các bộ phận nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hướng vào việc thực hiện các hoạt động theo đúng kế hoạch và đạt mục tiêu chung đã đề ra.

81

Trên cơ sở kế hoạch KTNB đã được xây dựng, hiệu trưởng tổ chức họp Ban KTNB của nhà trường để triển khai kế hoạch. Giao trách nhiệm cho các thành viên cụ thể hóa kế hoạch kiểm tra để thực hiện trong từng tuần của mỗi tháng, để tiến hành công tác kiểm tra theo sự phân công đúng với trình tự, thủ tục kiểm tra.

Hiệu trưởng chỉ đạo, điều hành các thành viên ban KTNB, các bộ phận một cách có chủ đích, đúng phân cấp, phân công nhiệm vụ nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hướng vào việc thực hiện có hiệu quả các hoạt động kiểm tra theo đúng kế hoạch và đạt mục tiêu chung đã đề ra.

Hiệu trưởng chỉ đạo, điều hành các nội dung kiểm tra, chẳng hạn: Kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên; kiểm tra chuyên đề; kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn; kiểm tra cơ sở vật chất và tài chính, kế toán; kiểm tra công tác bán trú (nếu có); kiểm tra học sinh. Mỗi nội dung cần chỉ rõ kiểm tra các hoạt động nào, tiến hành ra sao.

Hiệu trưởng chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch KTNB đã xây dựng theo quy trình gồm các bước sau đây:

- Ra quyết định kiểm tra. - Công bố quyết định kiểm tra. - Nghe báo cáo và thu nhận tài liệu.

- Xem xét, xác minh các nội dung cần kiểm tra; nghiên cứu, đối chiếu quy định để đưa ra nhận xét, đánh giá về từng nội dung kiểm tra.

- Làm việc với các bộ phận, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung cần kiểm tra.

- Thông báo kết quả kiểm tra. - Thực hiện xử lý sau kiểm tra. - Lưu trữ hồ sơ kiểm tra.

82

môn nghiệp vụ trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác KTNB trường học trong từng năm học, xây dựng nề nếp kiểm tra và tự kiểm tra của các cá nhân, bộ phận trong tổ chức, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác KTNB cũng như hoạt động giáo dục của nhà trường.

Hiệu trưởng phải biết cách chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm tra thường xuyên có kế hoạch, biết biến quá trình kiểm tra thành tự kiểm tra của tất cả các bộ phận và thành viên trong nhà trường. Chính vì thế, việc nâng cao hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)