8. Bố cục luận văn
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm
Để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác KTNB ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm theo quy trình sau:
Bước 1: Thiết kế mẫu phiếu xin ý kiến chuyên gia (Mẫu phiếu xin xem ở phần Phụ lục).
Bước 2: Lựa chọn chuyên gia (Dựa trên một số tiêu chuẩn như: nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, mạnh dạn đóng góp ý kiến xây dựng; có kiến thức chuyên môn, năng lực sư phạm; có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra).
Dựa vào các tiêu chuẩn trên, chúng tôi lựa chọn và giới thiệu các chuyên gia, gồm: 10 chuyên gia là lãnh đạo, thanh tra viên Phòng GD&ĐT; 28
89
chuyên gia là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường tiểu học và 12 chuyên gia đã từng tham gia ban KTNB là các tổ trưởng chuyên môn. Tổng số 50 chuyên gia.
Bước 3: Xin ý kiến chuyên gia và xử lý số liệu - Tiến hành xin ý kiến 50 chuyên gia;
- Thu phiếu, xử lý kết quả;
- Tính điểm số theo 3 mức độ đánh giá ở mỗi phiếu.
+ Về tính cần thiết của các biện pháp, đánh giá theo 3 mức độ: rất cần thiết (3 điểm), cần thiết (2 điểm), không cần thiết (1 điểm).
+ Về tính khả thi của các biện pháp, đánh giá theo 3 mức độ: rất khả thi (3 điểm), khả thi (2 điểm), không khả thi (1 điểm).
- Tính điểm trung bình cộng của mức độ đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi đối với từng biện pháp.
- Xếp thứ bậc các biện pháp theo mức độ cần thiết và mức độ khả thi. - Dựa vào kết quả xử lý số liệu, đưa ra những nhận định về ý kiến đánh giá của các chuyên gia được khảo sát.