Biện pháp 2 Xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 85 - 90)

8. Bố cục luận văn

3.2.2. Biện pháp 2 Xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ trường

học phù hợp nhiệm vụ năm học và tình hình nhà trường

1) Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng kế hoạch KTNB là nhiệm vụ hàng đầu của hiệu trưởng, nhằm giúp cho hiệu trưởng xác định được mục tiêu và có những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó một cách chủ động và khoa học để đạt kết quả tốt. Ngay từ đầu năm học hiệu trưởng phải triển khai các kế hoạch, tập trung chú ý vào các mục tiêu, chương trình hành động, huy động và tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả cho việc tổ chức. Nhờ đó, hiệu trưởng dễ dàng kiểm tra quá trình thực hiện và cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả, tính khả thi của quá trình thực hiện kế hoạch KTNB của các đơn vị.

2) Nội dung của biện pháp

Xây dựng kế hoạch KTNB nhà trường phù hợp với nhiệm vụ năm học và có tính khả thi. Kế hoạch KTNB hàng năm cần dựa trên thực tế phát triển từng mặt trong công tác quản lý, công tác chuyên môn. Muốn vậy, hiệu trưởng phải dựa trên cơ sở pháp lý như các văn bản pháp quy của cơ quan chức năng có thẩm quyền; hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra của các cấp quản lý giáo dục. Ngoài ra, cần căn cứ vào trọng tâm công tác kiểm tra do cơ quan quản lý cấp trên yêu cầu và nhiệm vụ, kế hoạch năm học, điều kiện kinh tế, tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương.

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tự kiểm tra trong năm học nhằm bảo đảm cho công tác kiểm tra được thường xuyên, có tác động đến mọi đối tượng

76 thuộc quyền quản lý của mình.

- Kế hoạch KTNB năm học bao gồm các nội dung sau:

+ Cơ sở pháp lý: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT; chức năng nhiệm vụ của hiệu trưởng.

+ Đặc điểm tình hình của nhà trường: Những thuận lợi, khó khăn (về cơ sở vật chất, đội ngũ, chất lượng giáo dục, điều kiện kinh tế,...) của nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học nói chung và KTNB nói riêng.

+ Mục tiêu, nhiệm vụ: Xác định rõ mục tiêu KTNB; những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học đề ra.

+ Nội dung kiểm tra: Liệt kê những đầu việc cụ thể theo từng đối tượng cần kiểm tra trong năm học (có mục đích, chỉ tiêu, biện pháp cụ thể).

Kế hoạch KTNB năm học có thể trình bày dưới dạng văn bản hay biểu bảng; chẳng hạn, trong tháng 8 gồm những nội dung kiểm tra gì? Đối tượng kiểm tra; phương pháp kiểm tra; lực lượng kiểm tra như thế nào? Lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho các tháng trong một năm học.

- Kế hoạch kiểm tra tháng:

Nội dung kế hoạch kiểm tra tháng dựa vào các đầu việc của kế hoạch kiểm tra cả năm nhưng cần chi tiết hơn; không chỉ ghi đầu việc mà còn có thể chỉ rõ đối tượng, thời gian tiến hành sao cho các đối tượng được kiểm tra có ý thức chủ động kiểm tra phòng ngừa và tự kiểm tra phần việc của họ. Chẳng hạn: Tuần 1 gồm có nội dung kiểm tra gì? Đối tượng kiểm tra; phương pháp kiểm tra; lực lượng kiểm tra như thế nào?

Kế hoạch kiểm tra tháng cũng cần cụ thể hóa các nội dung kiểm tra tuần: Người được kiểm tra; nội dung kiểm tra cụ thể, chi tiết; người tham gia lực lượng kiểm tra; thời gian kiểm tra, thời gian hoàn thành.

77

hoạch trong quá trình triển khai thực hiện có thể có những công việc đột xuất khiến kế hoạch không thể thực hiện đúng thời gian, tiến độ, hoặc cần đưa thêm các nội dung kiểm tra theo yêu cầu đột xuất vào kế hoạch, trong trường hợp này cần có nội dung cần điều chỉnh, bổ sung trong kế hoạch thực hiện.

3) Tổ chức thực hiện biện pháp

Sau khi tổ chức hội nghị đầu năm học, hiệu trưởng dựa trên các văn bản hướng dẫn về KTNB của cấp trên; dựa vào nhiệm vụ năm học và tình tình thực tế của đơn vị để xây dựng kế hoạch KTNB tổng thể của năm học. Sau đó cùng với Ban KTNB đã được hiệu trưởng ra quyết định thành lập để thảo luận, góp ý, hoàn chỉnh bản kế hoạch tổng thể KTNB năm học.

Trên cơ sở kế hoạch KTNB tổng thể năm học, hiệu trưởng có thể giao cho phó hiệu trưởng cụ thể hóa thành kế hoạch tháng, kế hoạch tuần cụ thể, chi tiết hơn. Họp giao nhiệm vụ cho Ban KTNB cũng như từng thành viên, căn cứ các kế hoạch tổng thể, bộ phận để lên kế hoạch công việc cho cá nhân hoặc của nhóm nhằm triển khai thực hiện các kế hoạch KTNB đạt hiệu quả.

3.2.3. Biện pháp 3. Tổ chức lực lượng và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ tham gia kiểm tra nội bộ trường tiểu học

1) Mục tiêu của biện pháp

Nội dung KTNB rất đa dạng và phức tạp. Vì vậy đội ngũ tham gia công tác KTNB đòi hỏi cần phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất và uy tín. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ tham gia KTNB trường tiểu học là một việc làm hết sức cần thiết. Nó có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả công tác KTNB.

Mục tiêu của biện pháp này là làm thế nào để nhà trường xác định được nhu cầu cần phải có lực lượng tham gia KTNB vững vàng về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, khéo léo trong việc tiếp cận và xử lý tình huống để thực hiện tốt các chức năng của mình trong công tác KTNB nhà trường.

78

2) Nội dung của biện pháp

Tùy vào tình hình cụ thể của nhà trường mà hiệu trưởng xây dựng lực lượng kiểm tra sao cho phù hợp với cơ chế kiểm tra đã chọn. Đội ngũ tham gia công tác KTNB nhà trường là cánh tay đắc lực giúp hiệu trưởng trong hoạt động quản lý, tổ chức, chỉ đạo, điều hành công tác KTNB trường học.

Để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ làm nhiệm vụ KTNB trường học thì trước hết cần phải cụ thể hóa về các tiêu chí như chương trình, nội dung tập huấn, thời gian, địa điểm,...

Hầu hết đội ngũ làm nhiệm vụ KTNB chủ yếu là CBQL, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán. Đội ngũ này hầu như chưa được đào tạo chuyên môn sâu về công tác KTNB trường học. Do đó, để họ có thể thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, ngoài việc dựa vào kinh nghiệm của bản thân, của đồng nghiệp đi trước thì họ cần phải được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, về kỹ năng tổ chức, về quản lý công tác KTNB trường học. Việc tổ chức đội ngũ tham gia công tác KTNB là một trong những yêu cầu cấp bách của các trường tiểu học trên địa bàn huyện hiện nay.

Tổ chức lực lượng tham gia công tác KTNB cần phân loại trình độ, năng lực của từng người để bồi dưỡng chuyên sâu về một số mặt trong công tác KTNB cho phù hợp, nhằm phát huy tối đa khả năng của từng người, tăng hiệu quả công tác kiểm tra.

Công cụ và phương tiện cần trang bị cho đội ngũ làm nhiệm vụ KTNB là các chuẩn mực như:

+ Hệ thống luật pháp của Nhà nước về giáo dục và đào tạo; + Mục tiêu, kế hoạch giáo dục, dạy học của nhà trường;

+ Yêu cầu chương trình các môn học và hoạt động giáo dục của từng khối lớp; phương pháp, phương tiện dạy học;

79 giáo viên.

Ngoài ra, đội ngũ tham gia công tác KTNB cần nắm rõ quy trình kiểm tra. Đây là khâu bắt buộc người làm nhiệm vụ KTNB trường học phải biết. Bồi dưỡng những kỹ năng có tính chuyên môn, nghiệp vụ trong việc tiến hành các công tác KTNB như thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp thông tin, xây dựng các biên bản, báo cáo KTNB, lưu hồ sơ kiểm tra; kỹ năng tham mưu, tư vấn, cung cấp thông tin về lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn của công tác KTNB trường học.

3) Tổ chức thực hiện biện pháp

Đầu năm học, hiệu trưởng quyết định thành lập Ban KTNB nhà trường. Trong đó, hiệu trưởng là trưởng ban, phó hiệu trưởng là phó trưởng ban, các tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng văn phòng, giáo viên cốt cán là ủy viên. Số lượng thành viên trong Ban kiểm tra tùy thuộc vào tình hình thực tế của đơn vị. Thành viên trong Ban kiểm tra là những người có phẩm chất tốt, có uy tín, có trình độ chuyên môn vững vàng và đã qua giảng dạy ít nhất 5 năm và được công nhận là giáo viên giỏi cơ sở trở lên.

Hiệu trưởng triển khai đầy đủ các văn bản hướng dẫn về công tác KTNB trường học tới từng thành viên trong nhà trường. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn theo chuyên đề cụ thể để tăng cường kiến thức chuyên sâu và hiệu quả hơn. Ngoài ra hiệu trưởng cung cấp tài liệu, các văn bản có liên quan, nhất là tài liệu liên quan đến công tác KTNB trường tiểu học, tài liệu lưu trữ hồ sơ kiểm tra của những năm trước để đội ngũ tham gia Ban KTNB có sự đầu tư trong nghiên cứu các tài liệu, văn bản, hồ sơ cần thiết bổ sung cho nghiệp vụ kiểm tra.

Các thành viên trong Ban KTNB phải tích cực, tự giác trách nhiệm tham dự tập huấn, bồi dưỡng các kiến thức và kỹ năng cơ bản về kiểm tra như: nắm vững nghiệp vụ kiểm tra, nội dung kiểm tra do mình phụ trách, nắm chắc những kỹ thuật thu thập thông tin, phương pháp ghi biên bản, tổng hợp báo

80

cáo, vận dụng vào giải quyết các tình huống cụ thể có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)