8. Bố cục luận văn
2.2. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội và giáo dục tiểu học huyện
Tuy Phước, tỉnh Bình Định
2.2.1.Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
- Vị trí địa lý, dân số: Tuy Phước là huyện đồng bằng lớn ở phía nam tỉnh Bình Định. Theo thống kê năm 2019, huyện có diện tích 216,77 km², dân số là 180.191 người, mật độ dân số đạt 831 người/km². Về địa hình, phía bắc và tây bắc Tuy Phước giáp huyện Phù Cát, An Nhơn; đông giáp biển; nam giáp thành phố Quy Nhơn; tây giáp huyện Vân Canh. Hiện nay huyện Tuy Phước có 11 xã và 02 thị trấn, nằm bên đầm Thị Nại, có sông Kôn, sông Hà Thanh chảy qua, có quốc lộ 1A, quốc lộ 19, đường sắt Bắc - Nam chạy ngang qua. Nhìn chung, Tuy Phước có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
- Văn hóa - Lịch sử: Không chỉ được biết đến với những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, huyện Tuy Phước còn là mảnh đất lưu giữ nhiều giá trị
45
văn hóa - lịch sử vô cùng quý giá. Đây là vùng đất khoa cử, nơi sinh dưỡng nhiều nhà khoa bảng nổi tiếng học rộng tài cao và đức độ, như Lê Công Miễn (nhà Tây Sơn); Đào Doãn Dịch, Lê Tuyên, Võ Trứ (phong trào Cần Vương)… và cũng là nơi sinh thành của nhiều nhà văn hóa lớn, như nhà thơ Xuân Diệu, danh nhân văn hóa Đào Tấn.
Đến nay những di tích văn hóa - lịch sử còn lại trên đất Tuy Phước khá đa dạng, phong phú, từ tháp Bình Lâm, tháp Bánh Ít, thành Thị Nại, di tích Đô thị Nước Mặn… đến những điệu dân ca bài chòi, những vở tuồng cổ. Sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa Chămpa đặc sắc với nền văn hóa hiện đại đã tạo nên vẻ đẹp thâm trầm mà quyến rũ cho mảnh đất này. Với những lợi thế trên, Tuy Phước chủ trương giữ gìn và khôi phục những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, không chỉ cho các thế hệ con cháu mai sau mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch, mở ra hướng đi đầy tiềm năng cho địa phương.
- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội:Trong năm qua, việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị huyện nhà trong điều kiện nền kinh tế cả nước, tỉnh nói chung và địa phương nói riêng gặp nhiều khó khăn, thời tiết diễn biến phức tạp, tình hình dịch bệnh cây trồng, vật nuôi tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, nhất là dịch Covid-19... đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân trong huyện. Tuy vậy kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; chương trình nông thôn mới tiếp tục triển khai thực hiện gắn với việc tái cơ cấu nông nghiệp; thu ngân sách đạt khá; các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục tiến bộ; an sinh xã hội được đảm bảo; đời sống nhân dân cơ bản ổn định (Theo Báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2020 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 của UBND huyện Tuy Phước).
46
Về phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn: Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản (theo giá so sánh 2010) ước đạt 2.333.743 triệu đồng, đạt 103,0 % KH, tăng 4,1% so cùng kỳ. Trong đó, nông nghiệp 1.975.597 triệu đồng, đạt 103,6% KH, tăng 4,0% so cùng kỳ; lâm nghiệp 43.909 triệu đồng, đạt 100,1 KH năm, tăng 4,4% so với cùng kỳ; thủy sản 314.237 triệu đồng, đạt 100,1% KH, tăng 4,3% so cùng kỳ.
Về phát triển kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ: Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng. Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng (theo giá so sánh 2010) ước đạt 100,1% KH năm, tăng 10,7% so cùng kỳ, riêng giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,6% so cùng kỳ. Công tác kêu gọi đầu tư vào Cụm Công nghiệp Phước An được triển khai tích cực, có 23 cơ sở, doanh nghiệp thuê 39,7/39,7ha chiếm tỷ lệ 100% và hiện có 19 doanh nghiệp đang hoạt động, giải quyết việc làm tại chỗ gần 2.000 lao động. Giá trị sản xuất tại Cụm tăng 0,42% so cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 41,0% trên tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Hoàn thành việc bổ sung và tổ chức công bố Cụm công nghiệp Bình An vào Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, với tổng diện tích 38,234ha.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội (theo giá so sánh 2010) ước đạt 5 1.950.474 triệu đồng, đạt 100,0% so với KH và tăng 11,3% so cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu ước đạt 38.062 nghìn USD, tăng 9,3% so cùng kỳ; giá trị nhập khẩu ước đạt 6.939 nghìn USD, tăng 4,5% so cùng kỳ.
Nhìn chung, trong năm qua nền kinh tế của huyện tuy có tăng trưởng nhưng chưa bền vững, hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn do dịch Covid -19, sản phẩm đầu ra tiêu
47 thụ chậm.