Đánh giá chung và nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 68 - 70)

8. Bố cục luận văn

2.3.3. Đánh giá chung và nguyên nhân của thực trạng

- Đánh giá chung

Từ thực trạng điều tra, khảo sát về thực hiện nội dung, hình thức và quy trình KTNB trường tiểu học có thể rút ra nhận xét sau:

59

Về nội dung KTNB cơ bản phù hợp với nhiệm vụ của từng đối tượng được kiểm tra. Vì thế, các mục tiêu về công tác KTNB ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước đạt ở mức độ tương đối tốt. Nề nếp, kỷ cương của các trường học được thực hiện nghiêm túc. Đội ngũ CBQL, GV, NV, HS và các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường đều thực hiện tốt công tác KTNB đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Các hình thức KTNB được CBQL, GV đánh giá cao. Tuy nhiên, công tác KTNB ở mỗi trường hiệu trưởng triển khai chưa có sự thống nhất theo một quy trình nhất định. Vì thế, cần có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL, nhất là hiệu trưởng người đứng đầu đơn vị trực tiếp tổ chức các công tác KTNB trong nhà trường.

Quy trình KTNB ở các trường tiểu học được đánh giá cao nhưng vẫn còn mang tính hình thức. Muốn nâng cao hiệu quả trong quá trình kiểm tra, người lãnh đạo cần phải xây dựng một quy trình kiểm tra cụ thể và kết hợp với sự linh hoạt, nhạy bén.

- Nguyên nhân của thực trạng

Nguyên nhân khách quan: Do quá trình KTNB ở các trường tiểu học chưa diễn ra đồng bộ với kế hoạch năm học. Lãnh đạo các cấp và nhà trường chưa chú trọng đến các công tác KTNB. Nội dung công tác KTNB chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, hình thức, phương pháp chưa có sự đổi mới. Việc chuẩn bị về kinh phí, trang thiết bị, cơ sở vật chất... cho công tác KTNB còn mang tính nhất thời.

Nguyên nhân chủ quan: Năng lực quản lý công tác KTNB của hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết vai trò của mình trong quản lý các hoạt động của quá trình KTNB trường học. Nhận thức về vai trò, vị trí của công tác KTNB ở một bộ phận GV, NV chưa cao, tâm lý e ngại, cả nể vẫn còn; một số GV chưa thấy được tầm quan trọng của

60

công tác KTNB, chỉ chú ý đến việc dạy trên lớp. Một số CBQL, GV tham gia công tác KTNB trường học chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)