Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 96 - 98)

8. Bố cục luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trên đây là các biện pháp quản lý công tác KTNB ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định do chúng tôi đề xuất dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu. Các biện pháp được đề xuất chủ yếu dựa trên tiếp cận chức năng, nội dung và quy trình của công tác quản lý.

Các biện pháp được đề xuất trên đây có tính độc lập tương đối, đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại như một hệ thống, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau. Mỗi biện pháp đều có một mục tiêu, chức năng nhất định nhưng

87

chúng có tính thống nhất, tác động thúc đẩy nhau và tạo thành một chỉnh thể thống nhất, đồng bộ. Hiệu quả của các biện pháp chỉ có được khi chúng được vận dụng trong sự tương tác qua lại như một chỉnh thể toàn vẹn. Mọi biểu hiện xem nhẹ, hoặc tuyệt đối hóa từng biện pháp riêng lẻ đều làm giảm hiệu quả của quản lý.

Mối quan hệ chặt chẽ giữa các biện pháp thể hiện ở chỗ: Khi đội ngũ CBQL, GV, NV trong tổ chức nhà trường có nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của công tác KTNB trường học thì sẽ tạo được động lực thúc đẩy các lực lượng tham gia công tác KTNB, thúc đẩy thực hiện tốt các hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường. Nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với công tác KTNB trường học của CBQL, GV, NV, nhất là đội ngũ hiệu trưởng được nâng cao sẽ là tiền đề tốt cho việc tham mưu với cấp trên để hoàn thiện, cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn phù hợp với thực tế địa phương, nhà trường; đồng thời là tiền đề tốt cho việc đổi mới công tác quản lý, xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều hành và kiểm tra công tác KTNB nhà trường. Cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho công tác KTNB trường tiểu học cũng là điều kiện cần để tiến hành thuận lợi, có hiệu quả việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về công tác KTNB; giúp phát huy hiệu lực của công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức lực lượng kiểm tra, chỉ đạo điều hành và kiểm tra việc thực thi kế hoạch có hiệu quả nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Trong các biện pháp được đề xuất có biện pháp tập trung vào các chức năng, nội dung quản lý, có biện pháp chú trọng đến các nhân tố, điều kiện bảo đảm hoạt động KTNB đạt được hiệu lực, hiệu quả trong quá trình quản lý. Tuy các biện pháp quản lý có tính độc lập và có vai trò riêng trong công tác KTNB ở các nhà trường nhưng chúng có quan hệ tác động, bổ sung cho nhau, vừa là tiền đề vừa là điều kiện của nhau. Do đó, khi thực hiện cần căn cứ vào

88

thực trạng, hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn các biện pháp thích hợp để có thể phát huy được tác dụng của chúng, giúp Hiệu trưởng thực hiện tốt chức năng quản lý, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường tiểu học trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)