Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 99 - 105)

8. Bố cục luận văn

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

- Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất:

Qua phiếu trưng cầu ý kiến của 50 chuyên gia về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất, thu được kết quả sau:

Bảng 3.1: Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý công tác KTNB ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

TT Biện pháp Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Rất cần thiết (3 điểm) Cần thiết (2 điểm) Không cần thiết (1 điểm) 1

Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học

90

2

Xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học phù hợp nhiệm vụ năm học và tình hình nhà trường

32 18 0 2.64 1

3

Tổ chức lực lượng và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ tham gia kiểm tra nội bộ trường tiểu học

25 19 6 2.38 4

4

Nâng cao hiệu quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học

25 22 3 2.44 2

5

Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học

19 27 4 2.30 6

6

Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính hỗ trợ công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học

23 20 7 2.32 5

Qua kết quả khảo nghiệm nhận thức mức độ tính cần thiết của các biện pháp đề xuất trong luận văn đều được đánh giá là có tính cần thiết và rất cần thiết; chỉ có một số ít ý kiến cho là không cần thiết.

Biện pháp “Xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học phù hợp nhiệm vụ năm học và tình hình nhà trường” được đánh giá tính cần thiết và rất cần thiết cao nhất với điểm trung bình 2.64, xếp thứ bậc 1; Biện pháp “Nâng cao hiệu quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học” với điểm trung bình 2.44, xếp thứ bậc 2; Biện pháp “Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học” với điểm trung bình 2.42, xếp thứ bậc 3; Biện pháp “Tổ chức lực lượng và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ tham gia kiểm tra nội bộ trường tiểu học” với điểm trung bình 2.38, xếp thứ bậc 4. Điều này cho thấy việc hoạch định được một kế hoạch KTNB hợp lý dựa trên cơ sở pháp lý và thực tiễn; đồng thời tổ chức, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã xây dựng là những chức năng và là các khâu rất quan trọng trong quy trình quản lý công tác KTNB trường học. Bên cạnh đó việc nâng cao

91

nhận thức của CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của công tác KTNB trường tiểu học cũng là một yếu tố không kém quan trọng để thực hiện có hiệu quả công tác KTNB nhà trường.

Ngoài ra, “Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính hỗ trợ công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học” theo ý kiến các chuyên gia cho rằng biện pháp này không quá cấp thiết nên điểm trung bình 2.32, xếp thứ bậc 5; Đặc biệt, còn khá nhiều ý kiến chưa chú trọng đến việc “Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học” cho nên biện pháp này chỉ được xếp thứ bậc 6.

Kết quả trên cho thấy, các biện pháp trong luận văn được tiến hành nghiên cứu có tính cần thiết khá cao.

- Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất:

Bảng 3.2: Khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác KTNB ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

TT Biện pháp Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Rất khả thi (3 điểm) Khả thi (2 điểm) Không khả thi (1 điểm) 1

Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học

18 27 5 2.26 4

2

Xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học phù hợp nhiệm vụ năm học và tình hình nhà trường

26 22 2 2.48 1

3

Tổ chức lực lượng và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ tham gia kiểm tra nội bộ trường tiểu học

20 25 5 2.30 3

4 Nâng cao hiệu quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch

công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học 17 27 6 2.22 6

5 Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác kiểm

tra nội bộ trường tiểu học 22 27 1 2.42 2

6

Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính hỗ trợ công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học

18 26 6 2.24 5

92

Kết quả khảo nghiệm các chuyên gia là lãnh đạo, thanh tra viên phòng GD&ĐT; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên ở các trường tiểu học từng tham gia ban KTNB trường học cho thấy các biện pháp do luận văn đề xuất được đánh giá là có tính rất khả thi và khả thi cao. Biện pháp 2 và biện pháp 5 được đánh giá mức độ tính khả thi với mức điểm trung bình lần lượt là 2.48 và 2.42 (xếp thứ bậc 1, 2); Biện pháp 3 và biện pháp 1 được đánh giá mức độ tính khả thi thấp hơn nhưng ở mức điểm trung bình lần lượt là là 2.30 và 2.26 (xếp thứ bậc 3, 4). Hai biện pháp còn lại được các chuyên gia nhận định cũng rất khả thi nhưng không quá cấp thiết nên xếp thứ bậc cụ thể như sau: Biện pháp “Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính hỗ trợ công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học” với điểm trung bình 2.24, xếp thứ bậc 5; biện pháp “Nâng cao hiệu quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học” với điểm trung bình 2.22, xếp thứ bậc 6. Tuy nhiên vẫn có một số ít ý kiến cho là không khả thi ở một số biện pháp (có từ 1 - 6 ý kiến, chiếm tỷ lệ lần lượt là: 2% - 12%).

Kết quả khảo nghiệm đối với biện pháp 4 cho thấy nhiều chuyên gia chưa đánh giá cao sự đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác KTNB nhà trường của các hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Tóm lại, kết quả khảo nghiệm trên cho thấy các biện pháp quản lý công tác KTNB ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định mà luận văn nghiên cứu đề xuất là có tính cần thiết và khả thi, có thể đem áp dụng vào thực tiễn quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác KTNB trường tiểu học trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu đổi mới công tác quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

93

Tiểu kết chương 3

Dựa trên kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý công tác KTNB ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, xuất phát từ các nguyên tắc được xác định, chương 3 của luận văn nghiên cứu đề xuất 6 biện pháp quản lý công tác KTNB ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, gồm: 1. Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học; 2. Xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học phù hợp nhiệm vụ năm học và tình hình nhà trường; 3. Tổ chức lực lượng và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ tham gia kiểm tra nội bộ trường tiểu học; 4. Nâng cao hiệu quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học; 5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học; 6. Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính hỗ trợ công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học.

Các biện pháp đều được chỉ rõ mục tiêu, nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp. Mỗi biện pháp đều có tính độc lập tương đối, có những ưu điểm và hạn chế nhất định nhưng chúng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại như một hệ thống.

Kết quả khảo nghiệm bước đầu cho thấy các biện pháp do luận văn đề xuất là có tính cần thiết và tính khả thi cao. Điều này cho phép khẳng định: nếu chúng ta biết vận dụng vào thực tiễn một cách đồng bộ và có sự điều chỉnh ít nhiều cho phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi trường tiểu học trên địa bàn nghiên cứu và có thể nhân rộng ra các trường tiểu học khác có các điều kiện tương tự thì sẽ tạo được những chuyển biến tích cực trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý công tác KTNB ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định nói riêng và các trường tiểu học nói chung.

94

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu về quản lý công tác KTNB ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Về lý luận

Luận văn đã tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề quản lý công tác KTNB trường học. Luận văn đã xác định và làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở kết hợp các hướng tiếp cận chức năng và tiếp cận hệ thống đối với vấn đề nghiên cứu, luận văn đặc biệt tập trung xác định và lập luận các vấn đề lý luận về công tác KTNB ở trường tiểu học. Trong đó, xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức về quản lý công tác KTNB ở các trường tiểu học.

Những vấn đề lý luận được nghiên cứu là cơ sở lý luận để luận văn triển khai nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài và đề xuất các biện pháp quản lý công tác KTNB ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

1.2. Về thực tiễn

Luận văn đã tiến hành khảo sát và phân tích thực trạng quản lý công tác KTNB ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Qua khảo sát và phân tích về thực trạng, nhận thấy rằng CBQL các nhà trường đã nhận thức đúng về tầm quan trọng của quản lý công tác KTNB trường học. Tuy nhiên, nhìn chung việc quản lý công tác KTNB ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện còn có những hạn chế, chưa đạt được hiệu quả cao do các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Điều này cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp, hữu hiệu nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của quản lý công tác KTNB ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện.

95

1.3. Đề xuất các biện pháp

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu đề xuất 6 biện pháp quản lý công tác KTNB ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, gồm: 1. Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học; 2.Xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học phù hợp nhiệm vụ năm học và tình hình nhà trường; 3. Tổ chức lực lượng và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ tham gia kiểm tra nội bộ trường tiểu học; 4. Nâng cao hiệu quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học; 5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học; 6. Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính hỗ trợ công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học. Các biện pháp được đề xuất đều có mục đích, nội dung và cách tổ chức thực hiện khác nhau nhưng nhìn chung chúng có mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó, tác động hỗ trợ qua lại lẫn nhau.

Kết quả khảo nghiệm bước đầu cho thấy các biện pháp do chúng tôi đề xuất là có tính cần thiết và khả thi cao. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, các biện pháp cần được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất thì mới đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi thực hiện cần phải vận dụng linh hoạt tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng nhà trường tiểu học để đạt được kết quả như mong muốn.

2. Khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 99 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)