Biện pháp 1 Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV về tầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 83 - 85)

8. Bố cục luận văn

3.2.1. Biện pháp 1 Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV về tầm

trọng của công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học

1) Mục tiêu của biện pháp

Nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là đội ngũ CBQL, GV, nhân viên về vai trò, vị trí, mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, hình thức, quy trình và nội dung của công tác KTNB trong nhà trường hiện nay.

Nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực thực hiện của mỗi thành viên trong nhà trường đối với công tác KTNB hiện nay. Đồng thời giúp các thành viên trong nhà trường nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác KTNB trường học nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường.

2) Nội dung của biện pháp

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng là người đứng đầu nhà trường; là người xây dựng nội dung kiểm tra, ra quyết định kiểm tra và hướng dẫn chỉ đạo mọi hoạt động trong nhà trường. Do đó hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải là người ý thức một cách rõ ràng công tác kiểm tra và tự kiểm tra là một chức năng quan trọng trong chu trình quản lý nhà trường. Đây là quá trình xem xét thực tiễn để đánh giá thực trạng, phát hiện những nhân tố tích cực, những sai lệch; từ đó đưa ra quyết định điều chỉnh, thúc đẩy kịp thời nhằm hoàn thành tốt mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

74

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV trong nhà trường về tầm quan trọng của công tác KTNB, giúp cho CBQL, GV, NV thấy rõ được trách nhiệm và sự cần thiết phải tham gia vào công tác KTNB nhà trường. Từ đó tích cực thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong quá trình kiểm tra, biến quá trình kiểm tra thành tự kiểm tra. Xác định cho CBQL, GV, NV hiểu rõ rằng công tác KTNB chính là tiền đề, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng dạy học và các hoạt động khác trong nhà trường. Qua đó, giúp hoàn thiện bản thân, nâng cao năng lực chuyên môn, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân, bộ phận của nhà trường.

3) Tổ chức thực hiện biện pháp

Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với công tác KTNB trường tiểu học cho CBQL, GV, NV bằng hình thức tuyên truyền, tập huấn hay tổ chức học tập, bồi dưỡng nhiệm vụ KTNB ngay từ đầu năm học như phổ biến, quán triệt các văn bản pháp luật về thanh tra giáo dục, các văn bản quy phạm pháp luật về chuyên môn nghiệp vụ, hay nội dung kiểm tra, hình thức kiểm tra,… Tạo điều kiện, môi trường gắn kết giữa CBQL với GV, NV và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, phát huy dân chủ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Hiệu trưởng có biện pháp làm tốt công tác tư tưởng trong đội ngũ để mỗi CBQL, GV, NV nhận thức đúng về mục đích của công tác KTNB. Đồng thời phân công giao trách nhiệm cụ thể cho các thành phần phụ trách công tác kiểm tra; tổ chức lấy ý kiến tham gia xây dựng kế hoạch kiểm tra ở ngay từ các cá nhân và các tổ chức trong nhà trường.

Hiệu trưởng các trường tiểu học chọn cử những CBQL, GV có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, kinh nghiệm công tác và tâm huyết với nghề vào Ban KTNB nhà trường và tạo điều kiện cho họ về thời gian để tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra do

75 ngành giáo dục tổ chức.

Đề xuất phòng GD&ĐT xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về công tác KTNB trường học ngay từ đầu năm học; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ công tác KTNB nhà trường cho CBQL và GV cốt cán của các trường tiểu học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)