Quản lý tài chính BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại bảo hiểm xã hội huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 35 - 37)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.3.3. Quản lý tài chính BHXH

Nhìn chung, quản lý tài chính BHXH bao gồm 4 nội dung cơ bản sau: Quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; Quản lý chi BHXH, BHYT, BHTN; Quản lý hoạt động đầu tƣ tăng trƣởng quỹ; Quản lý cân đối quỹ. Trong đó, nội dung quản lý thu và quản lý chi là hai nội dung quan trọng đối với các cơ quan BHXH quận, huyện, cụ thể:

- Đối với hoạt động quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN:

Quản lý thu giữ vai trò quan trọng và quyết định đến sự thành công của quá trình thu BHXH, BHYT, BHTN; từ đó, quyết định việc bảo toàn và tăng trƣởng các quỹ này nhằm đảm bảo cho việc chi trả cho các chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN và các chế độ trợ cấp khác thuộc phạm vi của ngành BHXH.

Hai khoản thu lớn nhất và đóng vai trò quan trọng, quyết định là khoản thu từ ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Các khoản thu khác nhƣ: thu từ các quỹ của các tổ chức, cá nhân từ thiện hay sự hỗ trợ của ngân sách

27

nhà nƣớc là nhỏ; Ngân sách nhà nƣớc chỉ bù đắp cho những trƣờng hợp cần thiết, hơn nữa đây là khoản thu mà tổ chức BHXH cũng không thể tự điều chỉnh đƣợc vì nó mang tính thụ động. Do vậy, mà công tác quản lý thu chỉ tập trung vào nguồn thu từ hai đối tƣợng chính là ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Nội dung của quản lý thu tập trung vào ba đối tƣợng chính sau đây:

+ Quản lý đối tượng tham gia: bao gồm các công việc sau: quản lý số

lƣợng đăng kí tham gia; quản lý đối tƣợng bắt buộc tham gia theo quy định; quản lý công tác cấp sổ, thẻ.

+ Quản lý quỹ lương của các doanh nghiệp: vì quỹ lƣơng của doanh

nghiệp là căn cứ để xác định mức đóng BHXH, BHYT, BHTN nên việc quản lý quỹ lƣơng của doanh nghiệp có thể đảm bảo thu đúng, thu đủ và hạn chế đƣợc tình trạng gian lận trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN.

- Quản lý tiền thu: việc nắm bắt đƣợc tình hình thu sẽ đảm bảo thu

đúng, thu đủ, kịp thời, giúp quản lý các quỹ dễ dàng. Việc quản lý tiền thu phải đảm bảo nguyên tắc tập trung nguồn thu tại BHXH Việt Nam.

- Đối với hoạt động quản lý chi BHXH, BHYT, BHTN:

Các khoản chi BHXH, BHYT, BHTN bao gồm các khoản chi cho các chế độ, chi quản lý và chi khác. Trong đó chi cho các chế độ và chi quản lý là rất lớn và quan trọng nhất. Vì vậy nhắc đến quản lý chi là nhắc đến hai nội dung chính sau:

+ Quản lý hoạt động chi trả cho các chế độ: mục tiêu của hoạt động quản lý chi không phải là giảm khoản chi này một cách lớn nhất có thể mà là quản lý để tránh tình trạng chi sai chế độ hoặc chi không đúng đối tƣợng, vừa tránh lãng phí vừa đảm bảo công bằng cho các đối tƣợng tham gia. Do vậy, để đảm bảo chi trả trợ cấp đúng chế độ, đúng đối tƣợng, kịp thời cần có phƣơng thức chi hợp lý, tổ chức thực hiện chi trả cho các chế độ thuận lợi, dễ dàng.

28

Cũng nhƣ quản lý thu, trƣớc tiên là quản lý những đối tƣợng đƣợc hƣởng các chế độ, đối tƣợng này có thể hƣởng chế độ của chính bản thân họ hoặc hƣởng chế độ của ngƣời thân trong gia đình họ.

.- Quản lý chi hoạt động bộ máy: sau chi cho các chế độ thì đây là khoản chi lớn thứ hai cần đƣợc quản lý. Chi quản lý có thể hiểu đơn giản là khoản chi cho bộ máy tức là trả lƣơng cho cán bộ, chi cho đầu tƣ xây dựng cơ bản, chi mua sắm thiết bị và những tài sản cố định nhằm duy trì hoạt động của tổ chức BHXH. Mức chi này đƣợc quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của BHXH và các văn bản pháp quy khác. Khoản chi này cần đƣợc quản lý nghiêm ngặt để tránh những lãng phí không cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại bảo hiểm xã hội huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 35 - 37)