6. Bố cục luận văn
1.1.5. Phân loại lập luận
hướng và lập luận nghịch hướng. Lập luận đồng hướng là lập luận mà trong đó các tiền đề, luận cứ, luận điểm, lý lẽ cùng đi đến một kết luận. Lập luận nghịch hướng là lập luận mà trong đó các tiền đề, luận cứ, luận điểm, lý dẫn đến kết luận trái chiều.
Ví dụ 12:
(1) “Chính nhờ gắn bó, chia sẻ với cơ sở với nhân dân, được nhân dân cung cấp những thông tin ở cơ sở, qua đó nắm bắt tình hình, xử lí kịp thời đã góp phần phòng ngừa, hạn chế vi phạm của tổ chức Đảng và đảng viên” [tr.46, số 10-2017].
(2) “Ở một huyện miền núi, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn nhưng ngoài nhiệm vụ chuyên môn, lãnh đạo và cán bộ cơ quan UBKT huyện ủy vẫn thường xuyên xuống cơ sở thực hiện tốt các mục tiêu Nghị quyết đề ra” [tr.41, số 6-2015].
Ở ví dụ trên, (1) là lập luận đồng hướng; (2) là lập luận nghịch hướng.
* Căn cứ vào vị trí của kết luận thì có hai loại lập luận: lập luận diễn dịch và lập luận quy nạp. Lập luận diễn dịch là lập luận đi từ một tiền đề khái quát để đưa ra kết luận cục bộ. Lập luận quy nạp là lập luận đi từ lập luận cục bộ, lập luận cụ thể để kết luận khái quát, kết luận chung.
* Căn cứ vào số lượng kết luận thì có hai loại lập luận: lập luận đơn và lập luận phức hợp. Lập luận đơn là lập luận có thể có nhiều luận cứ nhưng chỉ có một kết luận. Lập luận phức hợp là lập luận có từ hai kết luận bộ phận trở lên để đi đến kết luận chung.
* Căn cứ vào sự tường minh của kết luận thì có hai loại lập luận: lập luận tường minh và lập luận hàm ẩn. Lập luận tường minh là lập luận mà ý nghĩa của lập luận do các yếu tố của ngôn ngữ trực tiếp đem lại. Lập luận hàm ẩn là lập luận mà ý nghĩa của lập luận được suy ra một cách gián tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại.