Lý lẽ pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí kiểm tra (Trang 73 - 77)

6. Bố cục luận văn

2.6. Lý lẽ pháp lý

Lý lẽ pháp lý là loại lý lẽ dựa trên cơ sở luật pháp, trong đó có Hiến pháp, luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế để lập luận, đi đến nhận xét, đánh giá hoặc đồng tình, phản đối hành vi, hoạt động của quốc gia, tổ chức

hay một cá nhân nào đó.

Để làm căn cứ cho cho tính chính xác, hợp lý của công tác đền ơn đáp nghĩa, tác giả Nguyễn Thị Thanh đã nêu lên các cơ sở pháp lý đã được các văn bản pháp luật Việt Nam ban hành từ khi thành lập đất nước cho đến hiện nay:

“Ngày 16 tháng 2 năm 1947, chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký sắc lệnh số 20/SL, ngày 12 tháng 10 năm 1948, quy định tiêu chuẩn xác nhận thương binh truy tặng tử sĩ, thực hiện chế độ “lương hưu thương tật” đối với thương binh, chế độ “tiền tuất” đối với gia đình “tử sĩ”. Đây là các văn bản pháp luật đầu tiên ở Việt Nam là nền móng cho hệ thống chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng của Đảng và Chính phủ. Trong thư gửi Ban thường trực của ban tổ chức “ngày thương binh toàn quốc” (17-7- 1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đồng ý chọn ngày 27 tháng 7 hàng năm là ngày thương binh liệt sĩ, ngày nhân dân bày tỏ lòng hiếu nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ và gia đình Liệt sĩ, đánh đánh dấu sự ra đời của các hoạt động tình nghĩa” đền ơn đáp nghĩa”, “ uống nước nhớ nguồn” đối với người có công với cách mạng”[tr.7, số 7-2017].

Lý lẽ pháp lý trong tạp chí kiểm tra được các tác giả sử dụng nhiều nhất là các văn bản văn kiện Đại hội Đảng các cấp, các bản nghị quyết Trung ương đã được thông qua đại biểu. Đó là những cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động thanh tra kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân. Trong vụ án Trịnh Xuân Thanh, tác giả Nguyễn Trọng Thành đã căn cứ vào nghị quyết Trung ương 4 khóa 12 để chỉ ra những biểu hiện suy thoái của các cán bộ Đảng viên có liên quan trong vụ việc:

“Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, đã nêu rõ những hạn chế, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng và chỉ ra 27 biểu hiện suy

thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”: trong biểu hiện thứ 9 về suy thoái tư tưởng chính trị, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, nêu rõ: “tranh thủ bổ nhiệm người thân người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi

ích”[tr.15, số 7-2017].

Các văn bản nghị quyết qua các kỳ đại hội cũng là cơ sở pháp lý ý để các đơn vị tổ chức địa phương anh kiểm điểm kiểm tra a những điều đã làm được, chưa làm được trong quá trình thực hiện các văn kiện này. Dựa vào Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, tác giả Ngô Chí Cường đã chỉ ra những ưu điểm và những hạn chế của tỉnh Trà Vinh trong vấn đề thực hiện các yêu cầu của văn bản này:

“Qua 4 năm thực hiện nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, tỉnh Trà Vinh đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, chuyển biến tích cực trong việc nâng cao tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, bộ Đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp Ủy, cơ quan, đơn vị; các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã được ngăn chặn, đẩy lùi. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ được đẩy mạnh; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên. Phương thức lãnh đạo của các cấp ủy có sự đổi mới; năng lực chỉ đạo, điều hành của chính quyền có hiệu quả”[tr. 21, số 4-2016].

Trong tạp chí kiểm tra lời lý giải pháp lý tồn tại dưới hình thức tư vấn pháp luật, cung cấp kiến thức căn cứ xử lý cho các cán bộ làm công tác kiểm tra. Kiểu đứng ngoài này có thể tồn tại dưới dạng hỏi đáp, tư vấn pháp luật:

“Hỏi: Đảng viên A là thành viên của đoàn thanh tra bị bắt quả tang khi đang nhận hối lộ, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can

và gửi văn bản đến tại chi ủy, chi bộ nơi quản lý đảng viên A đề nghị xem xét, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền”.

Vậy, tổ chức Đảng có phải chờ kết luận của cơ quan điều tra hoặc bản án của tòa án để xem xét xử lý kỷ luật hay không?

Trả lời:

Điểm 1.2, Khoản 1, Điều 40, Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26- 07-2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành chương 7 và chương 8 điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định:

“ Đảng viên bị khởi tố, truy tố hoặc bị tạm giam, nếu tổ chức Đảng có thẩm quyền kết luận rõ ràng Đảng viên có vi phạm đến mức phải xử lý thì chủ động xem xét xử lý kỷ luật Đảng, không nhất thiết chờ kết luận hoặc tuyên án của tòa án…”

Căn cứ Quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu trên, đảng viên A là thành viên của đoàn thanh tra đã bị bắt quả tang trong khi đang nhận hối lộ và cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can và thông báo bằng văn bản đến chi ủy, chi bộ nơi quản lý đảng viên đề nghị xem xét xử lý kỷ luật theo thẩm quyền. Tổ chức Đảng có thẩm quyền có thể chủ động căn cứ đề nghị của cơ quan cảnh sát điều tra và vi phạm của Đảng viên A để xem xét, kỷ luật Đảng, không chờ kết luận của cơ quan điều tra hoặc bản án của tòa án” [tr.73, số 7-2019].

Để nêu lên những giải pháp, kiến nghị cho hoạt động kiểm tra giám sát, các tác giả đều bám sát vào cơ sở pháp lý. Căn ý cứ vào cơ sở pháp lý sẽ tạo ra được sức mạnh của sự tin tưởng, tạo được sự vững chắc trong lập luận:

Theo Quyết định số 46 của Ban Chấp hành Trung ương về hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, trong chương 7 và chương 8, Điều lệ Đảng (khóa 11),

tại điểm 1.1.2, Điều 30 quy định đối tượng kiểm tra và giám sát bao gồm: chi bộ, đảng ủy bộ phận,đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy từ cấp trên trở lên; Ủy ban kiểm tra; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy, ban cán sự Đảng, đảng đoàn; Đảng viên. Như vậy, theo quy định này thì ban chấp hành chi bộ, bộ ban thường vụ cấp ủy cơ sở không thuộc đối tượng kiểm tra giám sát”

[tr.47, số 4-2016]

Lý lẽ pháp lý là loại lý lẽ dựa trên cơ sở luật pháp, có tính chất bắt buộc mọi tổ chức và cá nhân phải tôn trọng và chấp hành, nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Loại lý lẽ này có tính thuyết phục rất cao vì pháp luật là công cụ bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí kiểm tra (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)