6. Bố cục luận văn
3.1.1. Kiểu cấu trúc câu ghép có dùng quan hệ từ
Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại (thường là hai vế), mỗi vế câu thường có cấu tạo giống câu đơn và thể hiện một ý nghĩa có quan hệ với các vế khác trong câu. Các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng nhiều cách nhưng cơ bản nhất vẫn là sử dụng quan hệ từ. Kiểu cấu trúc câu ghép có dùng quan hệ từ là kiểu câu được dùng khá phổ biến trong tạp chí Kiểm tra vì nó mang lại hiệu quả cao cho việc lập luận. Ở đây, quan hệ từ được xem là
dấu hiệu đầu tiên, dấu hiệu rõ nhất để nhận biết một lập luận. Kiểu cấu trúc câu ghép có quan hệ từ rất đa dạng, phong phú, khó có thể mô tả hết. Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ tập trung phân tích một số kiểu cấu trúc câu ghép có quan hệ từ điển hình trong ngữ liệu nghiên cứu.
Một trong những kiểu cấu trúc được sử dụng phổ biến trong các bài viết trên tạp chí Kiểm tra đó là những kiểu cấu trúc hàm chứa tính mục đích. Bởi đây là một tạp chí kiểm tra, giám sát các hoạt động của tổ chức, cá nhân thuộc các cấp Đảng nên mục đích, tôn chỉ của tạp chí là góp phần hữu hiệu vào việc xây dựng, phát triển các tổ chức Đảng, đào tạo, bồi dưỡng Đảng viên. Từ mục đích đó, đa số bài viết đều hướng tới mục tiêu tìm kiếm cách thức, biện pháp xây dựng tổ chức, bồi dưỡng cá nhân hữu hiệu nhất. Các kiểu cấu trúc lập luận “mục đích” – “điều kiện đạt mục đích” được sử dụng phổ biến nhất.
Cấu trúc “ĐỂ A CẦN B”, “ĐỂ A PHẢI B”… nêu lên mục đích của lập luận và điều kiện để thực hiện mục đích một cách hữu hiệu. Tiếp sau của kết luận là những lý lẽ hợp lý sẽ được tác giả nêu lên nhằm giải quyết hiệu quả kết luận đã được nêu trước tiên trong lập luận:
(1) Để nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác tiếp nhận và xử lý đơn thư trong thời gian tới, đồng chí Đặng Hùng Minh Ủy viên ban thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương nhấn mạnh: các cấp Ủy và Ủy ban Kiểm tra cần tăng cường lãnh đạo và nâng cao nhận thức trong việc tiếp và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo phản ánh”[tr.51, số 8-2018].
(2) “Để tiếp tục thực hiện tốt dân chủ trong công tác kiểm tra giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng cấp ủy ban kiểm tra huyện ủy đề ra những nội dung thực hiện trong thời gian tới như sau: ….”
(3) “Để hạn chế và kiềm hãm tệ tham nhũng phát triển, Nhật Bản và tăng cường ngăn chặn bằng luật pháp đối với những lĩnh vực quan trọng” [tr.39, số 8-2018]
Thường thì khi sử dụng cấu trúc câu kiểu này trong lập luận sẽ gồm nhiều lý lẽ được nêu lên tiếp theo. Những lý lẽ này đều bám sát vào tính hiệu quả của kết luận. Ví dụ 1, tác giả nêu lên hành động cần thực hiện cho kết luận ngay trong một câu, tức chỉ gồm một lý lẽ. Nhưng ở Ví dụ 2, 3, tác giả lại cần nhiều lý lẽ để minh chứng cho kết luận đã nêu. Như vậy, có thể thấy, kiếu cấu trúc này thông thường kết luận được nêu lên trước hệ thống lý lẽ.
Thứ hai, kiểu cấu trúc câu ghép với quan hệ từ “Bên cạnh… cũng…”, được mô hình hóa: BÊN CẠNH A CŨNG CÓ, CŨNG CÒN B. Đây cũng là kiểu cấu trúc câu ghép theo quan hệ. Chúng ta có thể xem xét ví dụ sau đây:
(1) “Bên cạnh kết quả đạt được, đoàn kiểm tra cũng đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại. Đó là nhận thức của một số ít cấp ủy và một số cán bộ lãnh đạo, quản lý các địa phương, đơn vị đối với công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ chưa thật sự sâu sắc, chưa phân biệt rõ giữa luân chuyển cán bộ theo quy hoạch với việc điều động định kỳ, chuyển đổi vị trí công tác. Công tác luân chuyển cán bộ chưa đồng bộ, chủ yếu vẫn là luân chuyển giữa cấp tỉnh và cấp huyện. Việc bố trí người đứng đầu không phải là người địa phương mới thực hiện được đối với một số chức danh theo hệ thống ngành dọc” [tr.9, số 8-2017]
(2) “Tuy nhiên, bên cạnh mặt kết quả đạt được việc thực hiện dân chủ trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng của đảng bộ vẫn còn tồn tại một số hạn chế khuyết điểm” [tr.51, số 8- 2018].
(3) “Bên cạnh những kết quả đạt được công tác kiểm tra giám sát của Đảng bộ thành phố vẫn tồn tại một số khó khăn cần khắc phục”
[tr.23, số 5-2018].
Kiểu cấu trúc BÊN CẠNH…CŨNG…, BÊN CẠNH… VẪN… được sử dụng để nhằm rút kinh nghiệm cho những vấn đề khảo sát trong thực tế. đó là kinh nghiệm hành động của chính người viết qua quá trình thâm nhập, thực hiện nhiệm vụ của mình. Cách lập luận sử dụng cấu trúc này sẽ bắt đầu cho những dữ kiện thực tế được tác giả nêu lên ngay sau kết luận này. Kiểu cấu trúc này có thể mô hình hóa theo kiểu BÊN CẠNH A CÒN, VẪN CÒN,
CŨNG CÒN B,C,D…
Các kiểu cấu trúc câu ghép có mô hình: NHỜ A (MÀ) B, VỚI A
(THÌ) B, ĐỂ B (THÌ) A, ĐỂ B CẦN A, MUỐN B CẦN A cũng được xem
là các biến thể của câu ghép điều kiện - kết quả có sử dụng quan hệ từ: NẾU
A THÌ B. Chúng ta có thể xem xét các ví dụ sau đây:
(1) “Nhờ làm tốt công tác nắm tình hình, xác định nội dung và đối tượng kiểm tra chính xác, từ đầu nhiệm kì đến nay chất lượng các cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của UBKT 2 cấp đã được nâng lên” [tr.22, số 08-2018].
(2) “Với những trải nghiệm trong công tác kiểm tra Đảng, chị chia sẻ: “làm công tác kiểm tra cũng cần phải có chữ “nhẫn” trong công việc, nhẫn để lắng nghe, để thấu hiểu và nhẫn để kết luận đúng bản chất sự việc một cách khách quan, chính xác; nhẫn cũng là để giúp đồng chí mình nhận được sai lầm, tự giác nhận khuyết điểm và nỗ lực khắc phục những sai phạm, khuyết điểm đã xảy ra. [tr.25, số 8-2018].
(3) “Để ngăn chặn, hạn chế sự gia trưởng, thậm chí lạm quyền của người đứng đầu, mỗi tổ chức đảng cần thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; Quy chế dân chủ ở cơ sở; Quy định số 101/QĐ/TW của Ban Bí thư “về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp” [tr.62, số 08-2018].
(4) “Để phát huy tốt vai trò của tự phê bình và phê bình trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, các cấp ủy, tổ chức Đảng, UBKT các cấp và đảng viên cần nắm vững các yêu cầu sau: Tự phê bình và phê bình trong công tác kiểm tra, giám sát phải bảo đảm các nguyên tắc; phương pháp công tác Đảng” [tr.44, số 9-2018].
(5) “Để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống phải bắt đầu từ việc cán bộ, đảng viên “tự soi”, “tự sửa”” [tr.62, số 3-2019].
(6)“Muốn thực hiện tốt các yêu cầu trên, các tổ chức đảng và đảng viên khi tiến hành tự phê bình và phê bình nói chung, trong công tác kiểm tra, giám sát cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:…” [tr.45, số 9-2018].
Ở ví dụ (1), tác giả sử dụng quan hệ từ “nhờ” kết hợp dấu phảy để tạo nên lập luận bằng câu ghép, trong đó “làm tốt công tác nắm tình hình, xác định nội dung và đối tượng kiểm tra chính xác” là luận cứ chỉ điều kiện, “từ đầu nhiệm kì đến nay chất lượng các cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của UBKT 2 cấp đã được nâng lên” là kết luận chỉ kết quả. Lập luận này có mô hình: NHỜ A (MÀ) B, trong đó “mà” bị khuyết.
Ở ví dụ (2), tác giả sử dụng câu ghép có quan hệ từ “với” nhằm xác định “những trải nghiệm trong công tác kiểm tra Đảng” - tức luận cứ, đã đưa đến những chia sẻ sâu sắc của chị Lê Thị Tuyết, một cán bộ kiểm tra kì cự, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước về kinh nghiệm thực hiện chữ nhẫn trong công tác kiểm tra, với mô hình: VỚI A (THÌ) B, trong đó “thì” bị khuyết.
Ở ví dụ (3), tác giả đã lập luận bằng câu ghép có quan hệ từ “để”, trong đó để đạt được mục đích “ngăn chặn, hạn chế sự gia trưởng, thậm chí lạm quyền của người đứng đầu” thì “mỗi tổ chức đảng cần thực hiện nghiêm
nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; Quy chế dân chủ ở cơ sở; Quy định số 101/QĐ/TW của Ban Bí thư “về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.”. Lập luận này theo mô hình: ĐỂ B CẦN A nhưng khuyết mất “thì”.
Ở ví dụ (4), lập luận được viết theo câu ghép mô hình: ĐỂ B THÌ A,
cụ thể là, để “công tác tuyên truyền có hiệu quả” thì điều kiện đặt ra là “cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, nghĩa là cán bộ, đảng viên phải cần hành động để làm gương cho mọi người làm theo”.
Ở ví dụ (5), lập luận được tạo thành bởi câu ghép có mô hình: ĐỂ B
PHẢI A. Theo đó, vế trước quan hệ từ “cần” là luận cứ còn vế sau quan hệ từ
“cần” là kết luận của lập luận.
Tương tự như ví dụ (5), ở ví dụ (6), lập luận lại được tạo thành bởi câu ghép có mô hình MUỐN A CẦN B. Trong đó quan hệ từ “cần” đóng vai trò liên kết giữa luận cứ và kết luận.
Trong tạp chí Kiểm tra kiểu cấu trúc câu ghép “QUA…ĐÃ…”, “QUA
… CHO THẤY”, được sử dụng phổ biến trong lập luận dạng nêu nguyên
nhân, giải pháp. Kiểu cấu trúc này được sử dụng nhằm đạt hiệu quả rút ra được những bài học thiết thực cho hành động:
(1) “Qua giám sát thường xuyên và giúp cấp ủy nắm chắc hơn tình hình mọi mặt ở địa phương, cơ sở phục vụ kịp thời công tác lãnh đạo chỉ đạo; Giúp tổ chức Đảng và đảng viên có ý thức hơn trong việc chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng chính sách pháp luật của nhà nước nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao, giữ gìn phẩm chất đạo đức lối sống của Đảng viên cấp ủy viên” [tr.44,45, số 8-2018].
(2) “Qua các vụ việc kỷ luật Đảng viên vi phạm cho thấy việc xử lý kỷ luật Đảng viên là sự quyết liệt của Ủy ban Kiểm tra trung ương
trong đấu tranh chống tiêu cực không có vùng cấm không có ngoại lệ dự đoán viên đó đã nghỉ hưu như các đồng chí nguyên ủy viên trung ương Đảng đã giữ những cương vị cao ở Bộ Công thương ban tổ chức trung ương tỉnh ủy Hậu Giang... hay đang giữ chức vụ cao cấp trong Đảng như một đồng chí Ủy viên Bộ chính trị cũng được xử lý một cách nghiêm túc, thông minh, chính xác, kịp thời” [tr.17, số 8-2017].
Kiểu cấu trúc “QUA…ĐÃ…” , “QUA … CHO THẤY” thường được sử dụng trong văn bản hành chính bởi tính thiết thực và hiệu quả của nó trong việc chỉ ra các nguyên nhân, rút được bài học, đưa ra giải pháp cho vấn đề được quan tâm trong văn bản. Kiểu cấu trúc này mang tính truyền thống để các tác giả có thể vận dụng, tập trung vào giải quyết vấn đề do bản thân đặt ra trong văn bản hành chính. Đó là những đúc rút từ thực tiễn công tác, đấu tranh, xử lý, thâm nhập thực tế của chính những người làm công tác kiểm tra.
3.1.2. Kiểu cấu trúc câu chứa từ để hỏi
Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, không chỉ kiểu cấu trúc câu ghép có dùng quan hệ từ mới có khả năng lập luận mà kiểu cấu trúc câu chứa từ để hỏi cũng là một loại câu có khả năng lập luận và đạt được tính thuyết phục cao. Việc sử dụng cấu trúc câu chứa từ để hỏi trong lập luận nhằm vào nhiều mục đích: nhằm gợi mở phương hướng, cách thức giải quyết vấn đề:
BẰNG CÁCH NÀO:
(1) “Vào Đảng! Đó là một việc mà bấy lâu nay Háo không hề nghĩ tới, thậm chí, Háo đã định không vào Đảng vì thời điểm đó Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ. Bây giờ đã quyết tâm rồi thì phải vào! Nhưng vào Đảng thì vào bằng cách nào?” [tr.66, số 6-2019]
(2) “Quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm chứa đựng nhiều áp lực tinh thần
cần được giải tỏa. Vậy, những áp lực đó là gì? Chúng xuất phát từ đâu? Chúng ảnh hưởng như thế nào đến công việc? Giải tỏa chúng bằng cách nào?” [tr.40, số 8-2017].
Những câu hỏi dạng gợi mở vấn đề như trên thường chứa đựng những từ để hỏi như: BẰNG CÁCH NÀO? TỪ ĐÂU? NHƯ THẾ NÀO?... nhằm dẫn dắt người đọc đi đến vấn đề chủ đạo của lập luận. Cách lập luận chứa đựng các từ để hỏi mang tính dẫn nhập, gợi mở như vậy được sử dụng có tác dụng tạo nên tính gay cấn, hấp dẫn, gợi sự tò mò khám phá, tìm hiểu của người đọc.
Bên cạnh đó, việc sử dụng kiểu cấu trúc câu chứa từ để hỏi trong lập luận nhằm xác nhận, khẳng định một vấn đề nào đó cũng được sử dụng rất phổ biến trong tạp chí Kiểm tra. Chẳng hạn:
“Trong thời điểm năm 2014, 2015 lẽ ra Tổng công ty Mobifone đang cần tập trung vào đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo đề án phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Hơn nữa, giai đoạn này Tổng công ty Mobifone còn gặp nhiều khó khăn về vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng vì sao Tổng công ty sẵn sàng bỏ ra gần 9 nghìn tỷ đồng để đầu tư một dự án chưa được thẩm định về hiệu quả kinh tế, tiềm ẩn nhiều rủi ro về tài chính! Hơn nữa, khi ký hợp đồng về điều khoản thanh toán với công ty AVG chỉ một thời gian ngắn, trong 19 ngày, Tổng công ty Mobifone phải thanh toán 8.445,32 tỷ đồng cho các cổ đông của Công ty AVG!? Đây là một kiểu thanh khoản vội vã, có biểu hiện không bình thường, dẫn tới Tổng công ty Mobifone phải hai lần phải đi vay ngắn hạn của Ngân hàng VietinBank bằng hình thức thế chấp hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn, gây thiệt hại cho tổng công ty Mobifone số tiền 16,97 tỷ đồng, tạo sự hoài nghi trong cán bộ,
Đảng viên, công nhân viên Tổng công ty về sự thiếu minh bạch của dự án. Vậy, phải chăng với hàng nghìn tỷ đồng đó và một số lãnh đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông lãnh đạo tổng công ty Mobifone coi như tiền “chùa” để tay ném tiền qua cửa sổ?” [tr.61, số 8-2018].
Đây là ba câu hỏi hàm chứa ý hoài nghi về sự lập lờ, thiếu minh bạch trong hành động của lãnh đạo các công ty nhằm cấu kết, liên minh mờ ám để chiếm đoạt tài sản của nhà nước một cách có tổ chức. Các câu hỏi ở ví dụ trên có các từ để hỏi là “VÌ SAO” “PHẢI CHĂNG”, và một câu hỏi không
chứa từ để hỏi. Tất cả các câu hỏi này hợp lại trở thành câu trả lời chính xác
tố cáo các việc làm sai trái, mờ ám của liên minh ma quỷ đứng đầu là Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son với lãnh đạo các công ty Mobifone và AVG.
“Nay ở trong kinh đô thì các nha môn thuộc sáu bộ, ngoài Kinh đô từ tỉnh, phủ, huyện, châu cho đến dinh vệ, số viên chức lên tới hàng vạn, bệ hạ có chắc họ trong sạch cả không? Lương cấp cho họ có đủ để trên thì phụng dưỡng cha mẹ, dưới thì nuôi nấng vợ con không? Với cảnh lương bổng ít ỏi như hiện nay mà ngày nào cũng yêu cầu quan lại phải thanh liêm thì khác nào ngựa nuôi trong chuồng, rơm cỏ không cho ăn mà đòi trở thành thiên lý mã; cây trồng vừa mới lớn, nước nôi không tưới đủ mà đòi trở thành danh mộc to mấy sãi ôm. Trong khi đói