Kiểu cấu trúc liệt kê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí kiểm tra (Trang 96 - 97)

6. Bố cục luận văn

3.1.3. Kiểu cấu trúc liệt kê

Trong tạp chí “Kiểm tra”, một tạp chí phục vụ cho công tác giám sát, kiểm tra Đảng bằng cách tổng hợp hệ thống những kinh nghiệm sâu sắc do những người cán bộ kiểm tra, bằng trãi nghiệm thực tiễn của mình đúc kết nên. Yêu cầu về tính rõ ràng, chuẩn xác, minh bạch của ngôn từ trình bày trong tạp chí nên kiểu cấu trúc liệt kê được các tác giả sử dụng rất nhiều trong các lập luận. Liệt kê theo kiểu đếm số: MỘT LÀ, HAI LÀ, BA LÀ…; hoặc liệt kê theo kiểu kể ra từng khía cạnh của vấn đề một cách ngẫu nhiên ngăn cách giữa các yếu tố là dấu phẩy.

Ví dụ

“Từ kinh nghiệm thực tiễn của các nước, Việt Nam có thể rút ra những bài học phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật của mình để đưa ra các quy định có tính thực tế cao, từ đó nâng cao hiệu quả của việc giám sát tài sản của người có chức vụ quyền hạn trên thực tế, đó là:

Một là, phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản về kê khai tài sản và giám sát kê khai tài sản. Đây là vấn đề đặt ra rất cấp thiết. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản về kê khai và giám sát kê khai tài sản bằng văn bản quy phạm pháp luật ở cấp độ luật và các văn bản dưới luật tạo thành hệ thống pháp luật về việc kê khai tài sản và giám sát kê khai tài sản là cần thiết ở tất cả các nước.

một cách hợp lí. Phạm vi và quy mô của nhóm đối tượng kê khai và giám sát mỗi nước một khác, từ những hệ thống quy định mọi công chức phải kê khai đến những hệ thống chỉ quy định những quan chức cao cấp phải kê khai và chịu sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền. Nếu quy định phạm vi đại trà hay quá rộng thừơng không thực tế và không cần thiết, cũng như rất ít hệ thống chọn cách này. Những hệ thống công khai và giám sát tài sản quy định toàn bộ hay một tỷ lệ rất lớn công chức phải kê khai tài sản thường thu thập lượng thông tin khổng lồ và nhiều khi lại rất chi tiết, gây khó khăn và tốn kém thời gian cho công đoạn xử lý và giám sát.

Ba là, mở rộng khả năng tiếp cận của người dân đối với thông tin về tài sản kê khai của cán bộ, công chức đặc biệt là cán bộ thuộc diện trung ương quản lý. Việc công khai thông tin tài sản của cán bộ công chức phải tranh thủ sự tham gia phản biện của các tổ chức chính trị xã hội và người dân, từ đó sẽ tăng cường cơ chế giám sát, từ đó nâng cao uy tín của Đảng và nhà nước” [tr.41, số 4-2018].

Ví dụ trên tác giả lập luận theo kiểu liệt kê để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát tài sản của cán bộ, công chức. Các giải pháp, biện pháp được nêu lên đều là những lý lẽ phục vụ cho mục đích này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí kiểm tra (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)