Lý lẽ thang độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí kiểm tra (Trang 65 - 70)

6. Bố cục luận văn

2.4. Lý lẽ thang độ

Lập luận so sánh là một trong các thao tác tư duy cơ bản và quan trọng của con người. Bằng cách so sánh, các sự vật, sự việc vấn đề sẽ được nhận thức một cách toàn diện hơn và sâu sắc hơn. Đối với kiểu lập luận này, các lý

lẽ về thuộc tính của các sự vật, sự việc vấn đề sẽ được sắp xếp trên thang độ so sánh và người đọc sẽ chấp nhận lập luận khi chấp nhận thuộc tính trên thang độ đó. Do đó lý lẽ thang độ là cách tạo nên lập luận bằng sự so sánh, có tính thuyết phục cao.

Ví dụ

(1)“Xác định công tác kiểm tra, giám sát có vai trò, ý nghĩa trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương nên Đảng bộ đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh vi phạm của tổ chức Đảng của cán bộ Đảng viên ngay từ khi mới manh nha; xem xét xử lý kỷ luật theo quy định, bảo đảm nghiêm minh nhưng cũng phải thấu tình, đạt lý. Kỷ luật cán bộ Đảng viên không phải để ruồng bỏ mà chỉ ra khuyết điểm để cán bộ sửa sai và giúp ổn định tình hình. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật Đảng và giải quyết đơn, đơn thư khiếu nại, tố cáo giúp cấp ủy nắm chắc tình hình cơ sở ở có giải pháp lãnh đạo chỉ đạo kịp thời. Bên cạnh đó công tác kiểm tra giám sát còn đóng góp tích cực vào việc thực hiện nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về xây dựng chỉnh đốn Đảng và cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng

phí” [tr.51, số 9-2019].

Ví dụ trên đã dùng lý lẽ thang độ để chỉ ra vai trò to lớn của công tác kiểm tra, giám sát. Công tác này nếu được thực hiện thường xuyên, liên tục và có hiệu quả sẽ tạo ra rất nhiều những tác dụng tích cực trong việc quản lý, điều hành nhà nước. Những hiệu quả này được người viết đặt trên các thang độ khác nhau để thấy hết được tác dụng to lớn của công tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động của các tổ chức, cơ quan công quyền.

Công tác kiểm tra, giám sát có vai trò, ý nghĩa trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương nên Đảng bộ đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát:

Kịp thời phát hiện, chấn chỉnh vi phạm của tổ chức Đảng của cán bộ Đảng viên ngay từ khi mới manh nha;

Xem xét xử lý kỷ luật theo quy định, bảo đảm nghiêm minh nhưng cũng phải thấu tình, đạt lý.

Kỷ luật cán bộ Đảng viên không phải để ruồng bỏ mà chỉ ra khuyết điểm để cán bộ sửa sai và giúp ổn định tình hình.

Thông qua công tác kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật Đảng và giải quyết đơn, đơn thư khiếu nại, tố cáo giúp cấp ủy nắm chắc tình hình cơ sở ở có giải pháp lãnh đạo chỉ đạo kịp thời.

Bên cạnh đó công tác kiểm tra giám sát còn đóng góp tích cực vào việc thực hiện nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về xây dựng chỉnh đốn Đảng và cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

(2) “Đọc qua câu chuyện trên cũng có thể thấy, nguyên do đầu tiên của vụ án trước hết là do Cao Uẩn Phát, kẻ vì hám lợi, triệt để lợi dụng các mối quan hệ để vụ lợi, làm càn, dẫn đến phạm phải ba tội: tội hối lộ các quan trên; tội tự tiện biến đếm canh thành trạm thuế để thu tiền và sách nhiễu những người buôn bán qua lại biên giới; vượt biên giới trái phép và gây rối ở nước láng giềng. Điều đáng lưu ý là hành động hối lộ để sau đó có điều kiện làm càn của Cao Uẩn Phát còn là khởi nguồn cho sự phạm luật của hai viên quan đầu tỉnh của tỉnh

Quảng Yên và một người dân là người nhà của một trong hai vị quan

đó” [tr.71, số 8-2019].

Lý lẽ thang độ được sử dụng trong ví dụ trên nhằm chỉ ra các mức độ nghiêm trọng khác nhau của hành động phạm tội của một viên quan tên là Cao Uẩn Phát dưới triều vua Thiệu Trị. Hành động đó không chỉ gây hại cho chính hắn mà còn gây hại cho nhiều người và cho cả quốc gia. Các cấp độ nghiêm trọng khác nhau của hành vi phạm tội được vạch rõ để hướng đến mục đích của lập luận là việc trừng phạt tên quan này và những kẻ liên quan là đúng người, đúng tội, có tác dụng răn đe đối với nhiều kẻ khác.

Lập luận trên có thể mô hình hóa theo sơ đồ sau đây:

Nguyên do đầu tiên của vụ án trước hết là do Cao Uẩn Phát,

Vì hám lợi, triệt để lợi dụng các mối quan hệ để vụ lợi, làm càn, dẫn đến phạm phải ba tội: tội hối lộ các quan trên; tội tự tiện biến đếm canh thành trạm thuế để thu tiền và sách nhiễu những người buôn bán qua lại biên giới; vượt biên giới trái phép và gây rối ở nước láng giềng.

Khởi nguồn cho sự phạm luật của hai viên quan đầu tỉnh của tỉnh Quảng Yên và một người dân là người nhà của một trong hai vị quan đó.

(3) “Ở nước ta, trong trường hợp đang bàn là biên giới tiếp giáp Trung Quốc trải dài hơn 1400 km, có địa hình “núi liền núi, sông liền sông”, đang xen nhau phức tạp. ngoài những điểm chung của biên giới các nước như đã dẫn ở chế, trên biên giới Việt Nam- Nam Trung Quốc còn có điểm riêng và suốt thời phong kiến, thường xuyên phải đối mặt với âm mưu “lấn cõi, chuyển mốc” của các thế lực cầm quyền Trung

Quốc và họ luôn lợi dụng những điểm yếu về mặt dọc tuyến biên giới của Việt Nam để làm mất ổn định vùng đất này, từ đó dễ dàng thực hiện âm mưu lớn, ăn xuyên suốt trên đây. khi một trong những điểm yếu” đó chính là tại các cửa khẩu dân sinh, dân cư hai nước thường xuyên qua lại buôn bán, giao lưu, việc kiểm soát an ninh nhiều khi không chặt chẽ. biên giới ở xa Trung ương, nên chỉ đạo giải quyết các vấn đề nảy sinh không kịp thời. Trong khi đó, một bộ phận Đông cư dân vùng biên giới ít nhiều có nhận thức pháp luật không cao, rễ Hán Lợi, khi làm liều, làm bừa khi việc làm ăn, buôn bán ở các cửa khẩu cho họ lợi nhuận cao; hoặc khi có bất kỳ” thì cơ hội thuận lợi” khi nào, mà trường hợp Cao Uẩn Phát nêu trên là điển hình” [tr.72, số 8-

2019].

Ở ví dụ (3), tác giả đã lập luận cho chúng ta hiểu được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc đối thoại trong thực hiện dân chủ vớ các lý lẽ: tạo sự đồng thuận; tìm ra phương án tốt nhất cho bất kỳ công việc gì; là nhu cầu chính đáng và vô cùng có lợi cho xã hội phát triển; là phương sách tốt nhất để tranh thủ trí tuệ của cả nước.

Lập luận trên có thể được mô hình hóa như sau:

Dân chủ đòi hỏi phải được đối thoại

Là phương sách tốt nhất để tranh thủ trí tuệ của cả nước Là một trong những nhu cầu chính đáng và vô cùng có lợi để cho xã hội phát triển nhanh hơn và đúng hướng.

Để tạo sự đồng thuận, tìm ra phương án tốt nhất cho bất kỳ công việc gì trước khi nó được quyết định và trở thành chính sách, thành pháp luật

(4)“Chính sách giai cấp của Đảng không chỉ chú ý giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội mà còn rất coi trọng xây dựng bản lĩnh, phẩm chất chính trị, bản sắc văn hóa, đạo đức, nhân cách ngay ở từng khu dân cư, từng đơn vị sản xuất, công tác, học tập, chiến đấu”[tr.22, số 6-2014].

Tương tự như các ví dụ trên, chúng ta có thể mô hình hóa lập luận trên theo thang độ như sau:

Chính sách giai cấp của Đảng

Mà còn rất coi trọng xây dựng bản lĩnh, phẩm chất chính trị, bản sắc văn hóa, đạo đức, nhân cách ngay ở từng khu dân cư, từng đơn vị sản xuất, công tác, học tập, chiến đấu.

Không chỉ chú ý giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội.

Qua các ví dụ trên cho thấy, lý lẽ thang độ là một trong những cách để tạo nên tính thuyết phục trong lập luận. Vì vậy, lý lẽ thang độ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với lập luận, từ đó cho thấy lập luận có tính chất tranh biện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí kiểm tra (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)