6. Bố cục luận văn
2.3. Lý lẽ theo tiêu chuẩn thực dụng
Lý lẽ theo tiêu chuẩn thực dụng là loại lý lẽ đánh giá sự vật hiện tượng có lợi hay không, có tạo được lợi ích trực tiếp cho người nói hay không? Hoặc mang lại hiệu quả cho vấn đề được đề cập đến hay không? Lý lẽ theo tiêu chuẩn thực dụng thường được sử dụng trong quá trình hội thoại nhằm tạo ra ra lợi ích trực tiếp cho mục đích lời nói.
Ví dụ
“Công tác giám sát đã có tác dụng phòng chống, phòng ngừa ngăn chặn vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên, nhắc nhở đôn đốc tổ chức Đảng và đảng viên thực hiện nghiêm túc các thông báo kết luận quyết định của cấp trên và cấp mình, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên, xây dựng Đảng xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng. Đối tượng được giám sát đã từng bước có nhận thức đúng về công tác giám sát, nhận rõ những hạn chế khuyết điểm để sửa chữa” [tr.43, số 9-2015].
Trong lập luận này tác giả đã sử dụng lập luận về lợi ích của công tác các phòng chống, ngăn ngừa vi phạm trong kiểm tra Đảng. Lợi ích của công tác này là góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Nhờ công tác này mà đảng đã xây dựng được hệ thống chính trị vững mạnh củng cố niềm tin đối với quần chúng nhân dân
Lý lẽ theo tiêu chuẩn thực dụng được sử dụng trong tạp chí kiểm tra thường là kiểu lý lẽ muốn đạt được một mục tiêu nào đó phải thực hiện một hoặc nhiều hành động cụ thể, nhiều giải pháp được đề ra nhằm đi đến đến một kết luận, kiểu như muốn đạt được A thì phải thực hiện B, C, D…
Ví dụ
“Để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới, trong thời gian tới, tỉnh ủy Cao Bằng tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, xây dựng lực lượng vũ trang Cao Bằng vững mạnh về mọi mặt, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra, trong đó tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ Đảng viên và nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, đặc biệt là quán triệt triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa 11) về “chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” nhằm nâng cao ý thức cảnh giác, tinh thần trách nhiệm của mỗi người dân đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Hai là, nâng cao năng lực hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy chính quyền các xã, thị trấn biên giới, xây dựng mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể nhân dân ở cơ sở vững mạnh toàn diện. Để thực hiện tốt vai trò nòng cốt xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân,vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng chính sách pháp luật của nhà nước. Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, về an sinh xã hội nâng cao dân trí để nhân dân tin tưởng yên tâm gắn bó với địa bàn biên giới tích cực tham gia cùng bộ đội biên phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ biên giới.
Ba là, xây dựng lực lượng Bộ đội biên phòng và các lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh, chính quy, xứng đáng là lực lượng nòng
cốt, chuyên trách trong xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới. Quan tâm đầu tư kinh phí, trang thiết bị phương tiện xây dựng, nâng cấp các đường trạm, tổ công tác biên phòng để bộ đội biên phòng có đủ điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao…” [tr.14, số 5-2016].
Trong ví dụ trên, để đạt được mục đích cần thiết của công tác bảo vệ biên giới của tỉnh Cao Bằng trong tình hình mới, người viết đã đưa ra các lý lẽ về lợi ích thực dụng bao gồm 4 giải pháp cần thiết.
Các lý lẽ thuộc về giải pháp này được đưa ra nhằm vào mục đích cơ bản của lập luận, giúp cho những vấn đề thuộc kết luận của lập luận được thực hiện.
Ngoài ra, kiểu lý lẽ theo tiêu chuẩn thực dụng trong lập luận ở tạp chí Kiểm tra còn có dạng đề ra các lý lẽ tiêu chuẩn để đáp ứng cho một yêu cầu nào đó của kết luận.
Ví dụ
“Văn bản kiểm tra giám sát của Đảng là yêu cầu không thể thiếu trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng và Ủy ban kiểm tra; là công cụ chủ yếu để truyền đạt các quyết định quản lý đến đối tượng cần truyền đạt; phản ánh quá trình hoạt động về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Vì thế văn bản kiểm tra giám sát phải bảo đảm tính khoa học; trình bày ngắn gọn rõ ràng dễ hiểu. Một dấu chấm, một dấu phẩy nếu đặt sai vị trí cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng, nội dung dễ bị bóp méo, xuyên tạc” [tr.47, số 9-2017].
Để đáp ứng yêu cầu một văn bản kiểm tra giám sát của Đảng, tác giả đặt ra lý lẽ mang tính chất thực dụng là bảo đảm tính khoa học; trình bày ngắn gọn rõ ràng dễ hiểu, cân nhắc khi sử dụng hệ thống các dấu câu…
dụng hết sức phổ biến, nhằm mục đích đi đến kết luận những yêu cầu cần thiết để sửa chữa, rút kinh nghiệm cho những sai phạm hoặc tăng cường hiệu quả của hoạt động quản lý của các cấp. Lý lẽ theo tiêu chuẩn thực dụng có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau để hướng đến mục tiêu thiết thực của công tác kiểm tra, giám sát.
Ví dụ
“Câu chuyện và vụ án phản ánh rất rõ tình trạng mua và sử dụng ảnh gỗ vào các việc công hoàn toàn không có kế hoạch, lãng phí và thất thoát rất lớn; số gỗ đã xuất ra để chi dùng không phục vụ việc xây dựng các công trình lớn. Tình trạng lãng phí còn thể hiện ở chỗ, chỗ nhiều bộ phận, ăn vật dụng cũ có thể sử dụng vào các việc khác, song, các quan phụ trách đã bỏ đi, đi để làm lại các đồ mới; khi số lượng phải làm ít, nhưng họ cố ý làm tăng thêm nhiều lần.
Câu chuyện và vụ án còn cho thấy, thanh tra, giám sát luôn là công việc mang tính thường xuyên, không là một phút lơ là, nhất là với những nơi nhạy cảm, các công trình đang thi công, không chỉ khi các công trình này hoàn thành rồi mới vào cuộc” [tr.71, số 9-2018].
Ví dụ trên được tác giả sử dụng kiểu lý lẽ theo tiêu chuẩn thực dụng tức là kiểu lí lẽ nhằm rút ra bài học thiết thực cho công tác kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng. Khi thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng, sửa chữa công trình nhà nước cần kiểm tra, đôn đốc thường xuyên trong cả quá trình diễn ra hoạt động xây dựng chứ không đợi đến lúc bàn giao công trình mới vào cuộc kiểm tra.