Khái quát về văn chính luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí kiểm tra (Trang 47 - 51)

6. Bố cục luận văn

1.4.2. Khái quát về văn chính luận

1.4.2.1. Khái niệm và đặc điểm của văn chính luận

Từ điển văn học” (bộ mới) định nghĩa về văn chính luận một thể loại văn học một thể tài báo chí, thường nêu các vấn đề có tính thời sự về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, văn học, tư tưởng. Mục tiêu của văn chính luận là: tác động đến dư luận xã hội đương thời, đến lối sống, đến các quyền lợi chính trị hiện hành; đề xuất việc củng cố hay thay đổi chúng cho phù hợp với quyền lợi giai cấp, lý tưởng xã hội, đạo đức. Đối tượng của văn chính luận là toàn bộ cuộc sống quá khứ và hiện tại, cuộc sống cá nhân, cuộc sống xã hội, đời sống thực và đời sống được phản ánh trong báo chí nghệ thuật. Các bức

tranh thực tại, các tính cách, số phận con người hiện diện ở tác phẩm chính luận, như những chứng cứ lấy từ chính đời sống, như một hệ thống những luận cứ, như đối tượng của sự phân tích hoặc được dùng làm cơ sở của sự xúc cảm, làm “tác nhân” kích thích, làm nguyên cứ để lên án, tố cáo hoặc chất vấn các giới hữu quan, để khẳng định lý tưởng. Chính luận luôn luôn là hành vi tranh đấu (ngấm ngầm hoặc công khai) về chính trị, xã hội, tôn giáo, triết học, tư tưởng; nó luôn mang định hướng phe nhóm, đảng phái và ý thức hệ. Phong cách văn chính luận nổi bật ở tính luận chiến, tính cảm xúc, nó gần với giọng điệu, kết cấu và chức năng của lối diễn thuyết. Chính luận có vai trò rất đáng kể trong lịch sử văn hóa trong các phong trào xã hội”[27, tr.1941-1942].

Định nghĩa này chủ yếu xuất phát từ thực tiễn văn học hiện đại, khái quát được chức năng, vai trò và phong cách của văn chính luận.

Chính luận là một thể loại văn học và là một thể tài báo chí, phản ánh các vấn đề có tính thời sự về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...

Văn chính luận là loại văn bản mà người viết dung lý lẽ để thể hiện chính kiến, quan điểm, tư tưởng trước những vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội … nhằm mục đích tác động công chúng đến nhận thức và hành động tích cực, phù hợp với chính kiến, quan điểm, tư tưởng của mình.

Về thể loại của văn chính luận, trước đây có các loại viết bằng chữ Hán như: hịch (tiêu biểu như: Hịch tướng sĩ văn, năm 1928 của Trần Quốc Tuấn); cáo (tiêu biểu như: Bình ngô đại cáo, năm 1428 của Nguyễn Trãi); chiếu (tiêu biểu như: Chiếu cần vương, năm 1885 của vua Hàm Nghi).

Hiện nay, văn chính luận gồm có các loại như: Tuyên ngôn (tiêu biểu như: Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh); Tuyên bố (tiêu biểu như Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ngày 12/11/1982 về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam); Cương lĩnh (tiêu biểu như Cương lĩnh chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng

sản Việt Nam); Báo cáo chính trị (ví dụ như Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII của Đảng, Báo cáo chính trị Đại hội đảng bộ huyện, xã nhiệm kỳ 2015 – 2020 ...); Lời kêu gọi (tiêu biểu như: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946, Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh...); các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu trong các hội nghị chính trị .... (ví dụ như bài phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII).

Như đã nói ở trên, văn chính luận là một thể loại báo chí nên văn chính luận mang đặc điểm chung của thể loại báo chí. Tuy nhiên nó cũng có những đặc điểm riêng của mình.

Thứ nhất, văn chính luận là thể loại báo chí dùng lý lẽ để làm sáng tỏ sự kiện.

Nói đến báo chí là nói đến sự kiện. Để làm sáng tỏ sự kiện, tác giả dùng các lý lẽ để làm sáng tỏ sự kiện theo quan điểm, tư tưởng của mình. Nói cách khác văn chính luận là một thể loại báo chí dùng các lý lẽ để hướng người đọc đi đến sự nhận thức, tư duy về một sự kiện nào đó theo quan điểm, tư tưởng của người viết.

Thứ hai, văn chính luận là một dạng văn nghị luận

Văn nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận, làm sáng tỏ một vấn đề nào đó, hướng người đọc đi đến tư duy, nhận thức và hành động theo quan điểm, tư tưởng của người viết. Ở đây, người viết thể hiện quan điểm, tư tưởng của mình đối với một vấn đề nào đó bằng tư duy logic dựa trên các sự kiện và được làm sáng tỏ qua các luận điểm, luận chúng, luận cứ rõ ràng, chặt chẽ.

Thứ ba, sự kiện trong văn chính luận được làm sáng tỏ bởi các lý lẽ logic

Sự kiện trong văn chính luận không phải là sự kiện được phản ảnh suông theo diễn biến nó xảy ra theo kiểu cung cấp thông tin một chiều mà ở đây nó

được làm sáng tỏ thêm thông qua các lý lẽ logic, mang tính thuyết phục.

Thứ tư, văn chính luận thể hiện tư tưởng, quan điểm của tác giả

Văn chính luận là một thể loại báo chí có vai trò định hướng tư tưởng, tình cảm, nhận thức và dư luận xã hội đối với một vấn đề, một sự kiện nào đó nhằm hướng dư luận đến một nhận thức và hành động đúng đắn. Nhận thức, tư duy của người viết càng sâu sắc, thấu đáo, thái độ, tình cảm càng nghiêm túc, trong sáng đối với vấn đề, sự kiện cần làm sáng tỏ thì hiệu quả định hướng tư tưởng càng cao.

1.4.2.2. Các phương tiện diễn đạt của văn chính luận

Về phương tiện từ ngữ: Văn chính luận dùng lớp từ chính luận, có tính chính xác cao, thường dùng nhiều từ ngữ chính trị như: dân tộc, đồng bào, bình đẳng, độc lập, tự do, hạnh phúc, quyền lợi, tổ quốc, xâm lược, thắng lợi, bảo vệ, chiến dịch, phát xít, thực dân, kháng chiến, thống nhất, công bằng, dân chủ, đa số, thiểu số… Nhiều từ ngữ chính trị có nguồn gốc từ văn bản chính luận nhưng được dùng rộng khắp trong sinh hoạt chính trị nên thấm vào lớp từ thông dụng đến mức người dân dùng quen thuộc, không còn quan niệm đó là từ ngữ lí luận nữa.

Về phương tiện ngữ pháp: văn chính luận có tính chiến đấu, bảo vệ chân lý, bảo vệ cái đúng, định hướng người đọc đi đến nhận thức đúng đắn về một vấn đề nào đó, qua đó chống lại những lời lẽ, tư tưởng sai trái, nên căn cứ lý luận rất vững chắc, rõ ràng, lời văn truyền cảm, có thể sử dụng các biện pháp tu từ.

Câu văn trong văn bản chính luận thường là câu có kết cấu chặt chẽ, chuẩn mực, gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận, câu trước liên kết với câu sau, câu sau nối tiếp câu trước trong một mạch suy luận. Các văn bản chính luận thường dùng những câu phức hợp có những từ ngữ liên kết như: do vậy, bởi thế, cho nên, chẳng những, vì lẽ đó…; do .. nên, do...

cho nên; tuy…nhưng,

tuy vậy… nhưng; dù… nhưng, dù vậy… nhưng… để phục vụ cho lập luận được chặt chẽ.

Về biện pháp tu từ, ngôn ngữ chính luận không phải phải lúc nào cũng mang tính công thức, ước lệ, khô khan. Ngược lại, nó có thể rất sinh động do sử dụng khá nhiều các biện pháp tu từ. Việc dùng các biện pháp tu từ chỉ giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn nhằm thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ và lập luận. Các biện pháp tu từ có thể dùng trong văn chính luận như: điệp ngữ, liệt kê, ẩn dụ, so sánh, cường điệu …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí kiểm tra (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)