6. Bố cục luận văn
1.3.2. Biện pháp chứng minh
Chứng minh là biện pháp dùng lý lẽ để làm sáng tỏ tính đúng đắn, tính hợp lý của kết luận trong lập luận.
Ví dụ 23
“Trên thực tế, rất nhiều trường hợp tiến cử người sai lệch mà lỗi thuộc về người tiến cử. Ở trường hợp thứ nhất, nêu trên, mặc dù biết rõ Lê Hán Đình từng mắc tội tham ô, làm “động tác giả” để thoát tội, vậy mà Đào Bảo vẫn cho qua, tiến cử viên quan này lên triều đình. Đào Bảo lại đồng thời tiến cử Nguyễn Đức, tang bốc viên quan này lên tận mây xanh, để rồi, Đức hợp với Hán Đình tha hồ “khoa trương múa mép” về tài năng, binh pháp. Tuy nhiên trên thực tế cả hai viên quan chỉ là những kẻ giỏi chém gió mà chẳng có một chút năng lực thực sự. Nếu Lê Thánh Tông không thận trọng để mặc cho Hán Đình và Nguyễn Đức thao túng việc huấn luyện binh sĩ thì binh lính chỉ tập theo phương án gà mờ, không nắm được lý thuyết cũng như thực hành, đến khi phải lâm trận thật sự không biết hậu quả sẽ đến mức nào. Ở
trường hợp tiến cử thứ hai còn nguy hại hơn vì liên quan đến việc giáo dục. Ai cũng biết trong việc dạy dỗ, một người thầy giỏi và thành công chưa hẳn sẽ dễ dàng đào tạo được những học sinh giỏi nhưng một người thầy kém về năng lực, thiếu cái tâm với nghề chắc chắn chỉ tạo ra những học sinh kém, khi đó sẽ nguy hại vô cùng cho xã hội… Đáng tiếc trong trường hợp đang bàn, những người được tiến cử ra dạy thái tử lại là thầy dốt, đến mức, khi buộc phải thi lại để kiểm tra trình độ, họ đều quên cách làm và cả 3 bài thi đều không thành văn lý, khiến cho vua Lê Thánh Tông phải thốt lên là “đáng tởm”. Không biết nếu như không có sự kiểm tra đột xuất của vua, thái tử sẽ học được những gì từ các thầy dốt này và có trở thành vị thái tử có kiến thức và nhân cách để kế nhiệm ngôi báu hay không. Điều đáng trách hơn, đứng ra tiến cử các ông thầy dốt dạy thái tử lại có cả các thượng thư trong triều”
[tr.71, số 12-2018].
Trong ví dụ trên, để chứng minh cho kết luận “Trên thực tế, rất nhiều trường hợp tiến cử người sai lệch mà lỗi thuộc về người tiến cử”, tác giả đã sử dụng lý lẽ các dẫn chứng thực tế về việc tiến cử thầy dạy võ và thầy dạy văn ở thời vua Lê Thánh Tông của các bậc quan lớn cấp thượng thư trong triều đại này.