Biện pháp hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí kiểm tra (Trang 38 - 40)

6. Bố cục luận văn

1.3.6. Biện pháp hỏi

khẳng định vấn đề cần lập luận, tạo nên sự thuyết phục và hiệu quả lập luận cao. Có nhiều cách hỏi để lập luận: hỏi về một luận đề, hỏi về một sự việc để nhấn mạnh một lập luận, hỏi để nhấn mạnh một sự việc, hỏi để kiểm tra nhận thức hoặc kiểm tra thông tin.

Ví dụ 27

“Cái vần đầu tiên mà nó xoay là một anh chàng mắt sâu, râu rậm từng viết đơn nặc danh kiện... cấp dưới để rồi khi ủy ban kiểm tra làm đến nơi đến chốn thì anh ta buộc phải thừa nhận là chính mình viết. Chiểu theo các quy định, đáng lẽ anh ta phải bị kỷ luật vì vi phạm những điều Đảng viên không được làm! Nhưng (lại nhưng) nhờ một lãnh đạo cấp cao nọ “sáng suốt” đỡ cho bằng cách nhận chính mình bảo anh ta viết đơn nặc danh (lãnh đạo cao cấp xúi giục cấp dưới viết đơn tố cáo cấp dưới nữa, làm loạn cơ quan! Lạ chưa!?) nên anh ta được tha đồng nghĩa với việc không bị kỷ luật Không những thế, trớ trêu thay, ngược ngạo thay, anh ta cần được thăng, thăng chức cao hơn! Chuyện như vậy mà là thật 100% ở cơ quan này! Lạ chưa?”

[tr.66, số 04-2016].

Tác giả sử dụng câu hỏi xoáy, hỏi xoay, “lạ chưa?”, đến 2 lần trong lập luận, để tỏ thái độ ngạc nhiên đến mức cao độ về những hiện tượng trái khoáy vẫn hiển nhiên tồn tại nơi chốn công quyền. Một người lãnh đạo lại viết đơn nặc danh kiện cấp dưới của mình đã tỏ rõ sự yếu kém trong quản lý, rồi một lãnh đạo khác lại đứng ra đỡ đòn bằng cách tự nhận mình xúi anh ta viết đơn. Hai việc trái khoáy ấy lại ngang nhiên diễn ra trước mắt mọi người. Từ lạ chưa vừa là từ hỏi nhưng cũng là một lời cảm thán tỏ rõ thái độ sững sờ, kinh ngạc của chính người viết trước hai sự việc đang diễn ra trước mắt mình.

Có khá nhiều cách dùng câu hỏi, từ để hỏi, như một biện pháp lập luận hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí kiểm tra (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)