6. Bố cục luận văn
3.2. Một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong lập luận
Khi thực hiện việc lập luận, người lập luận luôn luôn hướng đến một mục đích: làm thế nào để lập luận đạt hiệu quả cao nhất. Khi đó, nhận thức của người tiếp nhận lập luận sẽ đồng nhất với tư tưởng, quan điểm của người lập luận, từ đó làm thay đổi nhận thức, hành động của người tiếp nhận theo hướng người lập luận. Có như vậy, lập luận mới thành công. Để lập luận thành công, tùy hoàn cảnh cụ thể, người viết sẽ sử dụng các biện pháp nghệ thuật cụ thể. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến một số
biện pháp nghệ thuật để nâng cao hiệu quả lập luận mà ngữ nghiên cứu đã sử dụng. Đó là biện pháp đối lập, miêu tả và lặp cấu trúc.
3.2.1. Biện pháp đối lập
Biện pháp đối lập trong lập luận được các tác giả sử dụng tương đối phổ biến nhằm đạt được hiệu quả tối đa trong lập luận. Đối lập được xem như đòn bẩy để “hích” vấn đề lên một tầm cao mới, một đích đến mới mà người viết muốn đạt được. Biện pháp đối lập thường được sử dụng cùng với một số từ ngư như “tuy nhiên”, “mặt khác”, “ngược lại”...
Ví dụ
“Với thực trạng công tác bảo vệ người đấu tranh chống tiêu cực như hiện nay thì trước khi có sự bảo vệ của các cơ quan chức năng người đấu tranh chống tiêu cực cần có khả năng tự bảo vệ mình.
Tuy nhiên, hiện nay, người đấu tranh chống tiêu cực phục vụ công tác kiểm tra, giám sát rất khó tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị trù dập, trả thù vì nhiều lý do khác nhau” [tr.43, số 4-2018].
Tác giả đưa ra một lý lẽ mang tính chất đòn bẩy để từ đó đưa ra kết luận về thực trạng bị trù dập, trả thù hiện nay của rất nhiều đảng viên tố cáo sai phạm. Tiếp sau đó, tác giả sẽ đưa ra nhiều lý lẽ để chứng minh cho hiện tượng này. Cách lập luận như vậy khiến người đọc sẽ quan tâm, chú ý đến những lý lẽ tiếp theo để minh chứng cho kết luận đã được nêu lên trước đó.
3.2.2. Biện pháp miêu tả
Không chỉ có so sánh, miêu tả cũng là một biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều trong lập luận. Miêu tả là biện pháp đưa ra các lý lẽ để làm nổi bật lên những đặc điểm, tính chất của sự vật, sự việc … làm cho sự vật, sự việc được thể hiện một cách đầy đủ nhất và toàn diện nhất.
Để bắt đầu giới thiệu về công tác kiểm tra Đảng ở huyện Trùng Khánh – tỉnh Cao Bằng, tác giả bắt đầu bằng những dòng miêu tả về địa điểm này
với những điểm đặc biệt riêng có về cảnh sắc thiên nhiên, môi trường văn hóa để người đọc hình dung về nơi này:
(1) “Nói đến Trùng Khánh Cao Bằng người ta nghĩ ngay đến thác Bản Giốc, địa điểm du lịch tuyệt đẹp đến những sản phẩm hạt dẻ, nếp ong, lạc đỏ và nhiều món ẩm thực đặc sắc vùng cao làm nao lòng du khách vào mỗi dịp tết đến xuân về”[tr.53, số 1-2019].
(2)“Đồn biên phòng Đàm Thủy (Đồn Đàm Thủy) quản lý và bảo vệ địa bàn 2 xã biên giới Chí Viễn và Đàm Thủy (huyện Trùng Khánh - Cao Bằng) có đường biên giới dài gần 19 km tiếp giáp với hai huyện Trịnh Tây và Đại Tân (Trung Quốc). Với danh thắng thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, chùa Phật Tích - Trúc Lâm, cùng đặc sản hạt dẻ Trùng Khánh, gạo nếp ong, khu vực địa bàn đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế đến thăm; là thế mạnh để kinh tế xã hội của địa phương phát triển”[tr.9, số 1-2019].
Đây là địa bàn tiếp giáp với các xã của Trung Quốc, là vùng biên giới xa xôi, hiểm trở nên công tác biên phòng luôn được chú trọng. Với biện pháp miêu tả, các tác giả Phương Đông, Hoàng Hà đã vẽ nên bức tranh tuyệt đẹp của địa điểm du lịch độc đáo này. Biện pháp miêu tả phát huy hữu hiệu trong việc phát họa chân dung cảnh vật, con người với các chi tiết cụ thể, độc đáo nhất.
“Tổ chức của hành pháp ở nước ta được thực hiện trên cơ sở bốn cấp ở Trung ương, các chính phủ, các bộ, ngành ở địa phương, các cấp tỉnh gồm tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, cấp huyện gồm huyện thành phố trực thuộc tỉnh thị xã và tương đương cấp xã gồm: xã, phường, thị trấn và tương đương. Bên cạnh đó, mặc dù thôn bản không phải là cấp hành chính nhưng theo quan niệm và trong thực tiễn dường như vẫn đang được coi là chân rết nhỏ nhất về hành chính. Mọi hoạt
động ở cấp thôn, bản, ấp cũng được tiến hành mang tính hành chính”
[tr. 27, số 6-2019].
Trong lập luận trên, tác giả đã sử dụng biện pháp miêu tả để giúp người đọc hình dung về hệ thống hành pháp ở nước ta. Sự phân bổ rộng rãi, tối ưu đến từng đơn vị cấp nhỏ nhất của các cơ quan hành pháp đã giúp cho hoạt động hành pháp có hiệu quả.
“Năm nào cũng vậy, mỗi khi Tết đến xuân về, người dân xã Hải Yến - huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn lại tất bật náo nhiệt đón chào năm mới. Là xã hầu hết người dân đều là người dân tộc Nùng, chỉ có một gia đình dân tộc Tày, nên cách đón năm mới của đồng bào cũng rất riêng và độc đáo. Trong những ngày tết Nguyên đán, cành đào đã trở thành biểu tượng không thể thiếu của các gia đình. Theo quan niệm cành đào với những cánh hoa rực rỡ bày trong nhà sẽ mang lại không khí đón tết đậm đà hơn. Cùng với đó, lá cờ tổ quốc được các gia đình treo trang trọng ở trước nhà thể hiện tinh thần dân tộc, tình đoàn kết của bà con nơi đây. Người dân trong xã nhộn nhịp đón tết từ ngày 28 tháng chạp. Vào thời điểm này, các buổi hội chợ càng trở nên đông đúc. Công việc mua sắm phần lớn do phụ nữ đảm nhận, còn đàn ông có nhiệm vụ sửa sang lại nhà cửa đón Tết. Tết của người Nùng thực sự bắt đầu bằng bữa cơm giải xui chiều 30. Món ăn chủ yếu là thịt vịt vì người Nùng cho rằng thịt vịt sẽ xóa sạch những xui xẻo của năm cũ. Đúng giao thừa mọi nhà đều thắp hương và mở rộng cửa để lộc vào nhà và để khách tới xông đất” [tr.80, số 1-2019].
Bức tranh văn hóa ngày Tết của người dân tộc Nùng ở vùng cao Lạng Sơn đã được tác giả miêu tả bằng các chi tiết cụ thể: không khí chuẩn bị cho ngày tết, phong tục đêm giao thừa, tục lệ xông đất ngày Tết… Bằng những đoạn văn miêu tả sinh động, đầy màu sắc như vậy, tác giả đã giúp người đọc
hình dung về sự vật, hiện tượng cần miêu tả một cách đầy đủ hơn, hấp dẫn hơn.