Chuỗi lý lẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí kiểm tra (Trang 82 - 87)

6. Bố cục luận văn

2.9. Chuỗi lý lẽ

Mỗi loại lý lẽ trong từng lập luận cụ thể sẽ mang lại hiệu quả cụ thể và mỗi loại lý lẽ mang tới hiệu quả lập luận khác nhau. Tuy nhiên, trong nhiều hoàn cảnh, lập luận sử dụng cùng một lúc nhiều loại lý lẽ khác nhau để tăng thêm tính thuyết phục và đạt hiệu quả cao cho lập luận, từ đó sẽ tạo ra một chuỗi lý lẽ trong lập luận.

Để làm nổi bật lên đức tính thanh liêm, chính trực, hết mực vì dân, được hết thảy người dân yêu mến của vị quan Nguyễn Đăng Huân, tác giả đã

sử dụng một loạt lý lẽ khác nhau để làm rõ đặc điểm này của ông:

Sử cũ ghi lại, Nguyễn Đăng Huân nổi tiếng là vị quan thanh liêm, giản dị, thân với dân và nha lại, binh lính. Các sách soạn dưới triều Nguyễn đều chép, mỗi khi đi xuống dân, Nguyễn Đăng Huân thường đi bộ; giải quyết các công việc đều hết tình; khi xử đoán việc kiện, nhất là kiện cáo về ruộng đất, ông đều “mở - báo” cho hai bên hết tình, rồi chỉ nói một câu là ổn thỏa. Cả hai bên nguyên - bị đều phục. chỉ một thời gian ngắn, ông được dân trong phủ yêu như cha mẹ. Khi ông về quê chịu tang cha, dân trong phủ biết tin đem đồ tiễn biếu, ông đều từ chối không nhận. Làm quan ở phủ Điện Bàn được 4 năm ông được điều về kinh đô Huế, bổ chức Thự Lang trung bộ lễ (tương đương với quyền Vụ trưởng của bộ Lễ - Bộ trông coi về các vấn đề văn hóa, ngoại giao). Khi vua Minh Mệnh xa giá vào Nam (đầu năm Đinh Dậu - 1837), Nguyễn Đăng Huân được người theo hộ giá. Dân trong phủ Điện Bàn nghe tin, đón đường thăm hỏi, nhiều người biếu tiền và vàng, ông cũng không nhận” [tr.69, số 7-2017].

Các lí lẽ được nêu nhằm chứng minh cho phẩm chất tốt đẹp của vị quan vì dân như Nguyễn Đăng Huân. Từ hành động của ông đã khiến dân chúng khắp nơi ông từng làm quan đều yêu mến. Tình cảm đó sâu đậm đến mức khi ông đã chuyển đi một thời gian có dịp quay trở lại đều được dân chúng tin yêu, cảm phục. Đó là tấm gương sáng mà tác giả bài viết thông qua chuỗi lý lẽ về sự đối xử của dân chúng với ông muốn nêu gương cho tất cả mọi người thế hệ hôm nay.

“Tù phạm, nhất là tù phạm hình sự là những tên hung mãnh, đã từng gây biết ba hành vi nguy hiểm, cả tội ác cho dân thường, cho xã hội. Khi bị bắt, bị kết án và phải chịu hình phạt của pháp luật là điều chúng không bao giờ mong muốn. Vì vậy, ở trong tù chúng luôn tìm

những quỷ kế để có thể thoát khỏi cảnh “nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại” rắp tâm thực hiện và thực hiện bằng mọi giá khi có điều kiện, nhất là lợi dụng những sơ hở nơi canh giữ và trên đường di chuyển đến nơi giam giữ khác, cả khi chúng phải thực hiện những nghĩa vụ hay quyền lợi của tội phạm như lao động, các sinh hoạt trong tù,… dùng cả những biện pháp, thực hiện cả những hành vi tội phạm mạnh hơn trước khi bị bắt, bị kết án để được về với đời thường. Khi đó bằng tù phạm sẽ nguy hiểm vô cùng. Với bản tính hung hãn, chúng không từ bỏ mọi hành vi để mai danh ẩn tích nhưng mà sẵn sàng phạm tội nguy hiểm và táo tợn, hung hãn hơn cả quá khứ của chúng; càng nguy hiểm hơn khi chúng liên lạc, liên kết với nhau, với các bạn tù cũ, cả bọn tội phạm mới để phạm tội. Khi đó trật tự an ninh xã hội ở các địa phương mà chúng tẩu thoát không còn được đảm bảo, dân tình sống trong nỗi lo lắng bất an nhà nước phải điều động binh lính các cơ quan chức năng truy quét bọn tội phạm để cuộc sống trở lại yên bình” [tr.72, số 3- 2019].

Trong ví dụ trên, tác giả đã dùng chuỗi lý lẽ để minh chứng cho sự nguy hiểm hết sức của bọn tù phạm. Sự nguy hiểm của chúng được chứng minh bằng những hành động tìm cách tẩu thoát khi ở trong tù và khi chúng đã tẩu thoát được ra ngoài. Tác giả đã sử dụng một loạt các lý lẽ để để đi đến kết luận rằng bọn tù phạm hình sự vô cùng nguy hiểm, tội ác của chúng đối với dân chúng là khôn lường, cần phải cảnh giác chúng khi chúng còn ở trong tù và đặc biệt khi chúng đã thoát ra ngoài phải truy bắt ráo riết nếu không chúng sẽ gây tai họa rất lớn cho cuộc sống của người dân.

Chuỗi lý lẽ rất đa dạng và phong phú. Tất cả các lý lẽ trong chuỗi lý lẽ đều hướng đến kết luận cuối cùng nên chúng đóng vai trò là tiền đề, là luận cứ cho lập luận, làm cho lập luận có tính thuyết phục cao. Trong khuôn khổ luận

văn này, chúng tôi chỉ minh họa một vài ví dụ điển hình, còn lại sẽ được thống kê trong phần phụ lục.

Tiểu kết chương 2

Lý lẽ trong tạp chí “Kiểm tra” rất đa dạng và phong phú với nhiều kiểu lý lẽ khác nhau, tạo nên một bức tranh đa sắc cho lập luận. Qua khảo sát 102 lập luận trong tạp chí, chúng tôi nhận thấy các kiểu lý lẽ được sử dụng với tần số khác nhau để phù hợp với hoàn cảnh sử dụng của từng tác giả. Trong đó, lý lẽ ngoại tại được sử dụng với tần số nhiều nhất (chiếm tỷ lệ 23,64 % trong tổng số các kiểu lý lẽ mà luận văn khảo sát), thể hiện những vấn đề được lập luận thường dựa vào thực tế khách quan, những điều hiển nhiên, có cơ sở chứng minh chứ không phải theo chủ ý của người viết; tiếp đến là lý lẽ nguyên nhân và giải pháp (chiếm 16,05%); lý lẽ nội tại đứng thứ ba (chiếm 14,81%); lý lẽ pháp lý đứng thứ tư (chiếm 11,73%); lý lẽ niềm tin đứng thứ năm (chiếm 10,05%); lý lẽ đạo đức đứng thứ sáu (chiếm 9,56%); đứng thứ bảy là lý lẽ thang độ (chiếm 6,80%) và cuối cùng là chuỗi lý lẽ (chiếm 4,32%).

Qua việc tìm kiếm và phân loại các kiểu lý lẽ trong tạp chí mà chúng tôi khảo sát, chúng tôi nhận thấy đây là công việc khó khăn nhưng góp phần quan trọng để nghiên cứu lập luận nói riêng và ngữ dụng học nói chung. Trong giới hạn kiến thức của mình, chúng tôi chỉ có thể tìm ra một số dạng lý lẽ điển hình và mô tả một vài ví dụ tiêu biểu để minh họa. Mặc dù vậy, việc khảo sát các kiểu lý lẽ trong tạp chí cũng giúp chúng tôi có những kiến giải quan trọng về đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng về những vấn đề, sự kiện xảy ra ở trong nước và thế giới.

Bảng: Thống kê tần số xuất hiện của kiểu lý lẽ

Số TT Các loại lý lẽ Tổng số Tỷ lệ %

1 Lý lẽ nội tại 48 14,81

2 Lý lẽ ngoại tại 85 26,23 3 Lý lẽ theo tiêu chuẩn thực dụng 52 16,05

4 Lý lẽ đạo đức 31 9,56

5 Lý lẽ pháp lý 38 11,73

6 Lý lẽ thang độ 22 6,80

7 Lý lẽ nguyên nhân và giải pháp 0 0 8 Lý lẽ niềm tin 34 10,50

Chương 3

MỘT SỐ CẤU TRÚC CÂU VÀ MỘT SỐ

BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG TRONG LẬP LUẬN

Để lập luận đạt được hiệu quả cao, các tác giả tạo lập văn bản hành chính thường sử dụng một số kiểu cấu trúc câu phổ biến, phù hợp với phong cách chính luận. Tính nghiêm túc, xác thực của văn bản cần phải có kiểu cấu trúc câu, các biện pháp nghệ thuật phù hợp, hiệu quả. Tính hàm súc, tinh gọn của văn bản nghị luận cũng quy định việc sử dụng ngôn từ, cấu trúc câu, các biện pháp nghệ thuật sao cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí kiểm tra (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)