Lý lẽ chung: Một hệ thống logic xã hội đời thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí kiểm tra (Trang 29 - 34)

6. Bố cục luận văn

1.2.2. Lý lẽ chung: Một hệ thống logic xã hội đời thường

Khi con người chưa tìm ra khái niệm “lý lẽ chung”, người ta đã biết tìm ra lý lẽ trong một sự kiện nào đó, bằng cách đặt ra các kiểu cấu trúc câu chứa từ để hỏi liên quan tới sự kiện đó (Ai? Vật gì? Ở đâu? Công cụ gì? Nguyên do gì? Cách thức (thế nào? khi nào?). Đây chính là cơ sở thực tiễn của lý lẽ chung.

Để tìm lý lẽ cho một sự kiện, không phải là tìm ra những lẽ mới chưa từng có mà là tìm trong kho lý lẽ chung đã biết, đã có về những mối quan hệ tồn tại giữa các sự kiện, những lý lẽ thích đáng nhất, có sức thuyết phục nhất cho sự kiện đang được quan tâm.

1.2.2.1. Lý lẽ nội tại và lý lẽ ngoại tại

Lý lẽ nội tại gồm những lý lẽ về những chứng cứ có liên quan tới quy luật về quan hệ nhân quả. Yếu tố cá nhân cũng là những chứng cứ làm luận chứng cho quy luật nhân quả. Theo Quitilien, có 14 yếu tố cá nhân dùng làm cơ sở xây dựng luận chứng cho lập luận. Đó là gia đình, dân tộc, tổ quốc, giới tính, tuổi tác, giáo dục, trạng thái thể chất, tài sản …

Ví dụ 15

“Có lẽ những năm tháng trong quân ngũ, cùng với những năm tháng làm công tác kiểm tra của Đảng đã rèn luyện cho anh tính kiên trì, kiên quyết, trách nhiệm trong công việc nhưng lại rất tình cảm, chan hòa trong sinh hoạt đời thường” [tr.53, số 3-2017].

Lập luận này dựa trên lý lẽ nội tại. Đó là lý lẽ nhân quả với nguyên nhân là “Có lẽ những năm tháng trong quân ngũ, cùng với những năm tháng

làm công tác kiểm tra của Đảng” và kết quả là “rèn luyện cho anh tính kiên trì, kiên quyết, trách nhiệm trong công việc nhưng lại rất tình cảm, chan hòa trong sinh hoạt đời thường”.

Như vậy, các lập luận trên đều dựa trên những quan điểm của quy luật nhân quả. Người ta thấy có 23 yếu tố làm cơ sở cho những luận chứng nhân quả.

Ngược với lý lẽ nội tại, lý lẽ ngoại tại được xây dựng trên những chứng cứ không thuộc phạm vi lý lẽ nội tại. Người ta xếp vào đây tất cả những gì có được một cách thực tế như: giấy tờ, bằng chứng, âm mưu, tính tình, … Đây là loại lý lẽ có sức thuyết phục cao hơn hẳn loại lý lẽ nội tại, vì nó có tính khách quan, thực tế, dựa trên những điều tồn tại hiển nhiên chứ không dựa trên những suy diễn đầy cảm tính như lý lẽ nội tại.

Ví dụ 16

“Sức mạnh là của tập thể, trí tuệ là của quần chúng, cho nên, bài học kinh nghiệm tạo báo cáo chính trị Đại hội VI: “Trong toàn bộ hoạt động của Đảng, phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan” [tr.7, số 7-2015].

Lập luận trên được xây dựng dựa trên thực tế hiển nhiên mà mọi người phải công nhận, không thể phủ nhận. Thực tế đã chứng minh sức mạnh của Đảng khi lấy dân làm gốc trong mọi cuộc chiến chống ngoại xâm, dịch bệnh, cuộc đấu tranh chống bệnh thành tích, quan liêu, tham nhũng, trong công cuộc xây dựng nền kinh tế đất nước…

1.2.2.2. Một số kiểu lý lẽ thuyết phục

Ví dụ 17

“Từ trong sâu thẳm, ông tự nhủ: “chức to như mình chả nhẽ có việc cỏn con này mà không làm được sao?” Thế là, ông gặp gỡ người

này, ông gọi điện người kia, yêu cầu người khác, thậm chí ông ra lệnh phải bỏ phiếu cho người mà ông định bổ nhiệm. Có người thì được ông treo phần thưởng”[tr.67, số 12-2019].

Lập luận này được dựa trên sự sắp xếp thang độ thuyết phục. Chính nhờ sự sắp xếp này mà khả năng thuyết phục của lập luận mang lại hiệu quả cao. Lập luận này có thể mô hình hóa như sau:

Từ trong sâu thẳm, ông tự nhủ: “chức to như mình chả nhẽ có việc cỏn con này mà không làm được sao?.

- Thế là, ông gặp gỡ người này, ông gọi điện người kia,

yêu cầu người khác,

- thậm chí ông ra lệnh phải bỏ phiếu cho người mà ông định bổ nhiệm.

- Có người thì được ông treo phần thưởng

Tính chất thang độ của lẽ thường là tính chất có giá trị lớn trong lập luận. Thang độ càng cao thì tính thuyết phục càng cao.

* Lý lẽ chung về hành vi con người

Ngày xưa, ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm xem xét con người trong câu tục ngữ “nhìn mặt mà bắt hình dong”, quan điểm này gặp gỡ quan điểm trong bài báo “Hành vi và cá nhân trong sự lập luận”, Perelman (1952) đề cập đến vấn đề “nhìn việc đoán người”. Quan điểm này được Platin khái quát thành 2 loại lý lẽ chung mang tính chất ngữ dụng.

Loại 1: lý lẽ căn cứ vào hành động; từ hành động suy ra con người. Hành động có phẩm chất dương thì con người cũng có phẩm chất dương Ngược lại, hành động có phẩm chất âm thì con người cũng có phẩm chất âm.

Loại 2: Lý lẽ căn cứ vào con người; từ con người suy ra hành động. Một người có phẩm chất dương thì hành động có phẩm chất dương. Ngược lại một người có phẩm chất âm thì hành động có phẩm chất âm.

Những lý lẽ trên đây thường gặp trong các cuộc tranh luận.

* Lý lẽ chung về sự đánh giá

Tư duy và nhận thức của mỗi người, mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa về một sự vật, hiện tượng cụ thể nào đó là không giống nhau. Điều đó xuất phát từ việc nhận thức đó căn cứ vào tiêu chí gì, dựa trên phương diện nào. Tùy theo không gian, thời gian, theo từng quốc gia, dân tộc, cộng đồng người mà có sự chuẩn mực riêng cho từng sự vật, hiện tượng và chuẩn mực đó được quốc gia, dân tộc, cộng đồng người đó thừa nhận. Tuy nhiên, về nét chung và khái quát nhất ở tất cả các quốc gia, dân tộc, cộng đồng người khi đánh giá về một sự vật, hiện tượng thường dựa vào 4 tiêu chí: chân, thiện, mỹ, dụng. Có những chuẩn mực đánh giá tiêu biểu như:

* Đánh giá theo giá trị chân lý đúng – sai

Lí lẽ này dựa trên chân lý tồn tại khách quan, sự thật khách quan, chân lý khách quan vì đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn, qua chứng cứ khoa học, thực chứng kinh nghiệm cuộc sống.

Ví dụ 18

“Nếu những người ở vị trí lãnh đạo cao mà tùy tiện trong lời ăn tiếng nói, nhất là trong lời hứa, rồi tùy hứng trong công tác đánh giá, sắp xếp, bổ nhiệm cán bộ thì không những mất uy tín bản thân người đó, mất uy tín của Đảng và Nhà nước, mà nguy hiểm hơn, họ chính là bà đỡ để những quan chức tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy Đảng và Nhà nước leo lên những nấc thang mới” [tr.68, số 12-2019].

Đánh giá này hoàn toàn đúng vì thực tế đã có rất nhiều trường hợp vì lợi dụng chức vụ mà nhận hối lộ để cất nhắc những người thiếu năng lực vào

những vị trí không xứng đáng, có trường hợp vì tùy tiện hứa hẹn để tạo oai, tạo thế, tạo bệ đỡ mà đưa những người thân cận để làm tay sai, chỗ dựa khiến bộ máy của nhà nước hoạt động kém hiệu quả, nhiều hiện tượng bè phái, phe nhóm, lợi ích cục bộ gây mất đoàn kết trong đơn vị.

* Đánh giá theo giá trị tinh thần tốt - xấu

Tiêu chí này đánh giá chuẩn mực đạo đức và hành vi ứng xử của con người. Chuẩn mực đạo đức là một quy ước xã hội, được xã hội thừa nhận và tuân theo; trong đó có những chuẩn mực đạo đức chung và chuẩn mực đạo đức riêng theo chủ quan của từng người đặt ra để đánh giá mình và đánh giá người khác. Những nguyên tắc đạo đức mà người ta có thể “nhân danh là tình thương, lòng nhân ái, lòng trung thành, tính khiêm tốn, trọng công lý, trọng đạo nghĩa, lòng tự trọng, ý chí khắc phục khó khăn, ý thức kỷ luật ..”. Với từng dân tộc, những nguyên tắc đạo đức được đúc kết thành những phương châm sống “thương người như thể thương thân”, “trung, hiếu, tiết, nghĩa”, “tam tòng, tứ đức”.

Ví dụ 19

“Ông cha ta có câu: “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”, nhằm khuyên răn con người ta phải lấy cái danh làm trọng, nhất là những người có cương vị xã hội” [tr.57, số 9-2019].

Dựa trên cơ sở lý lẽ về lòng tự trọng cá nhân, danh dự của con người mà lập luận trên được xây dựng nên. Cái danh chính là danh dự, nhân phẩm, đạo đức của con người không phải tự nhiên mà có, đó là quá trình rèn luyện, tu dưỡng, gìn giữ của cá nhân mới có được. Tuy nhiên, để đánh mất nó thì rất nhanh chóng, dễ dàng.

Những chuẩn mực đạo đức – giá trị tinh thần là cơ sở cho những lập luận trong diễn văn chính trị, văn bản nghị luận và cả trong lập luận đời thường, quảng cáo, kinh doanh …

* Đánh giá theo giá trị thẩm mỹ đẹp – xấu

Lý lẽ của đánh giá này được xây dựng trên cơ sở kiểu: “Vật này rất giá trị vì nó đẹp”.

Ví dụ 20

“Những món đồ gốm sứ này có giá phải tầm chục triệu vì trông chúng quá sang trọng và độc đáo”.

Ở lập luận này, lý lẽ của đánh giá là: vật rất có giá trị (những món đồ gốm sứ có giá phải chục triệu) vì nó đẹp (quá sang trọng và độc đáo).

* Đánh giá theo phương diện thực dụng và hưởng thụ

Đánh giá theo phương diện thực dụng và hưởng thụ dựa vào các lý lẽ để lập luận sự việc có đạt hiệu quả, có đạt mục đích, có ích, có hài lòng .. hay không, kiểu “cần thực hiện hành động A để đạt được mục tiêu B”. Ngoài ra, đánh giá theo phương diện thực dụng và hưởng thụ này còn dựa vào số đông và thói quen.

Ví dụ 21

“Những khổ chủ của các đám cưới muốn mở rộng thành phần mời để thu được nhiều tiền, quà mừng; người có quyền cao chức trọng, có nhiều người lệ thuộc càng lợi dụng, mở rộng quy mô đám cưới to hơn để phô trương thanh thế và để thu thêm nhiều lợi” [tr.70, số 11-

2018].

Ở đây, lý lẽ thực dụng được thể hiện: để đạt được mục đích thu nhiều tiền mừng cưới, nhiều lợi lộc, phô trương thanh thế các chủ cưới thường mở rộng thành phần khách mời, làm đám cưới thật to lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí kiểm tra (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)