Lý lẽ ngoại tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí kiểm tra (Trang 57 - 62)

6. Bố cục luận văn

2.2. Lý lẽ ngoại tại

Lý lẽ ngoại tại ngược lại với lý lẽ nội tại. Đây là kiểu lý lẽ tồn tại một cách hiển nhiên không thể chối cãi, buộc mọi người phải thừa nhận. Kiểu lý lẽ này thường dựa vào các bằng chứng cụ thể.

Lập luận này dựa trên bằng chứng sát thực được kiểm chứng chính xác bằng lời của bậc vĩ nhân là chủ tịch Hồ Chí Minh và bằng thực tiễn phát triển của lịch sử loài người.

“Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ bộ trong đó có nội dung cốt lõi là thu hút trọng dụng nhân tài. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:

“Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Người đã chỉ rõ “không dùng thợ mộc làm nghề thợ rèn” và người đã khẳng định muốn tránh khỏi sự hao phí nhân tài chúng ta cần phải sửa chữa cách lãnh đạo. Không chỉ biết thu hút dùng người tài mà Hồ Chí Minh còn cho rằng “Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta” và trọng dụng nhân tài phải biết tùy người mà dùng: “Tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì ta đặt ngay vào việc ấy. Biết dùng người như vậy ta sẽ không lo gì thiếu cán bộ”. Khi giành được chính quyền Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài ở nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển, càng thêm nhiều”. Thực tiễn lịch sử phát triển xã hội loài người thời sự ổn định phát triển phồn thịnh của các chế độ chính trị xã hội ở mỗi quốc gia đã minh chứng tư tưởng thu hút trọng dụng nhân tài của Hồ Chí Minh phù hợp với triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, cho rằng con người là nhân tố sống động, quyết định của lực lượng sản xuất xã hội.Trong đó nhân tài có vai trò to lớn là động lực để phát triển lịch sử xã hội loài người nói chung và mỗi quốc gia nói riêng”

[tr.30, số 7-2019].

Tác giả dùng hai lý lẽ, một là lời nói của Bác Hồ đã được ghi lại trong sử sách và hai là lịch sử đã chứng minh sự chuẩn xác của lời nói của Bác Hồ phù hợp với triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Từ đó, tác giả đi đến khẳng định bằng kết luận: Nhân tài có vai trò to lớn là động lực để phát triển lịch sử xã hội loài người nói chung và mỗi quốc gia nói riêng. Đây là kiểu lý lẽ ngoại tại được dựa trên sức mạnh của lời nói bậc vĩ nhân và thực tiễn lịch sử đã để lại.

Lý lẽ ngoại tại cũng có thể là một kinh nghiệm, một chân lý được đúc kết qua thực tiễn để chứng minh cho nỗi vất vả vô vàn của người nông dân từ xưa đên nay, tác giả đã nêu lên một lý lẽ được đúc kết qua thực tiễn:

“Nhiều người đã biết từ ngày xưa ở Việt Nam, nông nghiệp là cơ sở chính yếu của nền kinh tế, trong đó trồng trọt ruộng nước là chủ đạo với công cụ thủ công, không có khoa học kỹ thuật hỗ trợ, thời tiết lại rất khắc nghiệt, luôn tác động xấu đến cây trồng. Bởi vậy, nên chất lúa và các loại hoa màu rất thấp. Người nông dân chủ ruộng ngày qua ngày phải hai sương một nắng chân lấm tay bùn đầu tắt mặt tối mới làm ra được hạt thóc. Số thóc ít ỏi thu được phải dành phần tốt nhất phơi khô quạt sạch để đóng thuế, mức cụ thể tùy theo hạng ruộng (hay độ tốt xấu của ruộng) theo phân định của nhà nước, phần để giống cho vụ sau, phần còn lại mới được dùng cho các sinh hoạt của gia đình mình.

Việc thu thuế ruộng đất chủ yếu bằng thóc của nhà nước phong kiến bộc lộ nhiều mặt bất cập, tăng thêm nỗi vất vả cực nhọc cho người có ruộng. Thu hoạch được thóc về, họ phải dành ra những hạt tốt nhất phơi khô quạt sạch để gánh bộ lên kho thóc công của nhà nước tại địa phương. Tại đây, những người nộp thuế bị các lại dịch kho công gây phiền nhiễu bằng việc xác định “thóc chuẩn”, bởi một thúng thóc có hạt mẩy (to, đều) hoặc hạt kém hơn, không tránh khỏi người làm ẩu (phơi không thật khô, quạt không thật sạch hết trấu, thóc lép…) là cái cớ hay cái lý để các lại dịch kho công hạch sách đủ điều (như trừ cân, trừ tỷ lệ, hoặc bắt nộp thêm tiền). Để thóc qua được nhân viên cân thóc, khỏi phải gánh về quạt lại và gánh lên để xem xét lại, đương nhiên phải thêm tiền cho họ. Để khắc phục tình trạng sách nhiễu bằng xác định độ chuẩn của thóc thuế đem nộp theo cảm tính của các lại

dịch nhà nước phong kiến đưa ra biện pháp hợp lý cho thóc vào một thùng đựng nước, sơn kín không ngấm nước rồi thả xuống nước, thúng thóc nổi lên mặt nước ta 3 thược là thóc chuẩn”[tr.71, số 4-2019].

Lý lẽ mà Thạch Thiết sử dụng là lý lẽ ngoại tại, dựa trên thực tiễn bao đời nay mà người nông dân Việt Nam đã và đang gánh chịu. Họ là người trực tiếp lao động, tạo ra giá trị vật chất cho xã hội nhưng họ vẫn là người chịu nhiều thiệt thòi trong đời sống thực tế. Họ phải một nắng hai sương trên cánh đồng lại phải chịu nhiều tai ách do thiên nhiên và con người đem tới. Tác giả đã từ kinh nghiệm thực tiễn đã đúc rút về người nông dân để đưa ra các lý lẽ ngoại tại chứng minh cho tình trạng khốn khổ của người nông dân ở thời Vua Minh Mạng.

Lý lẽ ngoại tại dựa vào những những châm ngôn, ca dao, tục ngữ lưu truyền nhiều đời khi làm cơ sở khẳng định tính đúng đắn của lập luận. Kinh nghiệm dân gian của cha ông đã được kiểm nghiệm qua thời gian, qua thực tiễn sống của con người:

Ông cha ta có câu: “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”, nhằm khuyên con người ta phải lấy cái danh làm trọng, nhất là những người có cương vị xã hội và với cả những đảng viên đã từng ở chiến trường, vào sinh ra tử, thử coi cái chết nhẹ tựa lông hồng”[tr.67, số 8- 2019].

Lý lẽ ngoại tại cũng có thể là những giá trị đạo đức chuẩn mực, được xã hội công nhận của nghề nghiệp cần phải có, chẳng hạn với người làm công tác kiểm tra thì đức tính, nguyên tắc làm việc cần phải quán triệt. Nói về tính cách thiết yếu cần phải có của một cán bộ là công tác kiểm tra, tác giả dùng lý lẽ ngoại tại đó là yêu cầu khách quan của công việc buộc mỗi đảng viên làm công tác này đều phải có. Nếu không có đức tính đó, bản thân đồng chí ấy khó hoàn thành tốt công việc, thậm chí gây hại cho tổ chức, công việc:

“Chúng ta biết rằng, Đảng ta nói chung, hệ thống tổ chức Đảng, công tác xây dựng Đảng là khoa học thì công tác kiểm tra đảng cũng là một khoa học, đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu thì nó thật sự có sức hấp dẫn và lôi cuốn bản thân. Chính công việc kiểm tra mà mình đã rèn luyện đạo đức, phẩm chất và tôi luyện trưởng thành từ đây. 35 năm làm công tác thanh tra, kiểm tra tôi và các đồng nghiệp đã trực tiếp kiểm tra, giám sát hàng loạt vụ việc, xử lý và đề nghị xử lý kỷ luật hàng ngàn Đảng viên. Các sai phạm của các đồng chí đó là bài học cho bản thân mình, cả trong phấn đấu trong công tác cũng như trong rèn luyện đạo đức cách mạng, không sa vào sai lầm như các đồng chí đã mắc phải. Đó chính là các sai lầm mình trực tiếp nghe thấy, có cả những sai lầm do nguyên nhân chủ quan, khách quan, những sai lầm từ việc mất đoàn kết nội bộ. Bên cạnh đó, tôi gắn bó với môi trường làm việc tại cơ quan UBKT tỉnh ủy mà tôi từng công tác gần gũi gần 40 năm. Đó là môi trường đầy nghĩa tình đồng chí, rõ ràng trong công việc, nơi thể hiện cái “tâm” của người cán bộ kiểm tra đảng, cái tâm trong sáng, có nguyên tắc, có kỷ luật nhưng đầy tình thương, rộng lượng, vị tha”

[tr.58, số 6-2019].

Chính công tác kiểm tra, giám sát đã góp phần hình thành tính cách tốt đẹp của người thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình. Chính tác giả đã thừa nhận, sự gắn bó mật thiết giữa công việc với sự hình thành tính cách một cách khách quan, như quy luật tác động mang tính tất yếu.

Như vậy, lý lẽ ngoại tại có sức thuyết phục rất lớn vì nó không bị phụ thuộc vào người lập luận mà chỉ phụ thuộc vào điều hiển nhiên đúng, hiển nhiên tồn tại. Lý lẽ ngoại tại phụ thuộc vào hoàn cảnh của lập luận nên nó rất phong phú và đa dạng về biểu hiện. Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi không thể mô tả hết các biểu hiện của lý lẽ ngoại tại mà chỉ mô tả một số

ví dụ tiêu biểu, những biểu hiện còn lại chúng tôi thống kê cụ thể trong phần phụ lục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí kiểm tra (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)