6. Bố cục luận văn
1.4.3. Các đặc trưng phong cách ngôn ngữ của văn chính luận
1.4.3.1. Tính công khai về quan điểm, tư tưởng chính trị
Nội dung của văn chính luận là những vấn đề thời sự nhưng phong cách ngôn ngữ chính luận không đơn thuần chỉ có chức năng thông tin khách quan, một chiều mà nó còn thể hiện quan điểm, thái độ, tư tưởng chính trị của người viết (người nói) một cách công khai, dứt khoát, rõ ràng. Từ ngữ sử dụng trong văn chính luận phải được cân nhắc kĩ càng để đảm bảo tính đúng đắn của văn bản, thường là từ ngữ rõ nghĩa, đơn nghĩa, phù hợp với nội dung văn bản, tránh sử dụng những từ ngữ mơ hồ, đa nghĩa, sẽ dễ làm cho người đọc hiểu sai quan điểm, tư tưởng mà người viết muốn đạt đến. Về ngữ pháp, người viết cũng phải sử dụng chặt chẽ, tránh hiểu sai.
1.4.3.2. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
Phong cách ngôn ngữ văn chính luận thể hiện tính chặt chẽ của hệ thống lập luận. Do đó văn chính luận thường sử dụng nhiều từ ngữ liên kết như: để, mà, và, với, tuy, nhưng, do đó mà, bởi vậy…
1.4.3.3. Tính truyền cảm, thuyết phục
Mục đích của văn chính luận là hướng người đọc (người nghe) đi đến nhận thức theo quan điểm, tư tưởng của người viết. Chính vì vậy, ngôn ngữ
trong văn chính luận là công cụ để trình bày, thuyết phục, tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc (người nghe). Ngoài giá trị lập luận, văn chính luận còn thể hiện giá trị ở giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết. Đặc biệt, trong những cuộc tranh luận, diễn thuyết thì ngữ điệu, giọng nói là phương tiện quan trọng hỗ trợ cho lí lẽ ngôn từ.