6. Bố cục luận văn
1.3.7. Biện pháp trích dẫn
Một trong những biện pháp lập luận hiệu quả trong văn bản hành chính là biện pháp trích dẫn. Trích dẫn là biện pháp trích lại lời nói, câu viết, sự kiện hoặc tri thức thông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm nâng cao hiệu quả lập luận. Trích dẫn càng chính xác, phù hợp thì lập luận càng hiệu quả, tính thuyết phục càng cao. Trích dẫn được sử dụng trong nhiều trường hợp, làm bằng chứng cho một lý lẽ, làm cơ sở để xem xét một vấn đề nào đó, tạo sức mạnh thuyết phục cho lời nói…
Ví dụ 28
(1)“Vua Minh Mạng nhận được lời tâu của các quan thanh tra liền dụ: “Ta từ khi lên ngôi đến nay dùng người làm việc đều giữ một mực cân bằng, dẫu có kẻ tôi con thân tín từ trước cũng chỉ dùng theo tài năng, kẻ nào có tội cũng đều theo pháp luật mà trừng trị chưa từng lượng nhẹ với ai bao giờ. Điều đó tưởng đã quá rõ ràng. Sao Nguyễn Đức Hội lại đem những lời hèn mạt ấy mà tâu bày, còn Lê Nguyên Trung đã bị hội tham hặc, bây giờ mới dâng sớ kiện lại, rõ ràng là do lòng báo thù chứ chắc đâu đã có những việc ấy”. Rồi vua cho các quan xét tiếp” [tr.71, số 7-2019].
Đưa lời nói của vua Minh Mạng vào một cách trực tiếp trong lập luận để minh chứng cho những sự việc đang diễn ra theo đúng thực tế khách quan. Lời nói của vua là cơ sở để tác giả kể tiếp câu chuyện của mình.
(2) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, mục đích cao nhất của kỷ luật Đảng là để giáo dục, để người vi phạm sửa chữa, khắc phục, trở thành người tốt: “Kỷ luật đảng cần nghiêm nhưng phải cho người phạm lỗi có con đường sửa chữa để trở thành người tốt, chứ không phải là đuổi khỏi cơ quan, nên xem xét có thể bố trí một công việc lao động để người ta có điều kiện cải tạo”. Làm rõ mục đích như vậy, tổ chức Đảng
mới thấy được vai trò trách nhiệm trong phê bình đối tượng kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng mới thấy được trách nhiệm của Đảng viên, thấy được trách nhiệm của tổ chức Đảng và kỷ luật của Đảng để tự giác phê bình, tiếp nhận phê bình góp ý của tổ chức Đảng và tự giác nhận hình thức kỷ luật. Qua đó, giúp đối tượng kiểm tra tiếp thu như mong muốn của Bác: “Những người bị phê bình thì phải vui lòng nhận xét để sửa lỗi, không nên vì bị phê bình mà nản chí, hoặc oán ghét”. Đồng thời, khắc phục tình trạng tuy nhận khuyết điểm vi phạm như còn thù ghét, oán hận nên không tự giác thiếu quyết tâm sửa chữa, khắc phục, phấn đấu vươn lên, thậm chí còn phạm sai lầm hoặc vi phạm nghiêm trọng hơn thì tự phê bình và phê bình qua kiểm tra giám sát kỷ luật Đảng chưa đạt yêu cầu, dẫn đến hậu quả khôn lường như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Nếu không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của ta thì cũng như giấu giếm bệnh tật trong mình không dám uống thuốc để bệnh ngày càng nặng thêm nguy đến tính mệnh”[tr.35, số 8-2019].
Trong lập luận này, tác giả đã sử dụng trích dẫn gián tiếp để làm kết luận và 3 trích dẫn gián tiếp để làm lý lẽ. Để rút ra kết luận “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, mục đích cao nhất của kỷ luật Đảng là để giáo dục, để người vi phạm sửa chữa, khắc phục, trở thành người tốt” và các trích dẫn trực tiếp “Kỷ luật đảng cần nghiêm nhưng phải cho người phạm lỗi có con đường sửa chữa để trở thành người tốt, chứ không phải là đuổi khỏi cơ quan, nên xem xét có thể bố trí một công việc lao động để người ta có điều kiện cải tạo”. “Những người bị phê bình thì phải vui lòng nhận xét để sửa lỗi, không nên vì bị phê bình mà nản chí, hoặc oán ghét”. “Nếu không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của ta thì cũng như giấu giếm bệnh tật trong mình không dám uống thuốc để bệnh ngày càng nặng thêm nguy đến tính mệnh” làm lý lẽ.