Khái quát về tạp chí “Kiểm tra”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí kiểm tra (Trang 42 - 47)

6. Bố cục luận văn

1.4.1. Khái quát về tạp chí “Kiểm tra”

Tạp chí “Kiểm tra” là một ấn phẩm của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, phát hành mỗi tháng một kỳ và chỉ lưu hành trong nội bộ Đảng. Bố cục của tạp chí bao gồm 06 chuyên mục: Thời sự chính trị, Văn bản mới, Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, Gương cán bộ kiểm tra, Vụ việc dư luận quan tâm, Nhìn ra thới giới, Giây phút nghỉ ngơi, Đọc và suy ngẫm, Trả lời bạn đọc. Tổng biên tập của tạp chí là đồng chí Đào Ngọc Đảm, phó tổng biên tập gồm 3 đồng chí Trần Thị Hiên, Phan Tấn Tu, Trịnh Văn Vinh. Trụ sở tạp chí đặt tại số 4, Ngõ Nguyễn Cảnh Chân, Ba Đình, Hà Nội. Tạp chí có 2 văn phòng đại diện ở phía Nam tại địa chỉ: số 87 Trần Quốc Toản, P.7. Q.3, Thành phố Hồ Chí Minh, ở miền Trung và Tây Nguyên tại địa chỉ 26 Trần Phú, Đà Nẵng.

Tác giả của các bài viết trong tạp chí là những người học hàm, học vị và chức vụ cao, nhiều người có kinh nghiệm lâu năm trong công tác kiểm tra, giám sát. Mỗi chuyên mục có những tác giả cộng tác quen thuộc, phần lớn họ đều đã và đang làm việc tại các cơ quan kiểm tra, giám sát Trung ương, Tỉnh, Huyện. Có thể kể tên các đồng chí như: Phương Ngọc, Trọng Đức, Nguyễn Thị Thanh, Cao Văn Thống, Đào Ngọc Anh, Lê Văn Đức, Hoài Thu, Lệ Quyên, Lê Mai Phương, Phạm Văn Hiểu, Phạm Văn Phúc…

Có những nhà văn, nhà báo cộng tác thường xuyên cho một số chuyên mục như Giây phút nghỉ ngơi, Đọc và suy ngẫm, Nhìn ra thới giới. Có thể kể đến như: Thạch Thiết Hà, Trung Ngôn, Phương Linh... Mục đích của việc phát hành ấn phẩm này là nhằm cung cấp cho đội ngũ các cán bộ làm công tác kiểm tra của các cấp ủy, tổ chức đảng những thông tin quan trọng, những vấn đề thời sự nổi bật ở trong nước và thế giới về công tác kiểm tra, giám sát, giúp cho họ thực hiện tốt công tác tuyên truyền miệng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên về công tác này. Mục đích quan trọng nhất của tạp chí là nhằm giúp cho

Ủy ban kiểm tra Trung ương, địa phương được nêu rõ: Ủy ban kiểm tra các cấp có nhiệm vụ:

1- Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, chương trình công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ, hằng năm, 6 tháng; tổ chức nghiên cứu lý luận, sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định về tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

2- Trực tiếp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng do Điều lệ Đảng quy định.

a) Kiểm tra đảng viên ở bất cứ cương vị nào khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

b) Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng, pháp luật của Nhà nước; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.

c) Giám sát tổ chức đảng và đảng viên (kể cả Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư), cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và về đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

d) Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương không xem xét, giải quyết đơn, thư tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ và những tố cáo có tên đã được cấp có thẩm quyền do

Điều lệ Đảng quy định xem xét, kết luận, nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới.

đ) Giải quyết khiếu nại kỷ luật theo thẩm quyền do Điều lệ Đảng quy định.

e) Kiểm tra tài chính của cấp uỷ cấp dưới và cơ quan tài chính của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Khi cần thiết thì Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiểm tra tài chính các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp trực thuộc cơ quan tài chính đảng ở Trung ương.

g) Quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên tỉnh uỷ, thành uỷ và đảng uỷ trực thuộc Trung ương (kể cả bí thư, phó bí thư, uỷ viên ban thường vụ), đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý nhưng không phải là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương. Quyết định các hình thức kỷ luật đối với các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ Đảng.

h) Quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng của cấp uỷ viên cấp dưới trực tiếp và đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, nhưng không phải là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương khi bị tạm giam, truy tố; quyết định đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ viên cấp dưới trực tiếp khi bị khởi tố.

i) Thu hồi, huỷ bỏ quyết định của cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới trái với thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.

k) Khi xem xét, kết luận, xử lý kỷ luật phải đảm bảo công minh, chính xác, kịp thời và chịu trách nhiệm đối với các kết luận, quyết định đó; bảo vệ những tổ chức và cá nhân làm đúng, đề nghị với tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý nghiêm những trường hợp trù dập, trả thù người tố cáo và những trường hợp tố cáo mang tính chất bịa đặt, vu cáo, có dụng ý xấu.

3- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.

4- Khi tiến hành công tác kiểm tra, giám sát được yêu cầu tổ chức đảng và đảng viên báo cáo tình hình, cung cấp tài liệu về những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát; yêu cầu các tổ chức đảng có liên quan phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện tổ chức đảng hoặc đảng viên có những quyết định hoặc việc làm có dấu hiệu sai, trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng thì Uỷ ban Kiểm tra Trung ương được quyền yêu cầu tổ chức đảng hoặc đảng viên xem xét lại quyết định hoặc việc làm đó; nếu tổ chức đảng và đảng viên không thực hiện thì báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền xem xét.

Qua công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc yêu cầu tổ chức và cá nhân có thẩm quyền thi hành kỷ luật, thay đổi hình thức kỷ luật về Đảng, chính quyền, đoàn thể đối với đảng viên; nếu tổ chức và cá nhân có thẩm quyền không thực hiện thì Uỷ ban Kiểm tra Trung ương báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư giải quyết và kiến nghị xem xét trách nhiệm của tổ chức và cá nhân đó.

5- Phối hợp với các ban của Đảng giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình kế hoạch kiểm tra, giám sát, tổ chức lực lượng để tiến hành kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng (theo Điều 30 Điều lệ Đảng).

6- Tham mưu, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư a) Triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy

định, quy chế, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng và những giải pháp nhằm giữ vững nguyên tắc tố chức và sinh hoạt đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, tăng cường kỷ cương của Đảng, chủ động phòng ngừa vi phạm kỷ luật của tổ chức đảng và đảng viên.

c) Báo cáo các vụ kỷ luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

d) Hướng dẫn và kiểm tra các cấp uỷ, tổ chức đảng và đảng viên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng

đ) Xây dựng nội dung, quy trình, phương thức kiểm tra, giám sát và trực tiếp tổ chức kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng và điểm 2, Điều 2 của Quy chế này.

e) Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; chỉ đạo hội nghị cán bộ kiểm tra toàn quốc.

g) Tổ chức triển khai các quyết định, kết luận, thông báo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về thi hành kỷ luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên có liên quan trong việc thực hiện các quyết định, kết luận, thông báo đó.

h) Tham mưu một số vấn đề liên quan đến công tác cán bộ và cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

chức bộ máy và biên chế được duyệt của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ động bố trí, sắp xếp tổ chức, bộ máy cụ thế, quy định chế độ làm việc của Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn uỷ ban kiểm tra cấp dưới về mô hình tố chức bộ máy của cơ quan uỷ ban kiểm tra; Uỷ ban Kiếm tra Trung ương có thế trưng tập một số chuyên gia khi cần thiết.

8- Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.

9- Phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng (là cơ quan chủ trì), Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan giúp Ban Chấp hành Trung ương giám sát việc thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.” [39]

10- nhiệm vụ này của cơ quan kiểm tra đều được tạp chí Kiểm tra bám sát, khai thác trong các bài viết, thực tiễn hoạt động, kinh nghiệm thực tế của các tổ chức, cá nhân trong quá trình công tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí kiểm tra (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)