8. Cấu trúc luận văn
1.4.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống
* Mục tiêu: Hiệu trưởng cần định hướng GDKNS cho HS nhằm:
- Giúp các em có khả năng làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
- Rèn luyện cho HS cách sống có trách nhiệm với bản thân, bạn bè, gia đình và cộng đồng.
Mục tiêu quản lý HĐGDKNS còn hướng mọi người tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể [18]. Đây là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống kế hoạch quản lý trường học, đảm bảo tính vừa phải, bao quát, cụ thể và khả thi. Như vậy khi lập kế hoạch người cán bộ quản lý cần phải chú ý: - Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu. Kế hoạch hoạt động theo chủ điểm, chương trình, theo các mặt của hoạt động xã hội.
- Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp với hoạt động tâm sinh lý học sinh để có hiệu quả giáo dục cao.
Nhận thức cơ hội Xác lập mục tiêu GDKNSHS Kế thừa các tiền đề về GDKNS Đánh giá các phương án KNS XD các phương án GDKNS
Lượng hóa kế hoạch dưới dạng ngân quỹ Xây dựng các kế
hoạch bổ trợ Lựa chọn các
phương án
* Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống
GDKNS là một quá trình, khâu đầu tiên là xây dựng kế hoạch. Kế hoạch hoá là chức năng quan trọng hàng đầu trong hoạt động quản lý. Do đó, xây dựng kế hoạch GDKNS cho học sinh đòi hỏi người hiệu trưởng cần quan tâm nhiều đến hiệu quả xã hội và động lực, mục tiêu của nhà trường, đưa ra tầm nhìn mới và tuyên truyền để nâng cao nhận thức, hành động của các thành viên trong nhà trường. Kế hoạch cần được phổ biến, thảo luận đóng góp trong lãnh đạo, chi bộ, công đoàn, các tổ trưởng, Đội TNTPHCM và sau đó phổ biến trong toàn thể CBGV, nhân viên của nhà trường.
Theo quan niệm của H. Koontz lập kế hoạch là quy trình bao gồm 8 bước: 1. Nhận thức cơ hội; 2. Xác lập mục tiêu; 3. Kế thừa các tiền đề; 4. Xây dựng các phương án; 5. Đánh giá các phương án; 6. Lựa chọn các phương án; 7. Xây dựng các kế hoạch bổ trợ; 8. Lượng hoá kế hoạch dưới dạng ngân quỹ
[22]. Quan niệm của H. Koontz cơ bản là hợp lý. Tuy nhiên, có thể tiếp cận quy trình lập kế hoạch theo các bước sau:
Sơ đồ 1.2: Kế hoạch hoạt động GDKNS
* Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Là sự sắp xếp một cách khoa học những yếu tố, nguồn nhân lực, những dạng hoạt động của tập thể người lao động thành một hệ thống toàn vẹn, bảo đảm cho chúng tương tác với nhau một cách tối ưu, đưa hệ thống tới mục tiêu. Học sinh là chủ thể của hoạt động nhận thức và rèn luyện phẩm chất đạo đức dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Có như vậy thì những chuẩn mực giá trị đạo đức của xã hội sẽ trở thành những phẩm chất riêng trong nhân cách của học sinh. Tổ chức thực hiện GDKNS cho học sinh tiểu học có liên quan mật thiết đến việc tổ chức hoạt động học tập văn hoá trong nhà trường.
* Chỉ đạo, giám sát hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Chỉ đạo là hướng dẫn cụ thể theo một đường lối chủ trương nhất định. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDKNS trong nhà trường là chỉ huy, yêu cầu các bộ phận trong nhà trường thực hiện những nhiệm vụ để đảm bảo việc GD KNS diễn ra đúng hướng, có kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả. Trong quá trình chỉ đạo, hiệu trưởng cần kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch bằng cách thu thập thông tin chính xác, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin để đưa ra những quyết định đúng đắn.