Thực trạng về xây dựng kế hoạch nội dung, chương trình công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 70)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.2. Thực trạng về xây dựng kế hoạch nội dung, chương trình công

tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thị xã An Khê

Việc xây dựng kế hoạch mới chỉ chung chung mà chưa cụ thể về nội dung, thời gian, đối tượng, kinh phí, lực lượng phối hợp, kế hoạch tham dự các lớp bồi dưỡng cũng chỉ thực hiện tốt ở các lớp do Sở GD&ĐT, PGD tổ chức. Nhà trường hầu hết là không tổ chức học tập kinh nghiệm cho giáo viên, tổ khối trưởng. Công tác chỉ đạo, đánh giá kịp thời qua kiểm tra thường xuyên cùng với kế hoạch rõ ràng, cụ thể, chi tiết sẽ đạt kết quả cao.

Qua bảng 2.11 cho thấy, đội ngũ CBQL, GV, TPT Đội đánh giá việc xây dựng kế hoạch quản lý HĐGDKNS cho HS thường xuyên được lồng ghép vào kế hoạch công tác năm học và kế hoạch hoạt động chính khóa của nhà trường.

Bảng 2.11: Đánh giá của CBQL, GV, TPT Đội về xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động GDKNS cho HSTH (N = 177)

TT Kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh

Mức độ thực hiện Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng thực hiện Chưa

SL % SL % SL %

1 Lồng ghép vào kế hoạch công tác năm học 149 84,2 25 14,1 3 1,7 2 Lồng ghép vào kế hoạch HĐ chính khóa 136 76,8 39 22,0 2 1,1 3 Lồng ghép vào kế hoạch HĐ ngoại khóa 86 48,6 85 48,0 6 3,4 4 Có kế hoạch hoạt động riêng 49 27,7 93 52,5 35 19,8 5 Không có kế hoạch 18 10,2 88 49,7 71 40,1

Có 76,8% ý kiến cho rằng kế hoạch quản lý HĐGDKNS được các nhà trường thường xuyên lồng ghép vào kế hoạch hoạt động chính khóa; 48% ý kiến cho rằng kế hoạch quản lý HĐGDKNS thỉnh thoảng được lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa; 52,5% ý kiến cho rằng thỉnh thoảng có kế hoạch hoạt động riêng công tác GDKNS cho HS. Điều đó chứng tỏ rằng, trên địa bàn thị xã, các trường tiểu học đã quan tâm xây dựng kế hoạch GDKNS cho HS thông qua lồng ghép vào các môn học và lồng ghép vào các HĐNK. Tuy nhiên, vẫn còn 18 ý kiến cho rằng các nhà trường không có kế hoạch quản lý HĐGDKNS cho HS. Điều đó đặt ra cho các nhà quản lý cần phải có biện pháp quản lý việc xây dựng kế hoạch GDKNS cho học sinh trong các nhà trường tiểu học sao cho hiệu quả hơn.

Để tìm hiểu thực trạng quản lý về XD kế hoạch nội dung, chương trình công tác GDKNS cho HSTH của lãnh đạo các nhà trường, chúng tôi đã khảo sát lấy ý kiến của 177 CBQL và GV của 6 trường trên địa bàn thị xã An Khê thu được kết quả bảng 2.12.

Bảng 2.12: Thực trạng về quản lý xây dựng kế hoạch nội dung, chương trình công tác GDKNS của nhà trường

T T

Quản lý kế hoạch, nội dung, chương trình thực hiện GDKNS Đánh giá CBQL, GV (N=177) Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1

Xây dựng kế hoạch, quản lý nội dung, chương trình thực hiện giáo dục KNS

của lãnh đạo nhà trường 81 45,8 87 49,2 9 5,1 0,0

2

Xây dựng kế hoạch, quản lý việc tổ chức thực hiện GDKNS của các lực lượng giáo dục trong nhà trường

68 38,4 93 52,5 12 6,8 4 2,3

3 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ

chức hoạt động cho đội ngũ GD KNS 32 18,1 41 23,2 99 55,9 5 2,8

4 Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các

LLGD trong việc GDKNS cho HS 43 24,3 105 59,3 29 16,4 0,0

5

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động GDKNS theo

nội dung, chương trình, kế hoạch 12 6,8 36 20,3 123 69,5 6 3,4

6 Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí,

đầu tư CSVC cho hoạt động GDKNS 61 34,5 89 50,3 24 13,6 3 1,7

Qua thống kê ở bảng 2.12 cho thấy, việc quản lý kế hoạch, nội dung, chương trình công tác GDKNS của nhà trường được thực hiện “khá - tốt”. Theo đánh giá của CBQL, GV, 4/6 nội dung xây dựng kế hoạch có tỷ lệ xếp loại “khá - tốt” rất cao. Đó là các nội dung: Xây dựng kế hoạch, quản lý nội dung, chương trình thực hiện GDKNS của lãnh đạo nhà trường (95%); Xây dựng kế hoạch, quản lý việc tổ chức thực hiện GDKNS của các LLGD trong nhà trường (90,9%); Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong việc GDKNS cho học sinh (83,6%); Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, đầu tư CSVC cho hoạt động GDKNS (84,8%).

Như vậy, ta có thể thấy rằng, lãnh đạo các trường luôn quan tâm xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình công tác GDKNS cho học sinh. Bên cạnh đó, vẫn còn kế hoạch chỉ đạt ở mức “trung bình” như: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐGDKNS theo nội dung, chương trình, kế hoạch (69,5%) còn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động cho đội ngũ GDKNS có 55,9% ý kiến. Số liệu này cho thấy, hai nội

dung này vẫn chưa được nhà trường quan tâm đúng mức. Đây cũng là thực tế chung của các trường tiểu học. Cho nên, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động cho đội ngũ GDKNS chưa được chú trọng và đầu tư, kế hoạch kiểm tra chưa chặt chẽ, thiếu sự đồng bộ trong việc xây dựng, chỉ đạo đã làm ảnh hưởng không ít đến công tác GDKNS.

2.5.3. Thực trạng tổ chức công tác GDKNS cho HSTH thị xã An Khê

Để nắm được thực trạng về tổ chức công tác GDKNS cho HSTH mà các nhà trường đã thực hiện trong thời gian qua, chúng tôi đã tiến hành khảo sát học sinh và thu được kết quả điều tra được thể hiện bảng 2.13.

Bảng 2.13: Đánh giá về tổ chức công tác GDKNS cho HSTH

TT Các hình thức tổ chức công tác GDKNS Đánh giá CBQL, GV (N=177) Đánh giá HS (N=360) Mức độ thực hiện (%) Mức độ thực hiện (%) RTX TX TT CTH RTX TX TT CTH

1 GDKNS thông qua các tiết

chào cờ đầu tuần 34,5 52,5 13,0 0,0 23,6 50,8 25,6 0,0 2 GDKNS lồng ghép, tích

hợp vào các môn học 8,5 23,2 48,0 20,3 8,6 25,6 62,2 3,6 3 GDKNS thông qua các tiết

sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội 24,9 52,0 23,2 0,0 24,4 53,1 22,5 0,0 4 GDKNS thông qua các buổi

tuyên truyền GD pháp luật 10,7 35,0 52,0 2,3 15,3 26,4 46,4 11,9 5 GDKNS thông qua các hoạt

động từ thiện 3,4 29,9 61,6 5,1 12,2 24,4 55,3 8,1 6

GDKNS lồng ghép vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, lao động

37,9 50,8 11,3 0,0 13,6 49,2 37,2 0,0 7 GDKNS qua hoạt động

giao lưu, tham quan,... 4,5 39,0 54,8 1,7 8,1 26,1 59,2 6,7 8

GDKNS thông qua các buổi tư vấn, học tập chuyên đề về KNS, kỹ năng tự bảo vệ chính mình

5,1 24,3 63,8 6,8 4,7 23,1 56,9 15,3

9

GDKNS thông qua học tập tương tác (tương tác với bạn học, với người khác)

31,1 54,8 38,4 0,0 26,9 66,9 6,1 0,0

Qua kết quả khảo sát bảng 2.13 có thể thấy, các trường tiểu học đã có nhiều hình thức để tổ chức công tác GDKNS cho HS. Theo đánh giá đội ngũ CBQL, GV, TPT Đội, một số hình thức đã được nhà trường triển khai rất thường xuyên, thường xuyên như: GDKNS thông qua các tiết chào cờ đầu tuần (87%); Lồng ghép vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, lao động (88,7%); Thông qua học tập tương tác (tương tác với bạn học, với người khác) (85,9%); Qua các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội (76,9%). Bên cạnh đó, với các em học sinh cũng thống nhất với GV về các hình thức GDKNS được thực hiện thường xuyên và chưa thường xuyên. Như vậy, qua phỏng vấn cho thấy, các trường có nhiều hình thức tổ chức phong phú để tích hợp, lồng ghép các nội dung về GDKNS cho HS.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hình thức tổ chức triển khai chưa được thường xuyên (thỉnh thoảng) và chưa thực sự có hiệu quả như: lồng ghép, tích hợp vào các môn học (68,3%), thông qua các buổi tư vấn, học tập chuyên đề về KNS, kỹ năng tự bảo vệ chính mình (70,6%); Các hoạt động từ thiện (66,7%); Hoạt động giao lưu, tham quan (56,5%). Vẫn còn ý kiến cho rằng các nhà trường không có kế hoạch quản lý HĐGDKNS cho HS thông qua các buổi tuyên truyền GD pháp luật, các hoạt động từ thiện, lồng ghép vào các hoạt động VHVN, TDTT, lao động, qua hoạt động giao lưu, tham quan, thông qua các buổi tư vấn, học tập chuyên đề về KNS, kỹ năng tự bảo vệ chính mình. Điều đó đặt ra cho các nhà quản lý cần phải có biện pháp quản lý việc XD kế hoạch GDKNS cho HS trong các trường tiểu học sao cho hiệu quả hơn.

* Thực trạng về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các giờ học trên lớp

Khảo sát về mức độ GDKNS cho HSTH thông qua các giờ học trên lớp đối với 177 CBQL, GV, TPT Đội tại các trường tiểu học trên địa bàn thị xã An Khê với kết quả thu được thể hiện ở biểu đồ 2.1.

Biểu đồ 2.1: Đánh giá của CBQL, GV, TPT Độivề mức độ GDKNS cho HSTH thông qua các giờ học trên lớp

Thông qua biểu đồ 2.1, CBQL, GV, TPT Đội có 92,1% được hỏi ý kiến cho rằng việc GDKNS cho HS thông qua các giờ học trên lớp được các nhà trường thường xuyên thực hiện. Chỉ có 14 ý kiến chiếm tỉ lệ 7,9% cho rằng thỉnh thoảng việc GDKNS cho HS thông qua các giờ học trên lớp mới được thực hiện ở các trường tiểu học và không có ý kiến nào cho rằng nhà trường ít sử dụng GDKNS cho HS thông qua các giờ học trên lớp. Điều đó chứng tỏ rằng công tác GDKNS cho HS thông qua các giờ học trên lớp đã được các nhà trường tiểu học, nhất là đội ngũ GVCN, GVBM quan tâm thực hiện thường xuyên.

* Thực trạng về HĐGDKNS cho HS thông qua các hoạt động trải nghiệm

Để đánh giá thực trạng về HĐGDKNS cho HS thông qua các hoạt động trải nghiệm, chúng tôi khảo sát đối với 177 CBQL, GV, TPT Đội tại các trường tiểu học trên địa bàn thị xã An Khê.

Qua biểu đồ 2.2, ta nhận có 29 trường hợp, chiếm tỉ lệ 16,4% cho rằng hoạt động GDKNS cho HS thường xuyên được thực hiện thông qua các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, 112 trường hợp cho rằng hoạt động GDKNS cho HS thỉnh thoảng thực hiện thông qua các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, chiếm tỉ lệ 63,3% và 36 trường hợp được hỏi ý kiến cho rằng hoạt động GDKNS cho HS ít được thực hiện thông qua các hoạt động trải nghiệm, sáng

tạo, chiếm tỉ lệ 20,3%. Điều đó thể hiện đúng thực trạng công tác GDKNS cho HS trong các trường tiểu học trên địa bàn thị xã An Khê hiện nay. Đội ngũ CBQL, GV, CB Đoàn, Đội trong các nhà trường nhận thức đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của việc GDKNS trong giai đoạn hiện nay đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là đối với độ tuổi tiểu học.

Biểu đồ 2.2: Đánh giá của CBQL, GV, TPT Đội về mức độ GDKNS

Chúng ta cũng thấy được GDKNS cho HS thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo là con đường GD mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, để tổ chức thường xuyên các hoạt động giúp HS được trải nghiệm để hình thành các KNS trong điều kiện hiện nay không phải là dễ thực hiện. Lại đặt ra cho mỗi CBQL nhà trường tiểu học phải tìm ra các biện pháp quản lý để có thể tổ chức được các hoạt động giúp HS trải nghiệm, sáng tạo mà hình thành các KNS.

2.5.4. Thực trạng về chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thị xã An Khê

Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng về việc chỉ đạo đội ngũ thực hiện GDKNS cho HS của lãnh đạo nhà trường thông qua việc khảo sát 177 CBQL, GV và kết quả thu được bảng 2.14.

Qua điều tra bảng 2.14 cho thấy, lãnh đạo các trường tiểu học trên địa bàn thị xã An Khê đều quan tâm tới việc chỉ đạo quản lý đội ngũ thực hiện GDKNS cho

HS. Trong các nội dung quản lý đội ngũ thực hiện GDKNS, có 4/5 nội dung

được nhận xét, đánh giá ở mức độ “khá - tốt". Cụ thể: 93,3% ý kiến cho rằng việc chỉ đạo giáo viên, Ban HĐNGLL lập kế hoạch, xây dựng các nội dung, chương trình, hình thức tổ chức HĐGDKNS là "khá - tốt". Đối với nội dung "Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, theo dõi giám sát, kiểm tra việc tích hợp, lồng ghép GDKNS vào các môn học của giáo viên" có 46,9% ý kiến đánh giá là "khá - tốt". Nội dung "Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, theo dõi giám sát, kiểm tra việc GDKNS thông qua

các HĐGDNGLL" được đánh giá "khá - tốt" với tỉ lệ rất cao 92,1% ý kiến.

Bảng 2.14: Thực trạng về chỉ đạo quản lý đội ngũ thực hiện GDKNS

TT Quản lý đội ngũ thực hiện giáo dục KNS Đánh giá CBQL, GV (N=177) Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1

Chỉ đạo giáo viên (CN, BM), Đội, ban hoạt động ngoài giờ lên lớp, lập kế hoạch, xây dựng các nội dung, chương trình, hình thức tổ chức thực hiện hoạt động GDKNS

78 44,1 87 49,2 12 6,8 0

2

Chỉ đạo tổ chức thực hiện, theo dõi giám sát, kiểm tra việc GVBM tích hợp, lồng ghép GDKNS vào môn học

23 13,0 60 33,9 94 53,1 0 3

Chỉ đạo tổ chức thực hiện, theo dõi giám sát, kiểm tra việc GVCN GD KNS cho HS thông qua các HĐGD

53 29,9 105 59,3 19 10,7 0 4

Chỉ đạo tổ chức thực hiện, theo dõi giám sát, kiểm tra Tổng phụ trách thông qua các hoạt động Đội

66 37,3 90 50,8 21 11,9 0

5

Chỉ đạo, theo dõi giám sát, kiểm tra Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp, GDKNS cho học sinh qua các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp

68 38,4 95 53,7 11 6,2 3 1,7

Điều này khẳng định, lãnh đạo các trường đã có sự quan tâm đến việc quản lý đội ngũ làm công tác GDKNS. Các trường đã chỉ đạo đội ngũ (GVCN, GVBM, TPT Đội, Ban HĐNGLL) lập kế hoạch, xây dựng các nội dung, chương trình, hình thức tổ chức HĐGD KNS ngay từ đầu mỗi năm học.

Đồng thời với việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch, các trường cũng đã chỉ đạo tổ chức thực hiện, theo dõi giám sát, kiểm tra việc GDKNS cho học sinh thông

qua các hoạt động. Có thể nói việc chỉ đạo được đánh giá tốt nhất hiện nay là chỉ đạo GDKNS thông qua nội dung GDNGLL. Tuy nhiên, điều mà chúng tôi băn khoăn ở đây là công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện, theo dõi giám sát, kiểm tra việc GDKNS thông qua các hoạt động trải nghiệm vẫn còn chưa có hiệu quả như mong muốn. Công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện, theo dõi giám sát, kiểm tra việc GVBM tích hợp, lồng ghép GDKNS vào môn học thực tế có đến 53,1% ý kiến cho rằng nội dung này chỉ đánh giá ở mức độ "trung bình". Đây cũng là thực trạng chung của các trường tiểu học.

Trong những năm gần đây, thực tiễn đặt ra yêu cầu cần tăng cường việc GDKNS cho HS thông qua kiểm tra GVBM tích hợp, lồng ghép GDKNS vào môn học, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Thế nhưng thực tế việc triển khai thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn. Với thời lượng hạn hẹp, các em chưa được trang bị đầy đủ các KNS còn khó khăn, lúng túng. Đây là hạn chế mà các trường cần phải khắc phục để đạt hiệu quả cao trong công tác GDKNS cho HSTH trong thời gian tới. Mong rằng các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy, các nhà QLGD quan tâm và thực hiện tốt nội dung này, triển khai hoạt động rèn KNS một cách hiệu quả thu hút được học sinh, đông đảo phụ huynh để tổ chức sao cho sáng tạo, nâng cao chất lượng nhưng phù hợp với hoàn cảnh thực tế của từng địa phương, nhà trường.

2.5.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại thị xã An Khê

Công tác kiểm tra, đánh giá là một việc hết sức quan trọng trong công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 70)