Thực trạng kỹ năng sống của học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 60)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Thực trạng kỹ năng sống của học sinh tiểu học

Học sinh phổ thông nói chung và HSTH nói riêng hiện nay kỹ năng sống của các em còn rất nhiều hạn chế. Qua điều tra cho thấy tình trạng học sinh nói tục, gây gỗ nhau vẫn xảy ra. Trong đó các kỹ năng như tương trợ nhau, giao tiếp, diễn đạt trước đám đông được các thầy cô giáo tích cực hình thành và củng cố nhưng chưa thể hiện được nhiều. Học sinh ngày càng thực dụng, ích kỉ và lười hoạt động hơn.

Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục toàn diện của các trường tiểu học thị xã An Khê đã đạt được nhiều kết quả khả quan như số liệu thống kê (bảng 2.4). Tỷ lệ học sinh hoàn thành xuất sắc nội dung học tập và rèn luyện; có thành tích vượt trội, vượt bậc môn học (đánh giá theo Thông tư 22/2016 của Bộ GD&ĐT) ngày càng tăng, hạn chế HS trong diện giao khoán.

Chúng tôi thấy rất phấn khởi vì số học sinh có phẩm chất tốt ngày càng tăng theo từng năm, đa số các em học sinh đều có ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, nhân cách của mình và phấn đấu học tập tốt. Nhưng thực tế số liệu điều tra cũng làm cho chúng ta, những người làm quản lý giáo dục phải suy nghĩ, trăn trở, đó là số học sinh ỷ lại, ham chơi,...

Khi làm một cuộc phỏng vấn với N =150 học sinh ở 03 trường tiểu học với nội dung: Em có thích tham gia vào các hoạt động xã hội, tập thể không?

Kết quả cho thấy có 51 em (tỷ lệ 34%) học sinh thích tham gia vào các hoạt động xã hội, tập thể; 56 học sinh (37,3% học sinh) trả lời là muốn tham gia nhưng ngại phải giao tiếp nơi đông người, còn lại 43 em (28,7%) không thích tham gia.

Để kiểm tra mức độ nhận thức và hiểu biết của học sinh về vấn đề KNS chúng tôi đã tiếp tục phỏng vấn một số HS vào các giờ ra chơi khi nêu câu hỏi: Em hiểu kỹ năng sống là gì? Chúng tôi thật sự ngỡ ngàng khi chỉ có

33,5% số học sinh được hỏi đều trả lời đã được học qua về vấn đề KNS, qua các hoạt động tập thể do nhà trường tổ chức lồng ghép vào các ngày lễ, tuy nhiên số KNS được học chưa nhiều và chưa đi sâu vào tìm hiểu; 45,3% số học sinh được hỏi trả lời là không biết gì đến vấn đề kỹ năng sống; 21,2% học sinh được hỏi là có tìm hiểu về vấn đề KNS thông qua mạng internet.

Tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh về sự cần thiết GDKNS trong nhà trường, chúng tôi đã điều tra các em để thu thập số liệu. Đối tượng điều tra phiếu hỏi gồm 350 học sinh ở 06 trường tiểu học.

Bảng 2.5: Ý kiến của học sinh về vai trò của việc GDKNS

STT Mức độ nhận thức Ý kiến đánh giá (N = 350) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Rất cần thiết 221 63,2 2 Cần thiết 109 31,1 3 Ít cần thiết 13 3,7 4 Không cần thiết 7 2,0

Kết quả ở bảng 2.5 cho ta thấy, phần lớn HS (94,3%) nhận thức được sự cần thiết GDKNS. Trong đó, có 63,2% ý kiến cho rằng việc GDKNS cho học sinh là rất cần thiết cho chính mình và cuộc sống cộng đồng. Điều đó cũng chứng tỏ các em mong muốn được GDKNS để trang bị thêm cho mình những kỹ năng cuộc sống và góp phần hoàn thiện nhân cách của mình. Nhất là trong xã hội ngày nay, các em phải đương đầu với nhiều nguy cơ, tệ nạn xâm hại tình dục trẻ em, nạn bắt cóc trẻ em tống tiền, sự cám dỗ của xã hội hiện đại nhưng lại không có hoặc thiếu những kỹ năng ứng phó với khó khăn và lựa chọn cách sống lành mạnh. Do đó, nhà QLGD cần đặc biệt quan tâm đến công tác GDKNS cho HSTH một cách thiết thực nhằm giúp các em có khả năng tự bảo vệ chính mình, biết cách ứng phó trước tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày vì là HSTH nên các em hay bắt chước, còn dựa dẫm vào người lớn, thầy cô giáo. Vì vậy, chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới hoạt động GDKNS cho HSTH một cách thiết thực phù hợp với lứa tuổi của các em. Hình

thành cho các em những hành vi, thói quen, cách ứng xử văn hóa, giúp các em phát triển các kỹ năng cá nhân và xã hội để các em biết giữ gìn bản thân an toàn và trở thành những người có trách nhiệm, có tinh thần độc lập khi các em trưởng thành, các em sẽ làm chủ được tình cảm và xúc cảm của mình trong cuộc sống.

Để tìm hiểu mức độ về KNS của HS, chúng tôi đã tiến hành điều tra phiếu hỏi học sinh ở 06 trường tiểu học. Kết quả thu được ở bảng 2.6.

Bảng 2.6: Đánh giá của học sinh về các KNS cần GD của HSTH (N = 350)

TT Các kỹ năng Rất cần thiết Cần thiết Không ý kiến Không cần thiết Hoàn toàn không cần thiết SL % SL % SL % SL % SL % 1. Kỹ năng tự nhận thức 25 7,1 94 27 67 19,1 85 24,3 79 22,6 2. KN xác định giá trị 56 16 35 10 98 28 102 29,1 59 16,9 3. KN giải quyết vấn đề 53 15,1 55 16 42 12 149 42,6 51 14,6 4. Kỹ năng tư duy sáng tạo 68 19,4 79 23 99 28,3 78 22,3 26 7,43 5. Kỹ năng giao tiếp 98 28 104 30 103 29,4 45 12,9 0 6. Kỹ năng hợp tác 73 20,9 94 27 75 21,4 87 24,9 21 6 7. KN bảo vệ môi trường 91 26 101 29 88 25,1 61 17,4 9 2,57 8. KN ứng xử với bạn bè 108 30,9 114 33 78 22,3 45 12,9 5 1,43 9. KN ứng phó với tình

huống căng thẳng 72 20,6 98 28 61 17,4 91 26 28 8 10. Kỹ năng sống văn minh 78 22,3 93 27 52 14,9 56 16 71 20,3 11. KN thể hiện sự cảm thông 72 20,6 44 13 77 22 88 25,1 69 19,7 12. KN ý thức trách nhiệm 79 22,6 81 23 89 25,4 68 19,4 33 9,43 13. KN quản lý thời gian 79 22,6 87 25 84 24 87 24,9 13 3,71 14. Kỹ năng quản lý, làm

chủ bản thân 54 15,4 119 34 77 22 71 20,3 29 8,29 15. KN phòng chống bạo lực 83 23,7 86 25 119 34 31 8,86 31 8,86

Qua phiếu điều tra kết quả bảng 2.6, có thể rút ra nhận xét: Các em đánh giá mức độ hiểu biết của bản thân về các KNS chỉ ở mức cần thiết và không ý kiến cụ thể quan sát bảng số liệu thấy rất rõ sự thiếu hụt KNS của học sinh tiểu học hiện nay là đáng báo động. Chỉ 34,1% ý kiến cho rằng HSTH có kỹ năng nhận thức rất cần thiết và cần thiết. 47,9% ý kiến thừa nhận một vài HS có kỹ năng biết hợp tác. Có tới 74% ý kiến cho rằng HS không có kỹ năng xác định giá trị đối với các em quá ư là mơ hồ, rất lang mang.

Đa số học sinh không có các kỹ năng như: Kỹ năng giá trị; Kỹ năng hợp tác của HS thể hiện ở việc các em chưa biết hợp tác tích cực (52,3%); Các em chưa có khả năng quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống (69,2%). Kỹ năng tư duy sáng tạo còn thụ động chỉ biết bắt chước thầy cô, bố mẹ, chưa phát huy tinh thần tự lập, sáng tạo của bản thân (58%); Khi gặp tình huống, lo lắng, rụt rè chưa biết ứng phó với tình huống căng thẳng (51,4%); Ngày nay, với công nghệ thông tin, các em chỉ biết lướt mạng để chơi games oline nhưng thiếu đi KNS văn minh trong thực tiễn hàng ngày đang diễn ra (51,2%); Ít có khả năng thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ với người khác (66,98%); Các em tiểu học đa số phải đợi sự động viên, nhắc nhở của người lớn thiếu đi kỹ năng ý thức trách nhiệm (54,2%); Kỹ năng quản lý thời gian là khả năng các em biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định. Song với HSTH, thời gian học, chơi các em phải tuân thủ theo người lớn mà không thể tự quản lý, làm chủ thời gian của mình (52,6%); Với các tình huống tự bảo vệ chính mình, các em không biết ai là người bảo vệ bản thân mình mà luôn miệng nói bố mẹ, chú công an, cô hiệu trưởng,... nên thiếu đi kỹ năng phòng chống bạo lực (51,7%).

Qua trao đổi với giáo viên và quan sát hành vi của học sinh chúng tôi rút ra một số kết luận: HS yếu kém về KNS, thậm chí có em còn có những biểu hiện thiếu niềm tin hoặc hoài nghi cuộc sống, trong quan hệ với mọi người, ngay cả với người thân, ngại thổ lộ, bộc bạch tâm tính, những nét riêng tư. Một số em có dấu hiệu bị tổn thương về mặt tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, thầy trò, thiếu người thân, khao khát muốn được sống trong tình cảm nhưng không được bù đắp thỏa đáng cũng làm cho các em tiêu cực, mất thăng bằng về mặt tình cảm, dễ bị kích động hoặc trở nên nhu nhược, yếu thế.

Thực tế cho thấy, một số học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường còn xả rác bừa bãi, ăn xong bỏ ngay ly nước hay vỏ kẹo trong hộc bàn, đi tiểu tiện không dội nước đặc biệt với các em lớp 1,2; Văn hóa khi sử dụng điện thoại di động như: về nhà gặp khi bố mẹ có khách, các em cầm ngay điện thoại chơi say sưa mà không cần quan tâm đến một ai, mặc cho có người lạ vào nhà, hay bố mẹ nhờ việc gì miệng dạ thưa nhưng đợi chơi xong mới đi làm hoặc cằn nhằn khi bị phá vỡ cơn nghiện games của các em.

2.4.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Đối với học sinh vùng thuận lợi nói chung, các em vùng nông thôn (Lê Lợi, Bùi Thị Xuân) và dân tộc thiểu số Ba na nói riêng ở trường tiểu học Lê Văn Tám chủ yếu sinh sống ở những vùng núi, nơi có khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn nên chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí còn rất thấp. HSTH ở vùng dân tộc, ngoài việc đến trường thì các em còn phải phụ giúp gia đình để kiếm sống. Chính những yếu tố như: môi trường sinh sống, điều kiện kinh tế, phong tục tập quán,…đã và đang tạo ra những nguy cơ, thách thức đối với sự phát triển của các em nói chung và quá trình GDKNS nói riêng.

Trong thực tế, khi xây dựng chương trình, nội dung dạy học trên lớp, GV đều phải xây dựng 3 mục tiêu: cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ. GV ít quan tâm rèn luyện kỹ năng cho học sinh, nhất là kỹ năng ứng xử với xã hội, ứng phó và hòa nhập với cuộc sống. Vì thế, cơ hội thực hiện giáo dục KNS rất nhiều và rất đa dạng. Có thể đề cập tới một số phương thức tổ chức sau: Thông qua dạy học các môn học, qua chủ đề tự chọn, qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, qua hoạt động trải nghiệm.

Qua kết quả khảo sát chúng ta nhận thấy, đa số trẻ ngày nay đều được cha mẹ chăm lo, bao bọc (vì mỗi gia đình hầu như chỉ có từ một đến hai con) nên trẻ rất bị áp lực về vấn đề học tập, trẻ chỉ chú trọng đến việc học mà quên đi những kỹ năng như: sử dụng trang thiết bị dọn dẹp nhà cửa (dù rất nhanh

nhạy trong việc sử dụng trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí của bản thân như điện thoại di động, máy tính để chơi games,...), nhiều HSTH bây giờ không biết tham gia những công việc nhà đơn giản như: quét nhà, nhặt rau, xếp quần áo giúp mẹ. Hầu hết các em còn xem nhẹ những kỹ năng như nhận biết trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển của gia đình, cộng đồng, đất nước, thiếu quan tâm đến người khác. Các em còn tỏ ra thiếu lịch thiệp, không thể hiện được sự tôn trọng đúng mực, ngại bày tỏ lòng biết ơn, ngại xin lỗi, nhận lỗi khi sai phạm,...Vì vậy, cần phải hướng việc GD cho HS biết kết hợp hài hòa giữa các mối quan hệ và phải biến nhận thức thành thái độ, hành vi.

* Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thiếu kỹ năng sống của học sinh

Từ bức tranh thực trạng trên, có thể thấy học sinh đang “thiếu” và “yếu” về KNS. Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng này của HS, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 177 CBQL, GV và điều tra phiếu hỏi 360 học sinh.

Kết quả khảo sát thu được ở bảng 2.7 cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thiếu KNS của HS nhưng mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân có khác nhau. Trong các nguyên nhân đã nêu, đáng chú ý nhất là nguyên nhân“Gia đình chưa thật sự phối hợp với nhà trường trong việc GDKNS cho học sinh”, ý kiến đánh giá của CBQL, GV và HS đều cho rằng đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc thiếu KNS của HS (CBQL, GV chiếm đến 91,5% và HS là 74,2%).

Thực tế cho thấy, cuộc sống công nghiệp hiện đại làm cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình ngày càng lỏng lẻo, cha mẹ không thể dành nhiều thời gian để quan tâm, gần gũi với con cái. Nguyên nhân thứ hai có “ảnh hưởng nhiều” đến việc thiếu KNS của các em, đó là “ít có điều kiện thực hành, giao tiếp, trải nghiệm trong cuộc sống”, có đến 74,6% ý kiến của CBQL, GV và 77,8% ý kiến đánh giá của HS. Điều này, ta thấy KNS được hình thành khi người học được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. HS chỉ

có kỹ năng khi các em tự làm việc đó, chứ không chỉ nói về việc đó.

Bảng 2.7: Khảo sát các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thiếu KNS của HS

TT Nguyên nhân Đánh giá CBQL, GV (N=177) Đánh giá HS (N=360) Mức độ ảnh hưởng (%) Mức độ ảnh hưởng (%) Ảnh hưởng nhiều Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng Ảnh hưởng nhiều Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng

1 Nhà trường chưa quan

tâm GDKNS cho HS 54,8 42,9 2,3 75,3 23,1 1,7 2 Thời gian dành cho việc

học văn hóa quá nhiều 54,2 44,1 1,7 59,2 38,3 2,5 3

Gia đình chưa thật sự phối hợp với nhà trường trong

việc GDKNS cho HS 91,5 8,5 0,0 74,2 22,8 3,1 4

HS ít có điều kiện thực hành, giao tiếp, trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống

74,6 25,4 0,0 77,8 20,0 2,2 5 Nội dung GDKNS chưa

thiết thực với HSTH 65,0 32,8 2,3 66,9 31,1 1,9 6 Hình thức tổ chức HĐ

GDKNS chưa phong phú 63,8 36,2 0,0 61,9 38,1 0,0 7 HS chưa nhận thức được sự

cần thiết của việc học KNS. 64,4 35,6 0,0 56,4 43,6 0,0 8 Chưa có sự phối hợp

đồng bộ giữa các LLGD 63,3 36,7 0,0 56,7 41,1 2,2 9

KNS vẫn còn là vấn đề mới mẻ, hiểu biết của HS về các nội dung của KNS chưa nhiều

61,6 35,6 2,8 64,2 33,1 2,8 10 Những biến đổi về tâm

sinh lí lứa tuổi 66,1 32,8 1,1 66,9 31,7 1,4

Kinh nghiệm có được khi HS được hành động trong các tình huống thực tế. HS chỉ có kỹ năng khi các em được tự làm việc đó, chứ không chỉ nói về việc đó. Kinh nghiệm có được khi HS được hành động trong các tình huống giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kỹ năng. Tuy nhiên, hiện nay đối với HS,

“Thời gian dành cho việc học văn hóa quá nhiều” mặc dù hiện nay đã giảm tải, điều chỉnh nội dung chương trình nhưng các cuộc thi trên internet áp lực cho các em tiểu học rất nhiều. Do đó, các em ít có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội, văn nghệ, các hoạt động phong trào mang tính trải nghiệm KNS.

Một nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng nhiều đến việc GD và phát triển toàn diện nhân cách HS, đó là “Nhà trường chưa quan tâm GDKNS cho HS” (đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 60)