8. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Tăng cường công tác phối hợp các lực lượng trong hoạt động
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
3.2.4.1. Mục tiêu
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội sẽ góp phần thúc đẩy việc thực hiện nội dung và nhiệm vụ của các biện pháp được thuận lợi hơn. Việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các LLGD, một mặt là tạo dựng ra những mối quan hệ tốt đẹp giữa các LLGD, mặt khác tạo ra sự thống nhất, liên tục trong quá trình giáo dục về các mặt thời gian, không gian.
Đoàn thanh niên, Đội TNTPHCM có vị trí vai trò quan trọng trong giáo dục đạo đức lý tưởng cách mạng, GDKNS và giáo dục truyền thống cho học sinh. Đoàn - Đội là nơi rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, nền nếp, kỷ cương tư thế tác phong, là môi trường hoạt động phù hợp với tâm lý học sinh, cũng là nơi hình thành, nuôi dưỡng những ước mơ nguyện vọng của các em.
3.2.4.2. Ý nghĩa biện pháp
Thực tiễn công tác GDKNS cho HS đã chỉ ra được ý nghĩa, vai trò của
gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục HS, biết tổ chức phối hợp các LLGD này sẽ tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh sẽ có tác dụng hướng trẻ đến những hành vi, chuẩn mực đạo đức được xã hội thừa nhận, tôn vinh và rèn luyện những kỹ năng sống cần thiết. Cơ chế quản lý hoạt động phối hợp xác định rõ chủ thể, khách thể cũng như đối tượng quản lý của hoạt động phối hợp. Cơ chế này sẽ đáp ứng được đòi hỏi tất yếu của quá trình giáo dục kỹ năng sống trong giai đoạn hiện nay, đồng thời phải lôi cuốn các tổ chức, các lực lượng ngoài nhà trường tham gia GDKNS cho HS, đảm bảo học sinh được giáo dục mọi lúc, mọi nơi. Học sinh phải được giáo dục thành hệ thống trên lớp, ngoài lớp, trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội.
3.2.4.3. Nội dung biện pháp
* Tăng cường phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên, Hội đồng đội trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường là lực lượng tập hợp đông đảo GV là đoàn viên, HS và GV trẻ thực hiện chức năng giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống cách mạng, ý thức công dân. Thông qua các hoạt động của Đoàn, Đội góp phần nâng cao chất lượng học tập, giúp các em xác định động cơ, thái độ đúng đắn trong học tập, tạo hứng thú, niềm say mê tìm tòi, ham hiểu biết, rèn luyện tính kỷ luật, nền nếp và tạo cơ hội phát triển về khả năng giao tiếp, tăng thêm bản lĩnh và tạo cơ hội phát triển năng khiếu sở trường của các em, giúp các em gắn bó yêu thương nhau, rèn luyện nhân cách.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của tổ chức đoàn trong nhà trường. Người quản lý cần tập trung những vấn đề sau:
- Phối hợp với Liên đội trong tổ chức các hoạt động, các phong trào thi đua, phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của tổ chức Đội trong các hoạt động giáo dục học sinh. Thống nhất về nội dung, phương pháp, kế hoạch và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức Đội thực hiện kế hoạch.
- Tham mưu cấp uỷ, chi bộ đảng chỉ đạo các hoạt động Đoàn theo mục tiêu giáo dục của nhà trường và xây dựng quy chế phối hợp hoạt động của tổ chức Đội với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động giữa Liên đội - GVCN - giáo viên bộ môn - Ban đại diện CMHS để tạo ra các hoạt động bổ ích góp phần GDKNS cho học sinh đạt hiệu quả cao như:
+ Thăm hỏi các gia đình thương binh liệt sỹ nhân ngày 27/7, ngày 22/12, thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ. Trải nghiệm thực tế ở đơn vị kết nghĩa.
+ Tổ chức tốt phong trào ủng hộ học sinh nghèo, học sinh vùng xa xôi, hẻo lánh. Tham gia tốt các phong trào từ thiện, nhân đạo.
+ Tổ chức các buổi lao động công ích sẽ giúp cho các em có ý thức làm chủ, yêu lao động, có tình yêu thương ý chí cộng đồng. Bồi dưỡng lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình. Rèn luyện tính cần cù, năng động, sáng tạo, ham học hỏi.
* Đổi mới công tác quản lý GDKNS cho học sinh tiểu học theo hướng phối hợp đồng bộ nhà trường – gia đình – xã hội
Phối hợp giữa nhà trường với gia đình: Nhà trường đóng vai trò chủ đạo của hoạt động phối hợp; Hiệu trưởng thông qua đội ngũ GVCN để tổ chức, quản lý hoạt động phối hợp này. Có thể tổ chức theo các con đường và theo các hình thức khác nhau như:
• Xây dựng mối liên hệ trực tiếp giữa nhà trường và gia đình theo hình thức sau: Tổ chức họp toàn thể CMHS (Họp phụ huynh HS), đây là một hình thức liên hệ phổ biến và rộng rãi nhất giữa GVCN với CMHS, được các nhà trường thường xuyên áp dụng. Số lượng cuộc họp và thời gian tổ chức cuộc họp toàn thể CMHS được các nhà trường ấn định tùy theo tình hình thực tiễn, nhưng về cơ bản là được tổ chức định kỳ. Cuộc họp toàn thể là dịp để GVCN có điều kiện động viên CMHS tích cực tham gia vào các hoạt động GDHS,
giúp họ tiếp cận với khoa học giáo dục gia đình, nắm được và từng bước vận dụng được vào việc dạy bảo các em.
• Xây dựng mối liên hệ gián tiếp giữa nhà trường và gia đình theo các hình thức: Trong quá trình GDHS, GVCN cần thường xuyên trao đổi thông tin hai chiều với CMHS, nhưng sử dụng các hình thức trao đổi trực tiếp như đã nêu sẽ gặp phải trở ngại là không thực hiện được thường xuyên hoặc không áp dụng được rộng khắp với mọi HS trong lớp. Để áp dụng hình thức này, GVCN cần có kế hoạch định kỳ thông báo kết quả học tập, giáo dục, GDKNS của HS cho CMHS và cần phải có những trao đổi thông tin phản hồi lại cho GVCN. Điều đó sẽ giúp cho quá trình tác động sư phạm và phối hợp GD của hai phía được điều chỉnh một cách hợp lí và ngày càng hoàn thiện hơn.
Nhà trường tổ chức phối hợp với gia đình học sinh thông qua Ban đại diện CMHS: Ban đại diện là một tổ chức quần chúng do CMHS bầu ra dưới sự tư vấn, hỗ trợ của nhà trường và đại diện cho các phụ huynh để thực hiện các nghĩa vụ, quyền lợi của phụ huynh trong việc GDHS.
3.2.4.4. Cách thực hiện biện pháp
- Cơ chế phối hợp giữa nhà trường với xã hội: Nhà trường và XH có thể tổ chức phối hợp với nhau trong việc GDKNSHS theo một số cách thức sau:
Xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh ở cộng đồng dân cư: nơi các em sống, học tập và lao động là một môi trường rất gần gũi, quen thuộc và có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành và phát triển nhân cách của các em. Bởi vì cộng đồng là môi trường xã hội trực tiếp điều chỉnh mối quan hệ giữa các thành viên trong một gia đình và giữa các gia đình với nhau. Do đó, xây dựng nhà trường, gia đình và xã hội thành một môi trường giáo dục lành mạnh thống nhất sẽ có tác dụng lớn trong việc GDKNS cho HS.
Tạo ra một quá trình giáo dục thống nhất và liên tục về các mặt thời gian, không gian, nhà trường cần làm tốt một số nội dung sau:
+ Nêu bật được vai trò của giáo dục và đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống trong việc phát triển nhân cách học sinh.
+ Thống nhất mục tiêu và các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phối hợp để giáo dục học sinh; Tổ chức các hoạt động tập thể ở cộng đồng dân cư, có sự tham gia của học sinh nhà trường nhân các ngày lễ lớn,...
+ Khai thác các tiềm năng về nguồn lực, trí lực và vật lực trong xã hội để GDKNSHS. Thực hiện chủ trương XHHGD của Đảng và Nhà nước, nhà trường cần phải tranh thủ, tận dụng, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi nguồn lực để biến HĐGDHS thành nhiệm vụ của toàn dân và toàn xã hội.
- Cơ chế phối hợp giữa gia đình với xã hội: Trong việc GDKNS cho HS thì môi trường sống của HS có vai trò rất quan trọng. Môi trường xã hội trực tiếp điều chỉnh các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và giữa mỗi gia đình với các gia đình nơi cộng đồng dân cư sinh sống.
* Tổ chức cho các lực lượng giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội đồng đội
Các lực lượng giáo dục trong nhà trường cần tổ chức, phối hợp tốt trong công tác GDKNS cho học sinh: BGH, đội ngũ GV-NV, tổ chức Đoàn - Đội, bám sát nội dung chương trình giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 để có cơ sở phối hợp với GVBM tổ chức cho HS vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn và học tập (kiểu dạy học tích hợp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo).
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, trí tuệ, GD KNS, giá trị sống, GD nghệ thuật, thẩm mĩ, GD thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, môi trường,...Nội dung giáo dục của hoạt động trải nghiệm sáng tạo thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng những hiểu biết của
mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi.
Tạo sân chơi bổ ích, có sức thu hút đối với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên và Nhi đồng. Tổ chức các câu lạc bộ: Quyền trẻ em; Phóng viên nhỏ; Đội tuyên truyền măng non, diễn tập “Phòng cháy chữa cháy”,... tạo môi trường cho HS thể hiện, nói lên tiếng nói của chính các em trong các hoạt động Đội. Tuyên truyền GDKNS; kỹ năng tự bảo vệ, phòng chống tai nạn thương tích, thực hiện quyền và bổn phận trẻ em,...Đoàn - Đội phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường có sự động viên, khen thưởng kịp thời cho những cá nhân và tập thể có thành tích cao để khuyến khích phong trào.
* Tổ chức cho các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội đồng đội
Ý nghĩa sâu sắc của việc phối hợp các LLGD đã được Bác Hồ chỉ ra từ lâu: "Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn” [25].
Các tổ chức, lực lượng xã hội bao gồm: Đoàn thanh niên ở địa phương, cộng đồng dân cư nơi HS sinh sống, gia đình HS, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội khác, ban đại diện CMHS.
Đối với các tổ chức ngoài nhà trường, hiệu trưởng cần tập hợp những lực lượng này vào việc xây dựng kế hoạch GDKNS cho HS, tham mưu, họp bàn thống nhất kế hoạch ngay từ đầu năm học để các tổ chức này phối hợp với các lực lượng trong nhà trường triển khai thực hiện kế hoạch.
Đối với phụ huynh học sinh: Tuyên truyền để PHHS thấy việc tham gia các HĐGDKNS không ảnh hưởng gì đến học tập văn hoá mà còn hỗ trợ đắc lực cho các môn học. Kết hợp chặt chẽ gia đình, nhà trường và xã hội. Thực hiện tốt các mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình, nhà trường và xã hội
trong công tác GDHS, xác định rõ vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội.
* Tổ chức việc triển khai thực hiện kế hoạch GDKNS cho HS trong toàn thể các lực lượng giáo dục
Đây là sự chỉ đạo một cách khoa học những công việc, những con người, tạo nên sự cộng hưởng của các lực lượng tham gia, hướng tới hoàn thành tốt kế hoạch đề ra. Tổ chức, triển khai kế hoạch, đôn đốc thực hiện kế hoạch, điều hành các bộ phận thực hiện theo đúng kế hoạch quy định, theo dõi và điều chỉnh kịp thời và những yếu tố nảy sinh trong quá trình thực hiện.
3.2.4.5. Điều kiện thực hiện biện pháp
Thứ nhất, GVCN hay TPT Đội phải là người có năng lực tổ chức, có tính kiên nhẫn, sự đồng cảm và gần gũi với HS để các em có thể tin tưởng và sẻ chia những tâm tư, nguyện vọng của mình. Phối hợp với Đoàn, Đội trong tổ chức các hoạt động, các phong trào thi đua, phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của tổ chức Đoàn, Đội trong các HĐGD học sinh. Hàng năm xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ Đoàn, Đội là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, năng nổ nhiệt tình trong mọi công việc.
Thứ hai, việc xây dựng môi trường tự GD trong nhà trường phải có kế hoạch cụ thể, với từng bước đi chắc chắn, phải xây dựng được những nhân tố tích cực, những nhóm bạn điển hình về giúp đỡ nhau học tập, tu dưỡng đạo đức.
Thứ ba, phải lường trước những yếu tố không tích cực trong việc hình thành các nhóm chơi, nhóm bạn có thể ảnh hưởng đến việc GDKNSHS của lớp như: gây mất đoàn kết, tụ tập chơi bời,... Muốn vậy, GVCN phải thường xuyên theo dõi hoạt động của các nhóm bạn nói trên theo các cách thức khác nhau như dựa vào HS cùng lớp, dựa vào thông tin hai chiều với CMHS, với cộng đồng dân cư của địa phương nơi HScư trú, từ đó có những điều chỉnh uốn nắn kịp thời.
3.2.5. Đầu tư xây dựng các điều kiện bổ trợ cho giáo dục kỹ năng sống
3.2.5.1. Mục tiêu
Tài chính, cơ sở vật chất là nguồn lực rất quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định kết quả của các hoạt động dạy học, giáo dục trong đó có hoạt động GDKNS. Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục, nếu nguồn lực tài chính, CSVC đầy đủ, đáp ứng theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa, đồng thời có nguồn kinh phí đảm bảo, các hoạt động dạy học - giáo dục trong nhà trường sẽ đạt hiệu quả hơn.
Vì vậy, cần tăng cường đầu tư nguồn tài chính, CSVC cho hoạt động dạy học, giáo dục và quản lý HĐGDKNS, chuẩn bị nguồn lực (CSVC, phương tiện, tài chính) để hoạt động GDKNS được tổ chức thuận lợi, nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa các hoạt động dạy học - giáo dục trong nhà trường.
3.2.5.2. Ý nghĩa biện pháp
Đầu tư CSVC, tài chính, tạo động lực cho GDKNS. Làm tốt công tác XHH giáo dục. Huy động sự đóng góp về tài lực, vật lực của xã hội nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống thiết bị trong nhà trường. Đề cao tinh thần trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, đoàn thể đối với công tác GDKNS cho HS.
Để công tác GDKNS cho HS đạt hiệu quả, không chỉ những bài học, những lời khuyên bảo của thầy cô, những lời nhắc nhở của cha mẹ, những hoạt động của chính các em mà nó còn đòi hỏi một môi trường thật sự mang tính giáo dục. Phải xây dựng cảnh quan sư phạm xanh-sạch-đẹp; chú trọng giáo dục học sinh các mối quan hệ với thầy cô giáo, người lớn, với bạn bè.
3.2.5.3. Nội dung biện pháp
Các kỹ năng sống của học sinh được hình thành và phát triển qua quá trình học tập, rèn luyện và giáo dục. Kỹ năng sống chỉ được phát triển tốt nếu học sinh được trải nghiệm qua các hình thức hoạt động GD phong phú, đa dạng. Vì bất kỳ một hoạt động nào muốn thực hiện được cũng cần phải có