Môi trường nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 46 - 48)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Môi trường nhà trường

Trong quá trình GDKNS cho HS, nhiều yếu tố tác động và ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác giáo dục HS tiểu học:

* Các yếu tố liên quan đến hoạt động của nhà quản lý

Các yếu tố quản lý để HĐGDKNS có hiệu quả, trong tổ chức thực hiện, cần phải có một hệ thống các văn bản có tính pháp chế trong việc hướng dẫn thực hiện GD kỹ năng giao tiếp cho HSTH. Tùy điều kiện từng trường mà phân công trách nhiệm quản lý HĐGD KNS. Cán bộ quản lý HĐGDKNS có thể là Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng:

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ bộ máy quản lý hoạt động GDKNS

Mặt khác, tính chất vùng miền ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giáo dục kỹ năng giao tiếp, thường xuyên quan tâm đến nội dung GD kỹ năng, trong đó có giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HSTH để HS có điều kiện tiếp thu hơn HĐGD kỹ năng giao tiếp.

* Các yếu tố liên quan đến nhận thức của các lực lượng giáo dục

Nhận thức của các LLGD đóng vai trò quan trọng, quyết định tới sự thành công hay thất bại của việc tổ chức GDKNS. Chỉ khi BGH các nhà trường và các LLGD nhận thức đầy đủ, đúng đắn về sự cần thiết phải GD KNS cho HSTH; Xác định được vị trí, vai trò của KNS trong việc phát triển nhân cách học sinh thì kế hoạch GDKNS của Ban giám hiệu mới có tính khả thi cao và việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này mới đem lại hiệu quả.

Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng phụ trách HĐGDKNS Tổ trưởng tổ 3 TPT Đội Các đoàn thể Tổ trưởng

tổ 1 Tổ trưởng tổ 2 Tổ trưởng tổ 4 Tổ trưởng tổ 5

Giáo viên

Các LLGD phải tạo ra sự thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp và đạt tới sự đồng thuận trong việc lựa chọn hình thức tổ chức phối hợp các hoạt động. Ngược lại, nếu thiếu thống nhất trong nhận thức, mâu thuẫn trong hành động sẽ khiến cho hoạt động giáo dục rơi vào tình trạng “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, gây cản trở không nhỏ cho công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu. Sự đồng thuận và sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp để GDHS. Để làm được điều này, trong công tác quản lý, các nhà trường phải coi việc tổ chức phối hợp giữa các LLGD trong và ngoài nhà trường là một nội dung quan trọng, xây dựng các cơ chế quản lý phối hợp các lực lượng sẽ tạo:

+ Sự thống nhất mục tiêu GD toàn vẹn, liên tục. + Môi trường giáo dục lành mạnh, rộng khắp.

+ Phát huy được sức mạnh của cộng đồng và xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

+ Nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc GDHS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)