Phối hợp, huy động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 43 - 44)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.3. Phối hợp, huy động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà

trường tham gia tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống

* Đội ngũ tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quyết định chất lượng giáo dục. Nhà giáo không chỉ đơn thuần là người chia sẻ kiến thức và kỹ năng mà còn là người góp phần nuôi dưỡng, phát triển tâm hồn, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ.

- Về giáo viên: Yêu cầu GV thực hiện nghiêm túc, không được tùy tiện trong quá trình thực thi chương trình cần có chế độ thỏa đáng cho GV; thường xuyên tổ chức chuyên đề bồi dưỡng cho GV về nội dung và hình thức tổ chức hoạt động; Đưa kết quả học tập KNS của HS vào trong các tiêu chí thi đua GV; Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên HĐGDKNS của đội ngũ GVCN.

- Về tổ chức Đội thiếu niên: Liên đội thường xuyên đổi mới các hình thức cũng như nội dung trong HĐGDKNS, có chế độ đãi ngộ hợp lý; Tạo điều kiện thường xuyên cho Tổng phụ trách được tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng công tác Đội, các hoạt động về GDKNS cho học sinh. Nhà trường cần chỉ đạo theo một kế hoạch thống nhất nhằm động viên và phát huy tối đa khả năng của đội ngũ thực hiện GDKNS.

* Phối hợp các lực lượng giáo dục kỹ năng sống

Hoạt động xã hội hoá trong GDKNS là giải pháp then chốt trong HĐGD KNS cho học sinh nên cần huy động sức mạnh tổng hợp trong GDKNS, đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội và nhất là địa phương nơi học sinh cư trú, học tập, sinh hoạt để nắm được tình hình học tập, rèn luyện của các em. Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi chuyển giao các giá trị, nuôi dưỡng lớp trẻ, hình thành nhân cách con người. Vai trò quản lý hoạt động GDKNS học sinh tiểu học được thể hiện sơ đồ 1.4.

*: là mỗi HS, mỗi cá nhân a: là lớp học, trong đó HS học

b: là các lớp cùng khối, cùng trường c: là các tập thể HS trong lớp, trường như: Đội, Hội, các câu lạc bộ...

M1, M2, M3...là các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như các thầy cô, gia đình, xã hội...

: Vai trò quản lý GDKNSHS

Sơ đồ 1.3: Mô hình hóa vai trò quản lý hoạt động GDKNS HSTH

Trong nhiều bài viết, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở nhà trường “Phải mật thiết liên hệ với gia đình học trò. Bởi vì giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Nhà trường quản lý sát sao việc học tập, sinh hoạt, nắm vững các thông tin về HS, thông tin với gia đình HS để phối hợp và có biện pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời. Xây dựng một số điển hình về GDKNS trong gia đình nhà trường để phổ biến, tuyên truyền trong CMHS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)