Môi trường gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 48 - 49)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Môi trường gia đình

Gia đình có nhiều chức năng, trong đó chức năng giáo dục được hình thành một cách tự phát như một hoạt động tự nhiên. Nhưng dần dần, các bậc cha mẹ đã ý thức được giáo dục con cái như một trách nhiệm xã hội của gia đình: “Từ gia đình, trẻ em bước đầu hình thành những chuẩn mực đạo đức, thói quen lao động, cách suy nghĩ, thái độ và quan hệ với thế giới xung quanh” [3]. Tất cả những gì ở trẻ được hình thành từ gia đình thường để lại trong tâm hồn các em những ấn tượng không bao giờ phai mờ và có ảnh hưởng quan trọng đến các em trong suốt cuộc đời.

Tác giả Hà Nhật Thăng và Lê Tiến Hùng nhận định: “Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người thì gia đình luôn luôn là cái nôi ấp ủ cả về mặt thể chất lẫn tâm hồn, gia đình là môi trường sống, môi

trường giáo dục suốt đời của sự hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách, mỗi người từ lúc lọt lòng đến lúc chết". Tác động của giáo dục gia đình là những tác động giáo dục đầu tiên có ảnh hưởng đến kỹ năng sống của đứa trẻ sau này, đặc biệt là tác động của người mẹ [43].

Như vậy, tác động của giáo dục gia đình có vai trò và ảnh hưởng rất quan trọng tới việc hình thành kỹ năng sống của HSTH, khởi hành cùng các em và đi cùng các em trong suốt cuộc đời. Ngày nay, sự phát triển mạnh của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của Việt Nam đã tạo cơ hội cho các KNS của HS sớm bộc lộ, phát triển phong phú. Tuy nhiên, tác động của GD xã hội nếu không có sự phối hợp với tác động của GD nhà trường, một tổ chức với chức năng chuyên biệt thì kết quả hình thành, phát triển KNS của HS sẽ bị ảnh hưởng và hạn chế rất nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)