Môi trường xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 49)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.3. Môi trường xã hội

Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến việc GDKNS cho HS, bao gồm môi trường giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội. Môi trường giáo dục được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các tình huống "thực" trong cuộc sống.

GDKNS được thực hiện trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng. Người tổ chức GDKNS có thể là bố mẹ, là thầy cô, là bạn học hay các thành viên cộng đồng. Trong nhà trường, GDKNS được thực hiện trên các giờ học, trong các hoạt động ngoại khóa, lao động, hoạt động đoàn thể, xã hội,...

GD nhà trường có vai trò quan trọng, nhà trường là một thiết chế xã hội chuyên biệt, thực hiện những chức năng cơ bản là tái sản xuất sức lao động, phát triển nhân cách và KNS của con người theo hướng ngày càng lên cao để duy trì sự phát triển của xã hội. Để thống nhất và tăng cường vai trò của gia đình, xã hội trong việc GDKNS cho HS thì nhà trường phải biết lôi cuốn, tổ chức, định hướng, hướng dẫn gia đình và xã hội tham gia vào quá trình GDKNS cho HS.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Giáo dục KNS cho HSTH là một hoạt động có ý nghĩa và có tầm quan trọng đặc biệt nhằm phát triển nhân cách toàn diện cho các em. Thông qua hoạt động GDKNS giúp các em ngày càng phát triển về mặt nhận thức, thành thạo về mặt kỹ năng và đó chính là tiền đề quan trọng để giúp các em có thể tham gia vào các hoạt động xã hội một cách tốt nhất. Để đạt được mục tiêu đó, người quản lý cần xác định và quản lý tốt các nội dung, phương pháp, quản lý điều hành các tổ chức nhằm đưa hoạt động GDKNS đạt đến hiệu quả. Mục tiêu của giáo dục KNS cho HS là hình thành năng lực tâm lý - xã hội để học sinh có hành vi thích ứng và làm chủ trong các tình huống của cuộc sống. KNS của HSTH bao gồm một hệ thống nhiều kỹ năng cụ thể dựa trên các nguyên tắc: tương tác, trải nghiệm, tiến trình, thay đổi hành vi và thời gian - môi trường giáo dục.

Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của hoạt động GDKNS cho HSTH đó là công tác quản lý của nhà trường. Do vậy, hiệu trưởng với tư cách là người đứng đầu cần phải thực hiện tốt các chức năng quản lý của mình, chủ động trong tất cả các khâu của quá trình quản lý, từ việc lập kế hoạch, xây dựng lực lượng, tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá các lực lượng tham gia GDKNS cho học sinh. Nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức, kỹ năng về GDKNS cho tập thể đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên trong cơ sở, đồng thời trang bị các cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu của hoạt động GDKNS.

Trong chương 1, chúng tôi đã phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản về GDKNS, tầm quan trọng và các kỹ năng sống cơ bản cần được giáo dục cho học sinh cũng như công tác quản lý GDKNS cho HSTH. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để chúng tôi có cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh ở các trường tiểu học thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.

Chương 2

THỰCTRẠNGQUẢNHOẠTĐỘNG

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH

CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ AN KHÊ

2.1.1 Vị trí địa lý

Thị xã An Khê nằm ở phía Đông của tỉnh Gia Lai, trên quốc lộ 19, trục giao thông nối liền duyên hải miền Trung với Tây Nguyên, được chia tách và thành lập vào cuối năm 2003. Trong thời kỳ đổi mới và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, An Khê đã từng bước khẳng định là một đô thị trung tâm phía Đông của tỉnh Gia Lai.

Thị xã An Khê là một trong những cửa ngõ của Tây Nguyên nối liền với đồng bằng nên rất thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, liên kết phát triển sản xuất kinh doanh giữa các vùng miền trong khu vực và cả nước. Nằm trên quốc lộ 19 từ thị trấn Bình Định (An Nhơn) đi Pleiku, cách Pleiku 90 km, cách Quy Nhơn 79 km, nằm giữa 2 đèo An Khê (Giáp huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), Mang Yang (Giáp với huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) [1, tr.4].

Địa giới hành chính thị xã An Khê: Đông giáp tỉnh Bình Định; Tây và Nam giáp huyện Đakpơ; Bắc giáp huyện K’Bang và tỉnh Bình Định. Thị xã An Khê có 20.065,21 ha diện tích tự nhiên và 65.534 nhân khẩu; có 11 đơn vị hành chính xã, phường (05 xã:Tú An, Cửu An, Xuân An, Thành An, Song An; 6 phường: An Phước, Ngô Mây, An Tân, An Phú, Tây Sơn, An Bình).

2.1.2. Kinh tế - xã hội

Địa bàn dân cư rộng, kinh tế phát triển không đồng đều, thu nhập của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp; thương mại, dịch vụ chưa

phát triển nên đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn. Nhân dân An Khê không những có truyền thống lao động cần cù và đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm bất khuất mà còn có tinh thần hiếu học.

Đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú, tiếp thu các giá trị văn hóa tiên tiến và bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc Tây Nguyên. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhiều vấn đề xã hội phát sinh phức tạp, bất cập đặc biệt là các xã ở vùng dân tộc làng Bốt. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị xã luôn được giữ vững và ổn định. Dân số An Khê đang trong giai đoạn tương đối trẻ, nguồn lao động dồi dào là nguồn lực đáng kể để phát triển kinh tế - xã hội. Tổng diện tích gieo trồng đạt 9.422 ha (tăng 2,2% so với chỉ tiêu Nghị quyết). Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được phát triển sâu rộng và đạt được những kết quả tích cực. Công tác sưu tầm văn hóa phi vật thể, bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử được quan tâm, chú trọng. Vào mùng 5 Tết hàng năm, khu di tích Tây Sơn Thượng Đạo tổ chức cho CBGVNV và nhân dân ôn lại truyền thống hào hùng của ba anh em Tây Sơn Nguyễn Huệ.

Với sự chăm lo của Đảng bộ và chính quyền các cấp, hệ thống điện, đường, trường, trạm ngày càng được đầu tư và phát triển, đời sống nhân dân ngày một đi lên, góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt của thị xã trong thời kì mới. Là địa phương có truyền thống văn hoá lâu đời, nhân dân cần cù, sáng tạo trong lao động, mặt bằng dân trí ngày một nâng lên, con em An Khê đã biết phát huy truyền thống hiếu học của cha ông vươn lên học tập sáng tạo góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng quê hương đất nước [1, tr.5-8].

Bởi vậy, tuy rất cố gắng song đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học còn hạn chế, nguồn kinh phí chủ yếu từ đóng góp của nhân dân và các dự án cấp trên. Vì thế, mặc dù rất tích cực nhưng việc huy động các nguồn lực xã

hội đầu tư xây dựng CSVC cho giáo dục gặp không ít khó khăn. Nhất là trong công tác GDKNS cho học sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân nên công tác giáo dục toàn diện thật sự là một khó khăn lớn.

Thực hiện đổi mới quê hương trong thời kì hội nhập, Đảng bộ và nhân dân thị xã An Khê luôn phát huy những thuận lợi, khắc phục khó khăn, tìm hướng đi đúng đắn cho sự phát triển chung, trong đó có sự phát triển của GD.

2.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH GD&ĐT THỊ XÃ AN KHÊ

2.2.1. Quy mô giáo dục

Sự nghiệp GD&ĐT thị xã được quan tâm đặc biệt, việc huy động các nguồn lực đầu tư cho GD thị xã được xã hội đồng tình ủng hộ, góp phần thúc đẩy sự nghiệp GD&ĐT phát triển. Chú trọng đầu tư CSVC trường lớp, trang thiết bị dạy học. Hoàn thành PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi, duy trì và giữ vững Phổ cập giáo dục tiểu học (PCGDTH) và trung học cơ sở. Số HS năng khiếu các cấp năm sau cao hơn năm trước, hàng năm có trên 70% học sinh tốt nghiệp THPT thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Công tác khuyến học, khuyến tài được quan tâm và đã đạt được một số kết quả khá tốt. Đảng bộ và nhân dân thị xã An Khê đã xác định mục tiêu PCGDTH là sự nghiệp của toàn dân, coi đây là động lực phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, luôn chỉ đạo và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các ban, ngành, đoàn thể cùng tham gia phối hợp với ngành GD&ĐT [1, tr.9].

Phòng GD&ĐT chủ động tham mưu cũng như tổ chức thực hiện, kết hợp chặt chẽ với các cấp Đảng ủy, chính quyền địa phương các xã, phường chăm lo phong trào giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trường học trên địa bàn thực hiện tốt hoạt động dạy và học. Đội ngũ CBQLGD và GV các cấp trong ngành GD không ngừng lớn mạnh về số lượng cũng như chất lượng trình độ đạt chuẩn, trên chuẩn 100% và họ thật sự tâm huyết với nghề, giữ vững phẩm chất đạo đức nhà giáo, tạo được niềm tin ở phụ huynh và học sinh.

* Về mạng lưới trường, lớp, học sinh

Năm học 2016 - 2017, toàn thị xã có 34 cơ sở giáo dục công lập: Mầm non, mẫu giáo công lập: 09 trường, 73 lớp, 2.127 trẻ;Mầm non ngoài công lập: 05 cơ sở; Cấp tiểu học: 12 trường, 215 lớp, 6.518 học sinh. Trung học cơ sở: 08 trường, 128 lớp với 4.708 học sinh; Trung học phổ thông: 04 trường, 92 lớp, 3.563 học sinh.

Bảng 2.1: Bảng Tổng hợp mạng lưới trường, lớp, học sinh tiểu học

(từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2016 - 2017) STT Trường 2014 - 2015 2015 - 2016 2016 - 2017 Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS 1 TH Trần Quốc Toản 24 796 25 812 26 831 2 TH Võ Thị Sáu 28 931 28 1012 26 904 3 TH Ngô Mây 28 927 29 1025 29 1049 4 TH Chi Lăng 14 421 15 436 15 442 5 TH Lê Lợi 16 495 17 523 17 514 6 TH Bùi Thị Xuân 15 445 16 456 16 460 7 Lê Thị Hồng Gấm 10 246 10 253 10 258 8 TH Lý Tự Trọng 12 389 13 395 13 402 9 TH Trần Phú 19 413 20 429 20 436 10 TH Kim Đồng 10 304 10 321 10 320 11 TH Lê Văn Tám 22 532 23 559 23 567 12 TH Đỗ Trạc 10 303 10 327 10 335 TỔNG CỘNG 208 6202 216 6548 215 6518

(Nguồn báo cáo tổng kết năm học của các trường)

Công tác kiểm định chất lượng GD: 100% các trường hoàn thành báo cáo tự đánh giá. Đề nghị Sở GD&ĐT đánh giá ngoài và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai công nhận 09 trường đạt tiêu chuẩn chất lượng GD, trong đó 07 trường đạt tiêu chuẩn chất lượng GD cấp độ 3 (THCS Đề Thám, Nguyễn Viết Xuân, Trung học phổ thông Quang Trung, Nguyễn Trãi, Tiểu học Võ Thị Sáu, Trần Quốc Toản, Ngô Mây, Bùi Thị Xuân).

* Về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

Toàn ngành giáo dục và đào tạo thị xã có 820 cán bộ giáo viên, nhân viên trong biên chế, trong đó: 72 cán bộ quản lý, 673 giáo viên, 75 nhân viên. Đối

với GDTH, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 90%. So với yêu cầu quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, cấp tiểu học thiếu giáo viên dạy Tiếng Anh, Tin học, nhân viên y tế trường học và đã biệt phái GV Tiếng Anh, Thể dục xuống dạy tiểu học đảm bảo chương trình theo khung tiểu học.

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

STT Trường 2014 - 2015 2015 - 2016 2016 - 2017 CB QL GV ĐH, TC CB QL GV ĐH, TC CB QL GV ĐH, TC 1 TH Trần Quốc Toản 3 31 32 2 3 31 32 2 3 32 33 2 2 TH Võ Thị Sáu 3 35 34 4 3 36 37 2 3 37 38 2 3 TH Ngô Mây 3 34 34 3 3 35 37 1 3 36 38 1 4 TH Chi Lăng 2 18 16 4 2 19 19 2 2 20 21 1 5 TH Lê Lợi 3 23 21 5 3 24 24 3 2 24 24 2 6 TH Bùi Thị Xuân 2 20 18 4 2 22 20 2 2 22 22 2 7 Lê T. Hồng Gấm 2 12 11 3 2 12 12 2 2 12 12 2 8 TH Lý Tự Trọng 2 18 14 6 2 19 19 2 2 19 19 2 9 TH Trần Phú 3 25 23 5 3 27 27 3 3 27 27 3 10 TH Kim Đồng 2 13 11 4 2 13 13 1 2 13 13 2 11 TH Lê Văn Tám 3 27 34 6 3 27 27 3 3 27 27 3 12 TH Đỗ Trạc 2 12 9 5 2 12 10 4 2 12 11 3 TỔNG CỘNG 30 268 267 51 30 277 277 27 29 281 285 25

(Nguồn báo cáo tổng kết năm học của các trường)

* Về cơ sở vật chất

CSVC các trường cơ bản đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của giáo viên và học tập của HS. Có đầy đủ bàn ghế ngồi đúng quy định, các trường có thư viện hoặc tủ sách dùng chung để cho giáo viên và học sinh, có sân chơi, bãi tập thể dục, thể thao. Thực hiện đầy đủ về vệ sinh môi trường trường học theo Quyết định số 2165/GD-ĐT ngày 27/6/1995 của Bộ GD&ĐT. 100% trường tiểu học trên địa bàn tầng hoá, xây dựng khuôn viên bồn hoa, cây bóng mát, sân trường khang trang, sạch đẹp, cảnh quang môi trường sư phạm.

Bảng 2.3:Bảng tổng hợp cơ sở vật chất các trường tiểu học

Số lượng phòng hiện có Số lượng các công trình khác

P. học P. làm việc BGH P. sinh hoạt Đoàn thể P. họp P. thư viện P. thiết bị P. Y tế P. văn thư, kế toán Bán trú Nhà bếp, ăn Nhà VS cho GV Nhà VS cho HS Giếng nước Nhà bảo vệ Nhà để xe GV Nhà để xe HS 178 24 12 12 12 12 12 9 1 1 16 24 20 2 12 24

(Nguồn báo cáo tổng kết năm học của phòng GD&ĐT thị xã An Khê)

Nguồn kinh phí đầu tư thuộc các dự án nước ngoài (dự án VNEN thực hiện năm học 2012-2013, kết thúc năm học 2014-2015; Dự án phát triển mầm non tỉnh Gia Lai thực hiện tháng 6/2012 và kết thúc tháng 03/2017). Dự án VNEN của Bộ GD&ĐT đầu tư năm 2013, 2014 cho 05 trường tiểu học: Chi Lăng, Lý Tự Trọng, Trần Phú, Lê Lợi, Bùi Thị Xuân, mỗi trường 4000 UDS/ năm để tăng cường trang thiết bị dạy học; Nhìn chung Đảng bộ và Ủy ban nhân dân thị xã rất quan tâm đầu tư xây dựng CSVC trường lớp. Tuy nhiên, phòng chức năng, phòng làm việc trang thiết bị dạy học, sân chơi, bãi tập, hệ thống nước sinh hoạt của nhiều trường còn thiếu và không đồng bộ, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt cũng như nâng cao chất lượng dạy học.

2.2.2. Chất lượng giáo dục

Trong những năm qua, các trường tiểu học trên địa bàn thị xã An Khê đã thực hiện kế hoạch giáo dục, nội dung chương trình, dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học:

+ Các trường thực hiện giảng dạy theo Quyết định số 16/2006/BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ GD-ĐT về ban hành chương trình giáo dục phổ thông, trong đó chú trọng nội dung giảm tải ở các khối lớp.

+ 100% số trường thực hiện đổi mới phương pháp dạy học như: sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy, đưa nội dung dạy tích hợp, lồng ghép: giáo dục môi trường, an toàn giao thông, sử dụng năng lượng tiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)