Thực trạng quản lý các điều kiện giáo dục kỹ năng sống cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 80 - 83)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.6. Thực trạng quản lý các điều kiện giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh tiểu học thị xã An Khê

BGH các trường đều quan tâm đến việc quản lý CSVC phục vụ cho HĐ GDKNS nhưng việc dành kinh phí để tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức HĐGDKNS, động viên GV, HS khi tham gia các lớp học đó hầu như không có. Chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 177 CBQL, GV để tìm hiểu thực trạng quản lý kế hoạch, nội dung, chương trình tổ chức công tác GDKNS của lãnh đạo nhà trường. Qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả bảng 2.16 cho thấy, phần lớn CBQL, GV của các trường đều cho rằng lãnh đạo các trường tiểu học trên địa bàn thị xã đã quan tâm đến việc quản lý CSVC phục vụ cho HĐGDKNS. Đúng vậy, bởi các trường đang phấn đấu xây dựng CSVC, trang thiết bị đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.

Bảng 2.16: Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ thực hiện HĐGDKNS

TT Quản lý các điều kiện hỗ trợ thực hiện HĐGDKNS Đánh giá CBQL, GV (N=177) Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Lập kế hoạch xây dựng và phát triển CSVC, phương tiện

phục vụ cho HĐ GDKNS 43 24,3 103 58,2 29 16,4 2 1,1 2 Chuẩn bị đầy đủ CSVC- phương

tiện phục vụ cho HĐGD KNS 27 15,3 29 16,4 118 66,7 3 1,7 3

Tổ chức việc bảo quản và khai thác sử dụng có hiệu quả các phương tiện phục vụ cho hoạt động GDKNS

41 23,2 77 43,5 55 31,1 4 2,3 4 Huy động, chuẩn bị kinh phí

cho HĐ 19 10,7 43 24,3 100 56,5 15 8,5 5

Đẩy mạnh công tác XHH GD để tăng nguồn kinh phí

phục vụ cho HĐGDKNS 12 6,8 44 24,9 104 58,8 17 9,6

Hàng năm, các trường đều lập kế hoạch xây dựng và phát triển CSVC, phương tiện phục vụ cho HĐGDKNS. Đối với nội dung này, có đến 82,5% ý kiến đánh giá ở mức độ "khá - tốt”. Điều này cho thấy, các trường đã chủ động xây dựng kế hoạch, có sự cân đối nguồn ngân sách được cấp, đầu tư CSVC, mua sắm các trang thiết bị, tài liệu tham khảo cho HĐGDKNS. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy có sự chênh lệch giữa kế hoạch đặt ra và kết quả đạt được. Nhìn vào bảng 2.16 có thể rút ra nhận xét, các nhà quản lý đã cố gắng đầu tư xây dựng kế hoạch để có được điều kiện tốt nhất cho HĐGDKNS. Thế nhưng, việc chuẩn bị CSVC- phương tiện phục vụ cho HĐGDKNS thì chỉ được đánh giá ở mức độ "trung bình" (66,7%). Việc huy động, chuẩn bị kinh phí cho hoạt động cũng ở mức "trung bình" (56,5%). Công tác XHHGD để tăng nguồn kinh phí phục vụ cho HĐGDKNS cũng không khả quan hơn (58,8% ý kiến đánh giá ở mức trung bình) - Đây là một thực tế. Nguồn kinh phí chi cho hoạt động này còn quá eo hẹp nên chưa đáp ứng được hết các yêu cầu giáo dục của nhà trường. Việc huy động sự tài trợ của CMHS, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các nhà hảo tâm còn ít nên chưa đáp ứng được yêu cầu của HĐGDKNS. Có thể

nói, đây là một bài toán làm đau đầu các nhà quản lý. Qua tìm hiểu tình hình, chúng tôi biết rằng đây là nội dung khó nhất trong tất cả các nội dung quản lý của lãnh đạo các trường. Mong muốn thì có nhưng "lực bất tòng tâm". Song bên cạnh đó, cũng có trường có điều kiện hơn nhưng kinh phí dành cho HĐGDKNS rất ít, hầu hết kinh phí chủ yếu dành cho hoạt động chuyên môn.

* Thực trạng quản lý các lực lượng phối hợp tham gia giáo dục kỹ năng sống

Từ kết quả điều tra ở bảng 2.17, có thể rút ra nhận xét: BGH các trường đã quản lý khá tốt sự phối hợp giữa các LLGD, nhất là sự phối hợp giữa Ban giám hiệu với đội ngũ GVCN - GVBM - Đội TNTPHCM - Ban HĐNGLL với 94,9% ý kiến đánh giá ở mức độ thường xuyên - rất thường xuyên. Sự phối hợp giữa GVCN với GVBM - Đội TNTPHCM - Ban HĐNGLL được đánh giá ở mức độ thường xuyên, rất thường xuyên (87%).

Bảng 2.17: Thực trạng quản lý sự phối hợp của các lực lượng giáo dục

TT Quản lý sự phối hơp của các lực lượng giáo dục

Đánh giá CBQL, GV (N=177) Mức độ thực hiện

Rất thường

xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng thực hiện Chưa

SL % SL % SL % SL %

1 Ban giám hiệu - GVCN - GVBM

- ĐộiTNTPHCM - Ban HĐNGLL 51 28,8 117 66,1 9 5,1 0

2 GVCN chủ động phối hợp GVBM

- ĐộiTNTPHCM - Ban HĐNGLL 39 22,0 115 65,0 23 13,0 0

3 Nhà trường phối hợp với Ban đại

diện CMHS, gia đình học sinh 21 11,9 96 54,2 60 33,9 0

4 Nhà trường phối hợp với địa phương,

công an, cơ quan y tế các cấp 19 10,7 39 22,0 111 62,7 8 4,5

5 Đội TNTPHCM chủ động phối hợp

GVCN - GVBM - Ban HĐNGLL 37 20,9 112 63,3 28 15,8 0

Sự phối hợp của Đội TNTPHCM với GVCN - GVBM - Ban HĐ NGLL có tỷ lệ đánh giá thấp hơn một tí (84,2%) nhưng nhìn chung vẫn được đánh giá khá tốt. Bên cạnh việc quản lý tốt sự phối hợp với các LLGD trong nhà trường, các CBQL còn thực hiện khá tốt việc phối hợp với các LLGD ngoài nhà trường. Chẳng hạn như nội dung "Nhà trường phối hợp với Ban đại diện CMHS, gia đình học sinh" được đánh giá ở mức độ phối hợp từ thường xuyên

- rất thường xuyên chiếm 66,1%. Với kết quả này, chúng ta có thể khái quát rằng BGH các trường đã có sự quan tâm đến công tác GDKNS cho HS. Điều này thể hiện ở việc quản lý khá tốt sự phối hợp với các LLGD trong và ngoài nhà trường. Song bên cạnh những nội dung đã làm được, chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số tồn tại. Đó là việc phối hợp giữa các LLGD vẫn chưa được đều tay.

Như trên đã phân tích, GDKNS cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là một việc làm cấp bách và có ý nghĩa thiết thực. Cho nên đây là trách nhiệm chung của gia đình - nhà trường và xã hội. Thế nhưng theo số liệu điều tra, có thể nhận thấy việc phối hợp giữa nhà trường với địa phương, lực lượng công an và y tế chỉ thỉnh thoảng (62,7%) và chưa thực hiện có hiệu quả (4,5%). Việc phối hợp với LLGD này không được thường xuyên, chỉ mới dừng lại ở mức độ thỉnh thoảng, chưa thực hiện. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả rèn luyện KNS của HS. Do đó, nhà trường cần có những biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)