THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 67)

8. Cấu trúc luận văn

2.5. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ

AN KHÊ, TỈNH GIA LAI

2.5.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, các lực lượng tham gia GDKNS về tầm quan trọng của việc GDKNS cho HSTH

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, TPT Đội về tầm quan trọng của công tác GDKNS cho HS, chúng tôi đã khảo sát 177

CBQL, GV, TPT Đội ở 6 trường tiểu học trên địa bàn thị xã An Khê: Ngô Mây, Võ Thị Sáu, Lê Lợi, Trần Quốc Toản, Bùi Thị Xuân, Lê văn Tám.

Bảng 2.8: Nhận thức của CBQL, GV về việc GDKNS STT Mức độ nhận thức Ý kiến đánh giá (N = 177) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Rất cần thiết 143 80,8 2 Cần thiết 34 19,2 3 Ít cần thiết 0 0 4 Không cần thiết 0 0

Kết quả thu nhận được từ bảng 2.8 cho thấy, đội ngũ CBQL, GV, TPT Đội tại các trường tiểu học được hỏi ý kiến đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc GDKNS cho HS. Có 143 người được hỏi ý kiến cho rằng việc giáo dục KNS cho HS là rất cần thiết (chiếm tỉ lệ 80,8%); 34 người cho rằng việc giáo dục KNS cho HS là cần thiết (chiếm tỉ lệ 19,2%) và không có ai cho rằng việc GDKNS cho HS là ít cần thiết hay không cần thiết. Điều này hoàn toàn phù hợp với đòi hỏi của thực tế xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD, sự nghiệp xây dựng CNH, HĐH đất nước hiện nay.

Trong các trường, CSVC đã tương đối đầy đủ, khang trang, nội dung, phương pháp dạy học đã được đổi mới, công cuộc XD đất nước đang tiến những bước tiến mới, càng đòi hỏi thế hệ trẻ phát triển toàn diện thì công tác GDKNS càng phải được đặc biệt quan tâm. Hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ở nhà trường đôi lúc chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều giáo viên vẫn coi nhẹ công tác chủ nhiệm lớp từ đó cũng coi nhẹ việc rèn các KNS cho HS. Các trường nằm rải rác ở trung tâm thị xã, vùng nông thôn, vùng dân tộc, đa số người dân làm nghề buôn bán và lao động, chính vì vậy điều kiện kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Nhiều học sinh phải ở nhà với ông bà vì bố mẹ đi làm ăn xa, nên thiếu sự quan tâm dạy dỗ của bố mẹ. Đây chính là điều kiện tốt để các tệ nạn xã hội xâm nhập vào các em nếu không có sự quản lý tốt của nhà trường - gia đình - xã hội.

Sự phối hợp LLGD tham gia HĐGDKNS của hiệu trưởng các trường rất quan tâm đến việc phối hợp với cấp trên, song việc phối hợp với các lực

lượng giáo dục ngoài nhà trường mới ở mức độ bình thường. Để biết thông tin về hiệu quả của sự phối hợp giữa nhà trường và các LLGD trong việc quản lý GDKNS cho học sinh ở các trường tiểu học thị xã An Khê, chúng tôi đã tiến hành điều tra phiếu hỏi 360 phụ huynh học sinh và thu được kết quả bảng 2.9.

Bảng 2.9: Sự phối hợp giữa hiệu trưởng với các lực lượng giáo dục

TT Nội dung trả lời Số người (N = 360) Tỷ lệ %

1 Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm 360 100 2 Gia đình học sinh 279 77,5 3 Tập thể học sinh 197 54,7 4 Đội ngũ giáo viên bộ môn 203 56,4 5 Đội TNTP Hồ Chí Minh 324 90,0 6 Hội cha mẹ học sinh 289 80,3

Qua bảng 2.9, có thể rút ra nhận xét: Hiệu trưởng thường xuyên có sự phối hợp với các lực lượng giáo dục là: Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm (100%); Đội TNTPHCM (90%); Hội cha mẹ học sinh (80,3 %); Gia đình HS (77,5%); Đội ngũ giáo viên bộ môn (56,4%). Một số lực lượng giáo dục có sự phối hợp ít hơn: Tập thể học sinh (54,7%). Kết quả này chứng tỏ sự phối hợp của cán bộ quản lý nhà trường với gia đình, GVCN và Đội TNTPHCM là thường xuyên nhất. Đây là các lực lượng có nhiều hoạt động và ảnh hưởng trực tiếp đến kếtquả học tập KNS của HS. Nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với các lực lượng này để nâng cao hiệu quả HĐGDKNS cho học sinh.

Với những phân tích ở trên, ta thấy rằng các căn cứ mang tính pháp lý được các LLGD quan tâm làm theo, đó chính là ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn. Nếu các văn bản chỉ đạo không có nội dung giáo dục kỹ năng sống rõ ràng, không hướng dẫn cách thực hiện một cách cụ thể và không có những tiêu chí kiểm tra, đánh giá thì hoạt động này không được thực hiện tốt thậm chí bị bỏ ngỏ. Điều này đòi hỏi phải có một hệ thống văn bản chỉ đạo xuyên suốt từ các cấp quản lý đến nhà trường một cách có hệ thống: mục tiêu, nội

dung, phương pháp GDKNS, cách thức tổ chức thực hiện, các tiêu chí đánh giá và công tác giám sát, kiểm tra từ các cơ sở GD đến các cơ quan cấp trên. Dựa trên các văn bản mang tính pháp lý này, các nhà trường xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và báo cáo kết quả. Có như vậy mới thực hiện mục tiêu GDKNS cho HS.

Song song với việc tìm hiểu nhận thức của học sinh về kỹ năng sống, vai trò của việc GDKNS, chúng tôi đã tiến hành điều tra phiếu hỏi 360 phụ huynh ở các trường tiểu học: Ngô Mây, Võ Thị Sáu, Trần Quốc Toản, Bùi Thị Xuân, Lê Lợi, Lê Văn Tám về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học và thu được kết quả bảng 2.10.

Bảng 2.10: Nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của GDKNS cho HS STT Mức độ nhận thức Ý kiến đánh giá (N = 360) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Rất quan trọng 309 85,8 2 Quan trọng 51 14,2 3 Ít quan trọng 0 0 4 Không quan trọng 0 0

Qua bảng 2.10 cho thấy, hầu hết phụ huynh đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc GDKNS cho HSTH. Có 85,8% phụ huynh được điều tra cho rằng việc GDKNS cho HSTH là rất quan trọng và 14,2% còn lại cho là quan trọng.

2.5.2. Thực trạng về xây dựng kế hoạch nội dung, chương trình công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thị xã An Khê tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thị xã An Khê

Việc xây dựng kế hoạch mới chỉ chung chung mà chưa cụ thể về nội dung, thời gian, đối tượng, kinh phí, lực lượng phối hợp, kế hoạch tham dự các lớp bồi dưỡng cũng chỉ thực hiện tốt ở các lớp do Sở GD&ĐT, PGD tổ chức. Nhà trường hầu hết là không tổ chức học tập kinh nghiệm cho giáo viên, tổ khối trưởng. Công tác chỉ đạo, đánh giá kịp thời qua kiểm tra thường xuyên cùng với kế hoạch rõ ràng, cụ thể, chi tiết sẽ đạt kết quả cao.

Qua bảng 2.11 cho thấy, đội ngũ CBQL, GV, TPT Đội đánh giá việc xây dựng kế hoạch quản lý HĐGDKNS cho HS thường xuyên được lồng ghép vào kế hoạch công tác năm học và kế hoạch hoạt động chính khóa của nhà trường.

Bảng 2.11: Đánh giá của CBQL, GV, TPT Đội về xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động GDKNS cho HSTH (N = 177)

TT Kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh

Mức độ thực hiện Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng thực hiện Chưa

SL % SL % SL %

1 Lồng ghép vào kế hoạch công tác năm học 149 84,2 25 14,1 3 1,7 2 Lồng ghép vào kế hoạch HĐ chính khóa 136 76,8 39 22,0 2 1,1 3 Lồng ghép vào kế hoạch HĐ ngoại khóa 86 48,6 85 48,0 6 3,4 4 Có kế hoạch hoạt động riêng 49 27,7 93 52,5 35 19,8 5 Không có kế hoạch 18 10,2 88 49,7 71 40,1

Có 76,8% ý kiến cho rằng kế hoạch quản lý HĐGDKNS được các nhà trường thường xuyên lồng ghép vào kế hoạch hoạt động chính khóa; 48% ý kiến cho rằng kế hoạch quản lý HĐGDKNS thỉnh thoảng được lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa; 52,5% ý kiến cho rằng thỉnh thoảng có kế hoạch hoạt động riêng công tác GDKNS cho HS. Điều đó chứng tỏ rằng, trên địa bàn thị xã, các trường tiểu học đã quan tâm xây dựng kế hoạch GDKNS cho HS thông qua lồng ghép vào các môn học và lồng ghép vào các HĐNK. Tuy nhiên, vẫn còn 18 ý kiến cho rằng các nhà trường không có kế hoạch quản lý HĐGDKNS cho HS. Điều đó đặt ra cho các nhà quản lý cần phải có biện pháp quản lý việc xây dựng kế hoạch GDKNS cho học sinh trong các nhà trường tiểu học sao cho hiệu quả hơn.

Để tìm hiểu thực trạng quản lý về XD kế hoạch nội dung, chương trình công tác GDKNS cho HSTH của lãnh đạo các nhà trường, chúng tôi đã khảo sát lấy ý kiến của 177 CBQL và GV của 6 trường trên địa bàn thị xã An Khê thu được kết quả bảng 2.12.

Bảng 2.12: Thực trạng về quản lý xây dựng kế hoạch nội dung, chương trình công tác GDKNS của nhà trường

T T

Quản lý kế hoạch, nội dung, chương trình thực hiện GDKNS Đánh giá CBQL, GV (N=177) Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1

Xây dựng kế hoạch, quản lý nội dung, chương trình thực hiện giáo dục KNS

của lãnh đạo nhà trường 81 45,8 87 49,2 9 5,1 0,0

2

Xây dựng kế hoạch, quản lý việc tổ chức thực hiện GDKNS của các lực lượng giáo dục trong nhà trường

68 38,4 93 52,5 12 6,8 4 2,3

3 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ

chức hoạt động cho đội ngũ GD KNS 32 18,1 41 23,2 99 55,9 5 2,8

4 Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các

LLGD trong việc GDKNS cho HS 43 24,3 105 59,3 29 16,4 0,0

5

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động GDKNS theo

nội dung, chương trình, kế hoạch 12 6,8 36 20,3 123 69,5 6 3,4

6 Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí,

đầu tư CSVC cho hoạt động GDKNS 61 34,5 89 50,3 24 13,6 3 1,7

Qua thống kê ở bảng 2.12 cho thấy, việc quản lý kế hoạch, nội dung, chương trình công tác GDKNS của nhà trường được thực hiện “khá - tốt”. Theo đánh giá của CBQL, GV, 4/6 nội dung xây dựng kế hoạch có tỷ lệ xếp loại “khá - tốt” rất cao. Đó là các nội dung: Xây dựng kế hoạch, quản lý nội dung, chương trình thực hiện GDKNS của lãnh đạo nhà trường (95%); Xây dựng kế hoạch, quản lý việc tổ chức thực hiện GDKNS của các LLGD trong nhà trường (90,9%); Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong việc GDKNS cho học sinh (83,6%); Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, đầu tư CSVC cho hoạt động GDKNS (84,8%).

Như vậy, ta có thể thấy rằng, lãnh đạo các trường luôn quan tâm xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình công tác GDKNS cho học sinh. Bên cạnh đó, vẫn còn kế hoạch chỉ đạt ở mức “trung bình” như: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐGDKNS theo nội dung, chương trình, kế hoạch (69,5%) còn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động cho đội ngũ GDKNS có 55,9% ý kiến. Số liệu này cho thấy, hai nội

dung này vẫn chưa được nhà trường quan tâm đúng mức. Đây cũng là thực tế chung của các trường tiểu học. Cho nên, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động cho đội ngũ GDKNS chưa được chú trọng và đầu tư, kế hoạch kiểm tra chưa chặt chẽ, thiếu sự đồng bộ trong việc xây dựng, chỉ đạo đã làm ảnh hưởng không ít đến công tác GDKNS.

2.5.3. Thực trạng tổ chức công tác GDKNS cho HSTH thị xã An Khê

Để nắm được thực trạng về tổ chức công tác GDKNS cho HSTH mà các nhà trường đã thực hiện trong thời gian qua, chúng tôi đã tiến hành khảo sát học sinh và thu được kết quả điều tra được thể hiện bảng 2.13.

Bảng 2.13: Đánh giá về tổ chức công tác GDKNS cho HSTH

TT Các hình thức tổ chức công tác GDKNS Đánh giá CBQL, GV (N=177) Đánh giá HS (N=360) Mức độ thực hiện (%) Mức độ thực hiện (%) RTX TX TT CTH RTX TX TT CTH

1 GDKNS thông qua các tiết

chào cờ đầu tuần 34,5 52,5 13,0 0,0 23,6 50,8 25,6 0,0 2 GDKNS lồng ghép, tích

hợp vào các môn học 8,5 23,2 48,0 20,3 8,6 25,6 62,2 3,6 3 GDKNS thông qua các tiết

sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội 24,9 52,0 23,2 0,0 24,4 53,1 22,5 0,0 4 GDKNS thông qua các buổi

tuyên truyền GD pháp luật 10,7 35,0 52,0 2,3 15,3 26,4 46,4 11,9 5 GDKNS thông qua các hoạt

động từ thiện 3,4 29,9 61,6 5,1 12,2 24,4 55,3 8,1 6

GDKNS lồng ghép vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, lao động

37,9 50,8 11,3 0,0 13,6 49,2 37,2 0,0 7 GDKNS qua hoạt động

giao lưu, tham quan,... 4,5 39,0 54,8 1,7 8,1 26,1 59,2 6,7 8

GDKNS thông qua các buổi tư vấn, học tập chuyên đề về KNS, kỹ năng tự bảo vệ chính mình

5,1 24,3 63,8 6,8 4,7 23,1 56,9 15,3

9

GDKNS thông qua học tập tương tác (tương tác với bạn học, với người khác)

31,1 54,8 38,4 0,0 26,9 66,9 6,1 0,0

Qua kết quả khảo sát bảng 2.13 có thể thấy, các trường tiểu học đã có nhiều hình thức để tổ chức công tác GDKNS cho HS. Theo đánh giá đội ngũ CBQL, GV, TPT Đội, một số hình thức đã được nhà trường triển khai rất thường xuyên, thường xuyên như: GDKNS thông qua các tiết chào cờ đầu tuần (87%); Lồng ghép vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, lao động (88,7%); Thông qua học tập tương tác (tương tác với bạn học, với người khác) (85,9%); Qua các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội (76,9%). Bên cạnh đó, với các em học sinh cũng thống nhất với GV về các hình thức GDKNS được thực hiện thường xuyên và chưa thường xuyên. Như vậy, qua phỏng vấn cho thấy, các trường có nhiều hình thức tổ chức phong phú để tích hợp, lồng ghép các nội dung về GDKNS cho HS.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hình thức tổ chức triển khai chưa được thường xuyên (thỉnh thoảng) và chưa thực sự có hiệu quả như: lồng ghép, tích hợp vào các môn học (68,3%), thông qua các buổi tư vấn, học tập chuyên đề về KNS, kỹ năng tự bảo vệ chính mình (70,6%); Các hoạt động từ thiện (66,7%); Hoạt động giao lưu, tham quan (56,5%). Vẫn còn ý kiến cho rằng các nhà trường không có kế hoạch quản lý HĐGDKNS cho HS thông qua các buổi tuyên truyền GD pháp luật, các hoạt động từ thiện, lồng ghép vào các hoạt động VHVN, TDTT, lao động, qua hoạt động giao lưu, tham quan, thông qua các buổi tư vấn, học tập chuyên đề về KNS, kỹ năng tự bảo vệ chính mình. Điều đó đặt ra cho các nhà quản lý cần phải có biện pháp quản lý việc XD kế hoạch GDKNS cho HS trong các trường tiểu học sao cho hiệu quả hơn.

* Thực trạng về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các giờ học trên lớp

Khảo sát về mức độ GDKNS cho HSTH thông qua các giờ học trên lớp đối với 177 CBQL, GV, TPT Đội tại các trường tiểu học trên địa bàn thị xã An Khê với kết quả thu được thể hiện ở biểu đồ 2.1.

Biểu đồ 2.1: Đánh giá của CBQL, GV, TPT Độivề mức độ GDKNS cho HSTH thông qua các giờ học trên lớp

Thông qua biểu đồ 2.1, CBQL, GV, TPT Đội có 92,1% được hỏi ý kiến cho rằng việc GDKNS cho HS thông qua các giờ học trên lớp được các nhà trường thường xuyên thực hiện. Chỉ có 14 ý kiến chiếm tỉ lệ 7,9% cho rằng thỉnh thoảng việc GDKNS cho HS thông qua các giờ học trên lớp mới được thực hiện ở các trường tiểu học và không có ý kiến nào cho rằng nhà trường ít sử dụng GDKNS cho HS thông qua các giờ học trên lớp. Điều đó chứng tỏ rằng công tác GDKNS cho HS thông qua các giờ học trên lớp đã được các nhà trường tiểu học, nhất là đội ngũ GVCN, GVBM quan tâm thực hiện thường xuyên.

* Thực trạng về HĐGDKNS cho HS thông qua các hoạt động trải nghiệm

Để đánh giá thực trạng về HĐGDKNS cho HS thông qua các hoạt động trải nghiệm, chúng tôi khảo sát đối với 177 CBQL, GV, TPT Đội tại các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 67)