Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình GDKNS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 44)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình GDKNS

Kiểm tra là công việc rất cần thiết trong quản lý, giúp nhà quản lý biết được tiến độ thực hiện kế hoạch, đối tượng được phân công thực hiện kế hoạch. Kiểm tra thường đi liền với đánh giá, đó là những phán đoán nhận định về kết quả của công việc dựa trên mục tiêu đề ra.

Trong quản lý hoạt động GDKNS, việc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa không chỉ đối với nhà QLGD mà còn có ý nghĩa đối với học sinh. Vì qua kiểm tra đánh giá của giáo viên, học sinh hiểu rõ hơn về những hoạt động của

mình, khẳng định được mình. Việc kiểm tra, đánh giá đòi hỏi phải khách quan, toàn điện, hệ thống, công khai. Sau kiểm tra có nhận xét, kết luận, phải động viên khen thưởng, nhắc nhở kịp thời những sai trái thì mới có tác dụng.

Các năng lực của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi như: Tự phục vụ, tự quản; Giao tiếp, hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề [16]. Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện về kiến thức, kỹ năng, thái độ và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục [15].

Việc đánh giá học sinh sẽ giúp HS nhìn thấy rõ hơn mặt mạnh, mặt yếu của bản thân để từ đó vươn lên. Đối với GV, kết quả đánh giá phản ánh sự trưởng thành của học sinh và giúp GV tự đánh giá khả năng tổ chức hoạt động của mình, giúp GV tự rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.

1.4.5. Quản lý các điều kiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Việc tham mưu đầu tư quy hoạch, xây dựng CSVC của các trường học, cần quan tâm đến việc xanh hóa trường học, tăng cường xây dựng trường học có nhiều cây xanh, bóng mát, tạo không gian và có thể tổ chức cho học sinh học tập ngoài trời một số môn học để giúp học sinh có thêm hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Tiếp tục triển khai tổ chức dạy học Mĩ thuật cấp tiểu học theo phương pháp Đan Mạch để các em có thêm vốn sống về hội họa, tư duy sáng tạo qua các vật dụng phế thải để tạo nên các đồ dùng trang trí như: áo mưa - tạo trang phục mùa hè, ống hút - tạo nên các giỏ sách và nhiều sản phẩm khác [39]. Cơ sở vật chất là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai chương trình sách giáo khoa nói chung và đặc biệt cho việc triển khai hoạt động GDKNS. Hiệu trưởng chỉ đạo quản lý quán triệt và triển khai trong

phạm vi mình phụ trách cần phải lưu ý các vấn đề sau:

- Đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống và đạt chất lượng cao, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động của HS trên cơ sở tự giác, tự khám phá kiến thức thông qua hoạt động thực hành, thâm nhập thực tế trong quá trình rèn luyện.

- Đảm bảo để nhà trường có thể đạt được các điều kiện CSVC ở mức tối thiểu. Chú trọng thiết bị thực hành giúp HS tự tiến hành các bài thực hành.

* Công tác xã hội hóa trong GDKNS cho học sinh

Huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng góp phần xây dựng CSVC, thiết bị giáo dục của nhà trường, chăm lo cho sự nghiệp GD, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; Tạo điều kiện để HS được vui chơi, hoạt động văn hóa, TDTT phù hợp với lứa tuổi; Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tài trợ, ủng hộ để phát triển sự nghiệp GD [13].

Để làm tốt công tác này, người quản lý cần:

- Chỉ đạo GVCN và GVBM làm tốt công tác phối hợp với CMHS, các đoàn thể học sinh trong việc GDKNS cho học sinh. Chú ý xây dựng quy định chế độ làm việc, phối hợp giữa GVCN và CMHS.

- Thường xuyên chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền trong cán bộ nhân dân về đường lối, nhiệm vụ giáo dục, giúp mọi người thấy rõ nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia hoạt động GDKNS cho học sinh.

- Xây dựng, củng cố hoạt động Ban đại diện CMHS.

- Tranh thủ sự giúp đỡ của các đoàn thể, cơ quan trong việc GDKNS cho học sinh và xây dựng trường học thân thiện.

1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

1.5.1. Môi trường nhà trường

Trong quá trình GDKNS cho HS, nhiều yếu tố tác động và ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác giáo dục HS tiểu học:

* Các yếu tố liên quan đến hoạt động của nhà quản lý

Các yếu tố quản lý để HĐGDKNS có hiệu quả, trong tổ chức thực hiện, cần phải có một hệ thống các văn bản có tính pháp chế trong việc hướng dẫn thực hiện GD kỹ năng giao tiếp cho HSTH. Tùy điều kiện từng trường mà phân công trách nhiệm quản lý HĐGD KNS. Cán bộ quản lý HĐGDKNS có thể là Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng:

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ bộ máy quản lý hoạt động GDKNS

Mặt khác, tính chất vùng miền ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giáo dục kỹ năng giao tiếp, thường xuyên quan tâm đến nội dung GD kỹ năng, trong đó có giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HSTH để HS có điều kiện tiếp thu hơn HĐGD kỹ năng giao tiếp.

* Các yếu tố liên quan đến nhận thức của các lực lượng giáo dục

Nhận thức của các LLGD đóng vai trò quan trọng, quyết định tới sự thành công hay thất bại của việc tổ chức GDKNS. Chỉ khi BGH các nhà trường và các LLGD nhận thức đầy đủ, đúng đắn về sự cần thiết phải GD KNS cho HSTH; Xác định được vị trí, vai trò của KNS trong việc phát triển nhân cách học sinh thì kế hoạch GDKNS của Ban giám hiệu mới có tính khả thi cao và việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này mới đem lại hiệu quả.

Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng phụ trách HĐGDKNS Tổ trưởng tổ 3 TPT Đội Các đoàn thể Tổ trưởng

tổ 1 Tổ trưởng tổ 2 Tổ trưởng tổ 4 Tổ trưởng tổ 5

Giáo viên

Các LLGD phải tạo ra sự thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp và đạt tới sự đồng thuận trong việc lựa chọn hình thức tổ chức phối hợp các hoạt động. Ngược lại, nếu thiếu thống nhất trong nhận thức, mâu thuẫn trong hành động sẽ khiến cho hoạt động giáo dục rơi vào tình trạng “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, gây cản trở không nhỏ cho công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu. Sự đồng thuận và sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp để GDHS. Để làm được điều này, trong công tác quản lý, các nhà trường phải coi việc tổ chức phối hợp giữa các LLGD trong và ngoài nhà trường là một nội dung quan trọng, xây dựng các cơ chế quản lý phối hợp các lực lượng sẽ tạo:

+ Sự thống nhất mục tiêu GD toàn vẹn, liên tục. + Môi trường giáo dục lành mạnh, rộng khắp.

+ Phát huy được sức mạnh của cộng đồng và xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

+ Nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc GDHS.

1.5.2. Môi trường gia đình

Gia đình có nhiều chức năng, trong đó chức năng giáo dục được hình thành một cách tự phát như một hoạt động tự nhiên. Nhưng dần dần, các bậc cha mẹ đã ý thức được giáo dục con cái như một trách nhiệm xã hội của gia đình: “Từ gia đình, trẻ em bước đầu hình thành những chuẩn mực đạo đức, thói quen lao động, cách suy nghĩ, thái độ và quan hệ với thế giới xung quanh” [3]. Tất cả những gì ở trẻ được hình thành từ gia đình thường để lại trong tâm hồn các em những ấn tượng không bao giờ phai mờ và có ảnh hưởng quan trọng đến các em trong suốt cuộc đời.

Tác giả Hà Nhật Thăng và Lê Tiến Hùng nhận định: “Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người thì gia đình luôn luôn là cái nôi ấp ủ cả về mặt thể chất lẫn tâm hồn, gia đình là môi trường sống, môi

trường giáo dục suốt đời của sự hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách, mỗi người từ lúc lọt lòng đến lúc chết". Tác động của giáo dục gia đình là những tác động giáo dục đầu tiên có ảnh hưởng đến kỹ năng sống của đứa trẻ sau này, đặc biệt là tác động của người mẹ [43].

Như vậy, tác động của giáo dục gia đình có vai trò và ảnh hưởng rất quan trọng tới việc hình thành kỹ năng sống của HSTH, khởi hành cùng các em và đi cùng các em trong suốt cuộc đời. Ngày nay, sự phát triển mạnh của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của Việt Nam đã tạo cơ hội cho các KNS của HS sớm bộc lộ, phát triển phong phú. Tuy nhiên, tác động của GD xã hội nếu không có sự phối hợp với tác động của GD nhà trường, một tổ chức với chức năng chuyên biệt thì kết quả hình thành, phát triển KNS của HS sẽ bị ảnh hưởng và hạn chế rất nhiều.

1.5.3. Môi trường xã hội

Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến việc GDKNS cho HS, bao gồm môi trường giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội. Môi trường giáo dục được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các tình huống "thực" trong cuộc sống.

GDKNS được thực hiện trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng. Người tổ chức GDKNS có thể là bố mẹ, là thầy cô, là bạn học hay các thành viên cộng đồng. Trong nhà trường, GDKNS được thực hiện trên các giờ học, trong các hoạt động ngoại khóa, lao động, hoạt động đoàn thể, xã hội,...

GD nhà trường có vai trò quan trọng, nhà trường là một thiết chế xã hội chuyên biệt, thực hiện những chức năng cơ bản là tái sản xuất sức lao động, phát triển nhân cách và KNS của con người theo hướng ngày càng lên cao để duy trì sự phát triển của xã hội. Để thống nhất và tăng cường vai trò của gia đình, xã hội trong việc GDKNS cho HS thì nhà trường phải biết lôi cuốn, tổ chức, định hướng, hướng dẫn gia đình và xã hội tham gia vào quá trình GDKNS cho HS.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Giáo dục KNS cho HSTH là một hoạt động có ý nghĩa và có tầm quan trọng đặc biệt nhằm phát triển nhân cách toàn diện cho các em. Thông qua hoạt động GDKNS giúp các em ngày càng phát triển về mặt nhận thức, thành thạo về mặt kỹ năng và đó chính là tiền đề quan trọng để giúp các em có thể tham gia vào các hoạt động xã hội một cách tốt nhất. Để đạt được mục tiêu đó, người quản lý cần xác định và quản lý tốt các nội dung, phương pháp, quản lý điều hành các tổ chức nhằm đưa hoạt động GDKNS đạt đến hiệu quả. Mục tiêu của giáo dục KNS cho HS là hình thành năng lực tâm lý - xã hội để học sinh có hành vi thích ứng và làm chủ trong các tình huống của cuộc sống. KNS của HSTH bao gồm một hệ thống nhiều kỹ năng cụ thể dựa trên các nguyên tắc: tương tác, trải nghiệm, tiến trình, thay đổi hành vi và thời gian - môi trường giáo dục.

Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của hoạt động GDKNS cho HSTH đó là công tác quản lý của nhà trường. Do vậy, hiệu trưởng với tư cách là người đứng đầu cần phải thực hiện tốt các chức năng quản lý của mình, chủ động trong tất cả các khâu của quá trình quản lý, từ việc lập kế hoạch, xây dựng lực lượng, tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá các lực lượng tham gia GDKNS cho học sinh. Nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức, kỹ năng về GDKNS cho tập thể đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên trong cơ sở, đồng thời trang bị các cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu của hoạt động GDKNS.

Trong chương 1, chúng tôi đã phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản về GDKNS, tầm quan trọng và các kỹ năng sống cơ bản cần được giáo dục cho học sinh cũng như công tác quản lý GDKNS cho HSTH. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để chúng tôi có cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh ở các trường tiểu học thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.

Chương 2

THỰCTRẠNGQUẢNHOẠTĐỘNG

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH

CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ AN KHÊ

2.1.1 Vị trí địa lý

Thị xã An Khê nằm ở phía Đông của tỉnh Gia Lai, trên quốc lộ 19, trục giao thông nối liền duyên hải miền Trung với Tây Nguyên, được chia tách và thành lập vào cuối năm 2003. Trong thời kỳ đổi mới và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, An Khê đã từng bước khẳng định là một đô thị trung tâm phía Đông của tỉnh Gia Lai.

Thị xã An Khê là một trong những cửa ngõ của Tây Nguyên nối liền với đồng bằng nên rất thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, liên kết phát triển sản xuất kinh doanh giữa các vùng miền trong khu vực và cả nước. Nằm trên quốc lộ 19 từ thị trấn Bình Định (An Nhơn) đi Pleiku, cách Pleiku 90 km, cách Quy Nhơn 79 km, nằm giữa 2 đèo An Khê (Giáp huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), Mang Yang (Giáp với huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) [1, tr.4].

Địa giới hành chính thị xã An Khê: Đông giáp tỉnh Bình Định; Tây và Nam giáp huyện Đakpơ; Bắc giáp huyện K’Bang và tỉnh Bình Định. Thị xã An Khê có 20.065,21 ha diện tích tự nhiên và 65.534 nhân khẩu; có 11 đơn vị hành chính xã, phường (05 xã:Tú An, Cửu An, Xuân An, Thành An, Song An; 6 phường: An Phước, Ngô Mây, An Tân, An Phú, Tây Sơn, An Bình).

2.1.2. Kinh tế - xã hội

Địa bàn dân cư rộng, kinh tế phát triển không đồng đều, thu nhập của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp; thương mại, dịch vụ chưa

phát triển nên đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn. Nhân dân An Khê không những có truyền thống lao động cần cù và đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm bất khuất mà còn có tinh thần hiếu học.

Đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú, tiếp thu các giá trị văn hóa tiên tiến và bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc Tây Nguyên. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhiều vấn đề xã hội phát sinh phức tạp, bất cập đặc biệt là các xã ở vùng dân tộc làng Bốt. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị xã luôn được giữ vững và ổn định. Dân số An Khê đang trong giai đoạn tương đối trẻ, nguồn lao động dồi dào là nguồn lực đáng kể để phát triển kinh tế - xã hội. Tổng diện tích gieo trồng đạt 9.422 ha (tăng 2,2% so với chỉ tiêu Nghị quyết). Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được phát triển sâu rộng và đạt được những kết quả tích cực. Công tác sưu tầm văn hóa phi vật thể, bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử được quan tâm, chú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)