8. Cấu trúc luận văn
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm
Tổng cộng, số phiếu phát ra là 70 phiếu, số phiếu thu vào là 70 phiếu, tỷ lệ 100%. * Nội dung khảo nghiệm nhận thức tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp. Qua điều tra chúng tôi thu được kết quả bảng 3.1.
Từ số liệu khảo sát bảng 3.1, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận sau: - Số người đánh giá mức độ “rất cần thiết” của 6 biện pháp có tỷ lệ bình quân là 56,4% và số người đánh giá ở mức độ “cần thiết” là 42%. Tổng cộng cả hai mức độ đó có tỷ lệ bình quân là 98,4%. Như vậy là ý kiến đồng thuận về tính cần thiết, phù hợp của các đối tượng về 6 biện pháp là sát với thực tiễn, có cơ sở khoa học để thực hiện mục tiêu của đề tài.
- Các biện pháp 1, 2, 3 có sự đồng thuận cao, chiếm 100% ở mức rất cần thiết và cần thiết, trong đó biện pháp 5 chiếm 57,1% mức rất cần thiết. Ngành GD đang có nhiều đổi mới mạnh mẽ, mang tính chiến lược với mục tiêu phải chuyển mạnh quá trình giáo dục từ “nặng” về truyền thụ kiến thức sang nền
GD “trọng” về hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của người học. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đẩy mạnh các hoạt động đánh giá khen thưởng, động viên tức là có nhiều sự quan tâm của lãnh đạo, hiệu quả hoạt động sẽ tăng cao.
Bảng 3.1: Đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Các biện pháp
Ý kiến đánh giá về mức độ cấp thiết và khả thi (N = 70) Tính cấp thiết % Tính khả thi % Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ thực hiện công tác GDKNS
68,6 31,4 0 0 61,4 38,6 0 0
Biện pháp 2: Kế hoạch hóa các hoạt động GDKNS cho học sinh các trường tiểu học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường
61,4 38,6 0 0 41,4 57,1 1,43 0
Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên thực hiện việc tích hợp GDKNS vào các môn học theo hướng dạy học tích cực và thông qua giáo dục NGLL.
55,7 44,3 0 0 45,7 48,6 5,71 0
Biện pháp 4: Tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng trong HĐGD KNS cho học sinh
47,1 50 2,86 0 32,9 64,3 2,86 0
Biện pháp 5: Đầu tư CSVC, tài
chính, tạo động lực cho GDKNS 57,1 41,4 1,43 0 44,3 51,4 2,86 1,43 Biện pháp 6: Đẩy mạnh công tác
kiểm tra, đánh giá công tác GD KNS cho HSTH
48,6 45,7 4,29 1,43 35,7 61,4 1,43 1,43
Bình quân 56,4 42 1,4 0,2 44 54 2,4 0,5
- Trong các ý kiến khảo nghiệm, vẫn có một số ý kiến cho rằng các biện pháp đưa ra là “ít khả thi”, “không khả thi”. Cụ thể, đối với biện pháp 3 có 5,71% ý kiến cho rằng “ít khả thi”, biện pháp 4,5 có 2,86% ý kiến cho rằng “ít khả thi” và 1,43% cho rằng “không khả thi” biện pháp 5,6. Điều này xuất phát từ thực tế, chúng ta thấy hiện nay một số trường việc tăng cường CSVC, nguồn tài chính cho công tác giáo dục nói chung và cho HĐGDKNS nói riêng là một vấn đề cực kỳ khó khăn (nguồn ngân sách nhà nước còn hạn chế, việc
huy động từ nguồn xã hội hóa là một bài toán khó cho các nhà quản lý). Nhìn chung, ý kiến khảo sát ở mức độ “ít khả thi” và “không khả thi” của 6 biện pháp là 2,9%. Thể hiện qua đánh giá tỷ lệ bình quân về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trên biểu đồ 3.1 và biểu đồ 3.2.
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ bình quân về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ bình quân về tính khả thi của các biện pháp đề xuất Tỷ lệ chung như vậy là một đánh giá khách quan bởi vì không có biện pháp nào là tối ưu. Mỗi biện pháp có những ưu thế và hạn chế riêng. Tuy nhiên, trong thực tế, các biện pháp đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, tùy theo điều kiện, tình hình thực tế của mỗi trường mà sử dụng các biện pháp quản lý một cách linh hoạt để nâng cao hiệu quả GDKNS cho HSTH.
Xét tỷ lệ đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp qua biểu đồ 3.3, chúng tôi thấy có 6 biện pháp đều được đánh giá cao. Tổng tỷ lệ “rất cấp thiết”, “cấp thiết”, “rất khả thi”, “khả thi” của cả 6 biện pháp là rất cao (tất cả trên 95%, cao nhất là biện pháp 1 với tỷ lệ 100%, thấp nhất là biện
pháp 6 là 95,7%). Điều này khẳng định các biện pháp được xây dựng trong đề tài đảm bảo tính khoa học, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn trong quá trình quản lý HĐGD KNS cho HSTH hiện nay.
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ bình quân về tính khả thi của các biện pháp đề xuất Như vậy, trong các biện pháp nêu trên, biện pháp “Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ thực hiện công tác GDKNS” là cấp thiết, có ý nghĩa nhất vì có nhận thức đúng thì mới có thái độ, hành động đúng. Biện pháp này quyết định cho sự thành công của các biện pháp khác. Biện pháp “Kế hoạch hóa các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường tiểu học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường” có ý nghĩa then chốt quyết định sự thành công của công tác quản lý GDKNS cho HS vì kế hoạch là thiết kế, vạch ra con đường đi cụ thể, rõ ràng để các lực lượng thực hiện, tổ chức các hoạt động GDKNS cho HS theo đúng mục tiêu, có thiết kế tốt thì việc thực hiện thi công mới đạt hiệu quả. Đây là biện pháp cấp thiết, tạo điều kiện để cho tất cả các biện pháp được thực hiện đồng bộ.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong công cuộc đổi mới hiện nay của đất nước ta khi yếu tố con người được coi trọng về tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần. Nhân cách của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Thực tế hiện nay ngành GD đã được nhà nước quan tâm đưa lên quốc sách hàng đầu thì việc dạy chữ nói chung và việc rèn KNS nói riêng là vấn đề đặc biệt quan trọng. Một nhà hiền triết đã nói “Khoa học mà không có hành vi đạo đức thì chỉ là sự tàn rụi của linh hồn” mà hành vi đạo đức đó chính là KNS của học sinh vì vậy việc thực hiện rèn KNS cho HS là cần thiết biết bao.
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục của nhà trường, góp phần hình thành một số năng lực cho học sinh nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho các em, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra. Hoạt động giáo dục KNS gắn nhà trường với thực tiễn, giúp các em mở rộng kiến thức, nảy nở những tình cảm tốt đẹp, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các em, biến quá trình giáo dục thành tự giác.
Trong điều kiện thực tế xã hội, nhiều biến động phức tạp hiện nay, công tác GDKNS cho HS đã được đặt ra cho các cấp quản lý, các LLGD, các tổ chức XH nhiều nhiệm vụ phải giải quyết. Nhà quản lý phải năng động, sáng tạo, phát huy mọi nguồn lực, huy động mọi lực lượng để tiến hành nhiều biện pháp, phương pháp trong công tác GDKNS vì một môi trường XH lành mạnh, vì sự phát triển của đất nước, vì yêu cầu của con người phát triển toàn diện trong tương lai. Những biện pháp chủ yếu trên được lựa chọn dựa trên những bức xúc, những yêu cầu của xã hội, góp phần giải quyết các điểm yếu đang tồn tại trong thực tế về quản lý GDKNS cho HS tại các trường tiểu học trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Có thể nói đó là hệ thống các biện pháp chủ yếu nhất có liên quan chặt chẽ với nhau, nhằm giải quyết đồng bộ các vấn đề cơ bản công tác GDKNS trên địa bàn thị xã.
Thực hiện tốt các nhóm biện pháp trên đây thì nhà trường sẽ GD được những KNS cần thiết cho HS, chống các tệ nạn xã hội đang từng ngày, từng giờ thâm nhập vào học đường, sẽ tạo môi trường lành mạnh, trong sáng để phát triển nhân cách của HS. Các biện pháp được thực hiện tập trung từ tri thức đến hành động, trên cơ sở xây dựng một cơ chế quản lý điều hành hiệu quả, kế hoạch được xây dựng phải cụ thể, phải rõ ràng, phải đúng mục tiêu, thu hút mọi lực lượng, các tổ chức xã hội tham gia, khai thác và tận dụng tối đa các nguồn lực vào sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác GDKNS cho học sinh tiểu học giảm thiểu học sinh vi phạm về đạo đức lối sống, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
1.1. Khung lý thuyết về quản lý GDKNS cho học sinh tiểu học gồm: khái niệm KNS; khái niệm GDKNS, khái niệm quản lý hoạt động GDKNS; nội hàm của lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDKNS theo định hướng giáo dục toàn diện.
1.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng KNS của HSTH và thực trạng quản lý GDKNS cho HSTH trên địa bàn thị xã An Khê, Gia Lai. Những thành công, hạn chế và mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDKNS cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã An khê, Gia Lai cho thấy:
Thực tiễn, hoạt động GDKNS và công tác quản lý hoạt động này ở các trường tiểu học trên địa bàn thị xã An Khê, Gia Lai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. Tuy nhiên, có trường chưa xây dựng được kế hoạch chi tiết cụ thể cho hoạt động, chưa có những biện pháp tích cực trong việc quản lý, tổ chức, chỉ đạo hoạt động GDKNS cho học sinh. Mặt khác, đội ngũ thực hiện công tác GDKNS chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm, kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động GDKNS còn hạn chế, họ lại chưa được trải qua các khóa tập huấn hoặc đào tạo. Vì vậy, hiệu quả hoạt động GDKNS của nhà trường chưa cao.
Nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp dẫn đến các hạn chế, bất cập nói trên của tập thể sư phạm là yếu kém của quản lý hoạt động GDKNS theo chủ nghĩa kinh nghiệm, không có sự thống nhất, đồng bộ, thiếu cơ sở pháp lý, thiếu cách tiếp cận khoa học, thiếu vắng các biện pháp đột phá trong việc thiết lập mục tiêu, xây dựng nội dung GDKNS, đổi mới hình thức tổ chức, công tác chỉ đạo, kiểm tra đánh giá còn lỏng lẻo. Quản lý GDKNS khó đảm bảo chất lượng, không theo kịp sự phát triển của khoa học quản lý và thực tiễn.
1.3. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng, tôn trọng các nguyên tắc về tính mục tiêu, tính thực tiễn, tính hệ thống và tính khả thi, luận văn đã đề xuất 06 biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh tiểu học theo định hướng giáo dục toàn diện:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV các trường tiểu học trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai về việc GDKNS cho HS trong giai đoạn hiện nay. Biện pháp 2: Kế hoạch hóa các HĐGDKNS cho học sinh các trường tiểu học thị xã An Khê phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên thực hiện việc tích hợp GDKNS vào các môn học theo hướng dạy học tích cực và thông qua giáo dục ngoài giờ lên lớp. Biện pháp 4: Tăng cường công tác phối hợp các lực lượng trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Biện pháp 5: Đầu tư xây dựng các điều kiện bổ trợ cho GDKNS.
Biện pháp 6: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá HĐGDKNS cho HSTH. Luận văn đã khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trên và kết quả cho phép khẳng định các biện pháp đề xuất là cần thiết, khả thi, có thể triển khai trong thực tiễn quản lý hoạt động GDKNS, góp phần nâng cao chất lượng GDKNS cho HSTH trên địa bàn thị xã An Khê, Gia Lai.
Luận văn có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh tiểu học. Những kết quả nghiên cứu đáp ứng tốt mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra.