Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 51 - 53)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Kinh tế xã hội

Địa bàn dân cư rộng, kinh tế phát triển không đồng đều, thu nhập của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp; thương mại, dịch vụ chưa

phát triển nên đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn. Nhân dân An Khê không những có truyền thống lao động cần cù và đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm bất khuất mà còn có tinh thần hiếu học.

Đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú, tiếp thu các giá trị văn hóa tiên tiến và bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc Tây Nguyên. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhiều vấn đề xã hội phát sinh phức tạp, bất cập đặc biệt là các xã ở vùng dân tộc làng Bốt. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị xã luôn được giữ vững và ổn định. Dân số An Khê đang trong giai đoạn tương đối trẻ, nguồn lao động dồi dào là nguồn lực đáng kể để phát triển kinh tế - xã hội. Tổng diện tích gieo trồng đạt 9.422 ha (tăng 2,2% so với chỉ tiêu Nghị quyết). Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được phát triển sâu rộng và đạt được những kết quả tích cực. Công tác sưu tầm văn hóa phi vật thể, bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử được quan tâm, chú trọng. Vào mùng 5 Tết hàng năm, khu di tích Tây Sơn Thượng Đạo tổ chức cho CBGVNV và nhân dân ôn lại truyền thống hào hùng của ba anh em Tây Sơn Nguyễn Huệ.

Với sự chăm lo của Đảng bộ và chính quyền các cấp, hệ thống điện, đường, trường, trạm ngày càng được đầu tư và phát triển, đời sống nhân dân ngày một đi lên, góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt của thị xã trong thời kì mới. Là địa phương có truyền thống văn hoá lâu đời, nhân dân cần cù, sáng tạo trong lao động, mặt bằng dân trí ngày một nâng lên, con em An Khê đã biết phát huy truyền thống hiếu học của cha ông vươn lên học tập sáng tạo góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng quê hương đất nước [1, tr.5-8].

Bởi vậy, tuy rất cố gắng song đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học còn hạn chế, nguồn kinh phí chủ yếu từ đóng góp của nhân dân và các dự án cấp trên. Vì thế, mặc dù rất tích cực nhưng việc huy động các nguồn lực xã

hội đầu tư xây dựng CSVC cho giáo dục gặp không ít khó khăn. Nhất là trong công tác GDKNS cho học sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân nên công tác giáo dục toàn diện thật sự là một khó khăn lớn.

Thực hiện đổi mới quê hương trong thời kì hội nhập, Đảng bộ và nhân dân thị xã An Khê luôn phát huy những thuận lợi, khắc phục khó khăn, tìm hướng đi đúng đắn cho sự phát triển chung, trong đó có sự phát triển của GD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)