Tổ chức giáo dục kỹ năng sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 37 - 43)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Tổ chức giáo dục kỹ năng sống

Điều 15, Luật Giáo dục nêu rõ: "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục". Điều 16 nêu: "CBQL giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các HĐGD"[40].

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội: Gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của con người. Cha mẹ là người thầy giáo, là nhà sư phạm đầu tiên giáo dục cho con cái mình những phẩm chất nhân cách cơ bản làm nền tảng cho quá trình phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thể lực. Điều đó cho ta thấy vai trò của giáo dục gia đình là cực kỳ quan trọng. Thế nhưng, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, với áp lực của

thời đại "công nghiệp" làm cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình ngày càng lỏng lẻo. Cha mẹ không thể dành nhiều thời gian để quan tâm, gần gũi đối với con cái. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự hư hỏng của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần dành thời gian để tìm hiểu những tâm tư, nguyện vọng của con, gần gũi và chia sẻ với con những điều con cảm thấy vướng mắc, khó khăn, tiếp thêm cho con sức mạnh và bản lĩnh để ứng phó với các tình huống trong cuộc sống.

Giáo dục nhà trường là hoạt động giữ vai trò chủ đạo trong các trường hợp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo mục đích, nội dung, phương pháp có chọn lọc trên cơ sở khoa học và thực tiễn nhất định, được tiến hành có tổ chức, tác động trực tiếp, có hệ thống đến sự hình thành và phát triển của nhân cách. Mặt khác, nội dung, chương trình SGK (nói chung) còn thiên về mặt lý luận mà thiếu tính thực tiễn. Bên cạnh đó, trong các nhà trường hiện nay chưa có chuẩn kiến thức hay tài liệu khoa học hướng dẫn về KNS dành cho học sinh. Hơn nữa, việc thiếu đội ngũ GV chuyên trách được đào tạo bài bản, đúng quy định (đào tạo chính quy kiến thức về tâm lý học đường, kiến thức về KNS) đã ảnh hưởng không ít đến chất lượng, hiệu quả GDKNS cho HS [20].

Học sinh không chỉ nhận được sự giáo dục của nhà trường, gia đình mà còn chịu sự tác động của các mối quan hệ xã hội khác. GD môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, văn minh là điều kiện thuận lợi cho GDKNS và hình thành nhân cách HS. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: "Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình ngược lại, sẽ có ảnh hưởng không tốt đến trẻ và kết quả cũng không tốt. Cho nên muốn GD các cháu trở thành người tốt, nhà trường, gia đình, đoàn thể, xã hội đều phải kết hợp chặt chẽ với nhau". Cho nên, GDKNS cần tổ chức theo các hình thức sau:

* Giáo dục KNS cho học sinh tiểu học qua các giờ học trên lớp

Giáo dục KNS cho HSTH thông qua các môn học là một hình thức GD

để thực hiện mục tiêu các hoạt động GD nói chung và thực hiện mục tiêu của HĐGDKNS nói riêng. Do đó, các trường căn cứ vào điều kiện cụ thể của nhà trường để quản lý triển khai GDKNS qua một số môn học và các hoạt động GD. Bởi KNS không phải tự nhiên, sinh ra đã có mà được hình thành và phát triển trong cuộc sống thực tiễn, thông qua các hoạt động học tập, rèn luyện, lĩnh hội của mỗi cá nhân. Với HSTH còn rất non nớt về kinh nghiệm sống, kỹ năng sống. Nếu không được GDKNS, các em sẽ thiếu mạnh dạn, tự tin (hoặc hiếu thắng), dễ bị vấp trong quan hệ với bạn bè và những người xung quanh, không biết tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người tin cậy khi gặp khó khăn; thiếu khả năng phân tích, tư duy sáng tạo, thường khó khăn, lúng túng; thiếu khả năng tự bảo vệ. Do đó, các em có thể sẽ bị lạm dụng, bị tổn thương, bị tai nạn thương tích, dễ bị lôi kéo vào các hành vi có hại cho sự phát triển thể chất và tinh thần của các em.

Trong chương trình, môn Tiếng Việt có nhiều bài học có thể GDKNS cho các em, đó là các kỹ năng giao tiếp xã hội, như: Viết thư, Điền vào giấy tờ in sẵn, Giới thiệu địa phương,... được lồng ghép cụ thể qua các tình huống giao tiếp. Môn Đạo đức cũng có tiềm năng rất lớn trong GDKNS cho HS tất cả các khối lớp, từ lớp 1 đến lớp 5, bởi bản thân nội dung môn Đạo đức đã bao hàm nội dung GDKNS như: kỹ năng giao tiếp, trình bày suy nghĩ ý tường, tự nhận thức, xác định giá trị, thể hiện sự cảm thông, thể hiện sự tự tin, hợp tác, tư duy sáng tạo, tìm kiếm và xử lí thông tin, kiểm soát cảm xúc, đảm nhận trách nhiệm, thương lượng, đặt mục tiêu, kiên định, từ chối, tìm kiếm sự hỗ trợ [47].

* Giáo dục KNS cho HSTH thông qua các HĐGD ngoài giờ lên lớp

HSTH là lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên, sống bằng tình cảm. Vì thế, HĐ GDKNS lại càng cần thiết và quan trọng nhằm giúp trẻ làm quen với các hoạt động, tích lũy dần dần những kinh nghiệm thực tiễn của cuộc sống. Đồng thời, HĐGDNGLL cũng đáp ứng những nhu cầu, quyền lợi của trẻ và đây cũng

là con đường để giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện nhân cách [48].

Thông qua lựa chọn nội dung giáo dục HĐGDNGLL sẽ giúp HS biết quan tâm hơn đến những vấn đề thời sự, cập nhật, mang hơi thở của cuộc sống hiện đại (biến đổi khí hậu, hiện tượng nóng lên toàn cầu,...) cũng như biết trân trọng những giá trị truyền thống (không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, Tết Nguyên đán,...), tạo cơ hội để HS trở thành một phần của đất nước [38].

Hoạt động GDKNS thông qua các hoạt động GDNGLL là một bộ phận cấu thành trong hoạt động dạy học và giáo dục, không phải là một hoạt động "phụ khoá" trong nhà trường mà là một bộ phận quan trọng ở nhà trường hiện nay. Hoạt động này là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường với xã hội. Qua hoạt động, nhà trường có điều kiện để phát huy vai trò tích cực của mình đối với cuộc sống như: các hoạt động lao động xã hội, VHVN để phục vụ cuộc sống, xã hội, gắn nhà trường với địa phương.

Tổ chức HĐGDKNS phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trường, của địa phương, đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn đặt ra và gắn với các chủ đề. Phải đa dạng hóa các HĐGDKNS, khắc phục tính đơn điệu, lặp đi lặp lại một vài hình thức đã quá quen thuộc và gây sự nhàm chán, tẻ nhạt đối với các em. Trong quá trình thực hiện, GV và HS cần tiến hành một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, với năng lực, hứng thú nguyện vọng của các em. Nội dung HĐGDNGLL ở trường tiểu học được cụ thể hóa thành các chủ đề phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện học tập, rèn luyện của học sinh trong năm học:

THỜI GIAN

CHỦ ĐIỂM

NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC

HOẠT ĐỘNG KỸ NĂNG GIÁO DỤC

Tháng 9/2016

Em yêu trường

em

- Nghe nói chuyện về ý nghĩa tên trường - Tổ chức hội thi “Tìm hiểu luật An toàn giao thông đường bộ”

- KN đảm nhận trách nhiệm; KN hoạt động đội, nhóm; KN hợp tác... Tháng 10/2016 GD truyền thống nhà trường

- Phát động phong trào quyên góp vở, quần áo, tặng học sinh, các bạn có hoàn cảnh khó khăn

- Tổ chức hội thi: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông; KN làm chủ bản thân. - KN thể hiện sự tự tin. Tháng 11/2016 Kính yêu thầy cô giáo

- Phát động phong trào Chào mừng ngày

Nhà giáo Việt Nam. Tổ chức thi: Hát mừng

thầy cô. Làm báo ảnh chủ đề về thầy cô, mái

trường. Sinh hoạt tập thể kỉ niệm ngày 20/11

- KN đảm nhận trách nhiệm; KN hoạt động đội, nhóm; Kỹ năng văn nghệ. Kỹ năng hợp tác. Tháng 12/2016 Uống nước nhớ nguồn

- Tìm hiểu về truyền thống quân đội, nghe nói chuyện về anh bộ đội Cụ Hồ - Tập hát những bài hát về anh bộ đội.

- KN lắng nghe tích cực. - Kỹ năng văn nghệ. Tháng 1,2/2017 Giáo dục truyền thống dân tộc

- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về truyền thống địa phương

- Sinh hoạt tập thể kỷ niệm ngày 3/2, nghe nói về truyền thống quê hương, đất nước, Đảng.

- Kỹ năng lắng nghe tích cực; Kỹ năng giao tiếp. - Kỹ năng điều khiển các hoạt động tập thể.

Tháng 3/2017

Kính yêu mẹ và cô

- Thi kể chuyện về bà, mẹ, các vị nữ anh hùng dân tộc. Thi vẽ chủ đề về ngày 8/3 - Giao lưu văn nghệ - trò chơi dân gian - Tổ chức hội thi: “Hoa Trạng nguyên”,

Ngày Hội Mỹ thuật”.

- Kỹ năng xác định giá trị. Kỹ năng sáng tạo - Kỹ năng văn nghệ, vui chơi; Kỹ năng giải quyết vấn đề...

Tháng 4/2017

Hòa bình hữu nghị

- Tổ chức cuộc thi sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về cuộc sống của thiếu nhi các nước trên thế giới. - Tổ chức hội thi: Tài năng tin học, Giao lưu Tiếng Anh, Ngày Hội đọc sách, Ngày hội chúng em với văn hoá nghệ thuật,...

-Kỹ năng xác định giá trị - Kỹ năng thể hiện sự tự tin,... Tháng 5/2017 Kính yêu Bác Hồ

- Sinh hoạt tập thể kỷ niệm ngày sinh nhật Bác: Nghe kể chuyện về Bác Hồ. Tìm hiểu về BH với thiếu nhi Việt Nam. - Tổ chức hội thi: “Chúng em kể chuyện

Bác Hồ”.

- Kỹ năng lắng nghe tích cực.

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin.

* Giáo dục KNS cho HSTH học thông qua các hoạt động trải nghiệm

Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, tình hình cụ thể của mỗi trường, mỗi địa phương có thể tiến hành hoạt động GDKNS cho HS thông qua các hoạt động trải nghiệm theo những hình thức chính sau:

Hoạt động chính trị, xã hội, đạo đức, pháp luật: Với HĐGDKNS, một yêu cầu rất cơ bản là giáo dục tư tưởng chính trị cho học sinh. Ở giai đoạn

hiện nay, làm việc này thật khó. Chúng ta không thể tập hợp các em để phổ biến Chỉ thị, Nghị quyết, vì làm như thế hiệu quả sẽ thấp. Muốn có hiệu quả cao cần phải thông qua hoạt động văn hoá, xã hội, qua đoàn thể mà tiến hành, có như vậy nó sẽ đi vào lòng HS từ từ mà bền vững.

Thông qua những hoạt động tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn: Ngày Nhà giáo Việt Nam, thành lập Đảng, sinh nhật Bác, thành lập Đội,...; Giúp đỡ gia đình neo đơn, HS nghèo vượt khó nhằm giáo dục tư tưởng chính trị, hình thành nhiều phẩm chất khác ở các em: tính đoàn kết gắn bó, yêu thương con người, tự hào về quê hương đất nước,...

Hoạt động văn hoá - nghệ thuật: Thực chất của hoạt động văn hóa nghệ thuật là bồi dưỡng, làm phong phú thêm đời sống tinh thần, bồi dưỡng lòng khao khát cái đẹp, đem cái đẹp vào cuộc sống. Biết thưởng thức cái đẹp để có hành động đẹp [34]. Vui chơi, giải trí là nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời giúp tinh thần các em thoải mái sau những giờ học căng thẳng, góp phần rèn luyện một số phẩm chất: tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy và trò. Cần tổ chức các cuộc thi mang tính chất văn hoá giáo dục như: Nét đẹp đội viên, chỉ huy đội giỏi, thi giới thiệu sách, thi kể chuyện về Bác Hồ, thi vẽ tranh,...Đây là một hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của HSTH. Các hoạt động này góp phần hình thành cho các em kỹ năng mạnh dạn, tự tin trước đám đông.

Hoạt động lao động công ích, xã hội: Các hoạt động mang tính xã hội: tổ chức ủng hộ HS vùng khó khăn, giao lưu với HS khuyết tật, trẻ mồ côi, các hoạt động từ thiện: vòng tay bè bạn, giúp nhau cùng tiến,…Hoạt động lao động công ích nhằm GDHS ý thức góp phần xây dựng quê hương như: tham gia chăm sóc cây xanh xung quanh trường, lao động quét dọn, chăm sóc "Di tích lịch sử địa phương" làm cho trẻ hiểu thêm về giá trị lao động. Từ đó giúp trẻ có ý thức lao

động lành mạnh, vận dụng vào đời sống thực tế như: trực nhật, vệ sinh lớp học,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)