Phương pháp phân hủy bằng natri naphtalit

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xúc tác lưỡng kim loại trên cơ sở pd cho quá trình hydrodeclo hóa tetracloetylen (Trang 26 - 27)

Phương pháp này chủ yếu được sử dụng để xử lý các hợp chất PCB trong pha lỏng. Cơng ty Goodyear Tire và Rubber đã nghiên cứu và đề xuất phương pháp này để xử lý PCB trong các máy sản xuất dầu biến thế và các chất lỏng truyền nhiệt theo quy trình mơ tả trên hình 1.7 [30].

Hình 1.7. Sơ đồ xử lý PCB theo phương pháp phân hủy bằng natrinaptalit

Tác nhân phản ứng được chuẩn bị bằng quá trình phân tán natri nĩng chảy trong dầu nĩng để tạo ra các giọt nhỏ phân tán đều và cĩ hoạt tính cao. Hỗn hợp được khuấy liên tục và sau đĩ làm lạnh nhanh đến nhiệt độ phịng để tạo ra các hạt natri hình cầu nhỏ, sáng màu. Sau đĩ, naptalen và tetrahydrofuran được thêm vào hỗn hợp trên để tạo natri naptalit. Hỗn hợp này được khuấy trong khoảng thời gian từ 1÷4 giờ để tạo thành dung dịch đồng thể. Dẫn tác nhân này vào bể chứa chất lỏng nhiễm PCB. Khi đĩ, natri naptalit sẽ bẻ gãy liên kết R–Cl trong PCB để tạo thành NaCl và các ion hydro. Phản ứng được tiến hành ở nhiệt độ phịng, thời gian phản ứng 5 phút với tỷ lệ mol naptalit/clo là 50/100.

Ưu điểm của phương pháp này là hiệu suất của quá trình xử lý cao, loại bỏ được 98% PCB cĩ trong chất lỏng truyền nhiệt với nồng độ PCB ban đầu 82 ppm.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp lànguy cơ cháy nổ cao vì Na tác dụng với nước sinh H2 dĩ đĩ phải sử dụng khí trơ N2 để tạo lớp phủ ngăn cản việc tạo thành hỗn hợp nổ giữa hydro và oxy. Mặt khác, naptalen là hợp chất cĩ thể gây phá hủy hồng cầu, đã được Cục bảo vệ Mơi trường Hoa Kỳ (EPA) khuyến cáo hạn chế sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xúc tác lưỡng kim loại trên cơ sở pd cho quá trình hydrodeclo hóa tetracloetylen (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)